Cúm có thể bị lây dễ dàng khi mang bầu với các triệu chứng: Sốt; sổ (nghẹt) mũi; ho; đau đầu; ớn lạnh; đau nhức cơ bắp; mệt mỏi; mất cảm giác ngon miệng…
Tác hại
Tác hại của cúm: Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng do các virus cúm nói chung gây ra, dẫn đến mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể làm cho thai bị hỏng, sảy thai.
Cũng theo báo cáo hằng năm của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 14% bé bị tâm thần phân liệt ảnh hưởng từ việc mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai.
Còn theo bác sĩ Phó Đức Nhuận (bệnh viện Phụ sản Trung ương), các loại virus nói chung và virus cúm tuy có thể là một trong những nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi nhưng nếu thai nhi bị dị tật thì nguyên nhân gây bệnh chưa chắc đã là do virus gây ra.
Tác hại của sốt: Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%). Nếu mẹ bị mắc các bệnh có triệu chứng sốt trong thời gian này cũng có thể làm tăng 80% khả năng bé bị dị tật tim (so với các mẹ mang thai khác), đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.
Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt. Vì vậy, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe mà mẹ có thể bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu.
Ngoài ra, việc mẹ dùng các loại thuốc chữa ho, cảm hoặc thuốc giảm đau trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng dễ gây các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp ở ruột của bé (chẳng hạn như bé bị tật nứt bụng hoặc hẹp ruột non…).
11 cách phòng cúm khi mang thai
Ăn sữa chua và rau quả hàng ngày; thường xuyên đi bộ, hít thở không khí trong lành… có thể giúp thai phụ ngăn ngừa cảm cúm.
1. Tránh sờ tay lên mặt: Virus gây cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cúm.
Khi đưa tay lên mặt, vô tình, mẹ đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế ôm, bế và cho bàn tay các bé chạm vào mặt mình để đề phòng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Các loại virus gây cúm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu mẹ chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người.
Vì vậy, mẹ nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.
3. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho: Bởi vì thời điểm mẹ hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi mẹ ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu mẹ lấy tay che miệng.
Tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị một chiếc khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, mẹ nên vứt chiếc khăn giấy ấy ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, mẹ nên quay mặt về phía không có người khi cơn hắt hơi hoặc cơn ho chuẩn bị xuất hiện.
4. Uống nhiều nước: Mẹ nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ mẹ đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, mẹ cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp mẹ phòng chống bệnh.
5. Bổ sung rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cúm.
6. Ăn sữa chua: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cúm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
7. Tránh xa khói thuốc: Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.
8. Nói không với đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.
9. Hít thở không khí trong lành: Thời tiết nóng hay lạnh quá khiến mẹ ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cúm ở thai phụ do virus gây cúm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày thời tiết xấu, nếu không, mẹ cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cúm.
10. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.
11. Tiêm phòng: Trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên đi tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và thai nhi.
Mũi tiêm phòng cúm và mũi 3 trong 1 (phòng sởi – quai bị - rubella) hiện nay khá phổ biến. Mẹ có thể liên hệ với các trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện chuyên khoa sản… để được tiêm phòng.
Cách điều trị
Khi mẹ bị cúm và không sốt: Khi mẹ bị cúm, điều quan trọng nhất là mẹ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Mẹ không nên tự mua thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Nếu chẳng may bị cúm trong thai kỳ (đặc biệt là những tháng đầu), mẹ không nên tự ý quyết định phá thai mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Trên thị trường hiện tại đang có bán một số loại cảm xuyên hương có ghi trên bao bì áp dụng cho thai phụ và sản phụ đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào chứng nhận và kiểm định điều này, vì vậy mẹ không nên dùng các loại cảm xuyên hương khi bị cúm.
Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tất cả những dị tật bên trong và bên ngoài của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn cần thiết cho mẹ.
Nếu mẹ bị cúm, kèm sốt: Trường hợp này, mẹ cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là mẹ nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất. Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, mẹ cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).
Khoa học đã chứng minh rằng tỷ lệ khuyết tật tim ở bé sẽ giảm đi đáng kể khi mẹ bị sốt, cảm nhưng có uống bổ sung hỗn hợp vitamin từ 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ.
Khi mẹ bị sốt, mẹ cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể mẹ bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay mẹ bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B… mà lại tưởng là bị cúm). Tùy theo tình trạng của mẹ, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Nếu mẹ chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24 đến 48 tiếng. Mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh. Mẹ cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả mẹ và bé.
Nếu mẹ bị cúm kèm ho: Đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ nên cẩn thận với các loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Một vài loại thuốc ho có thể bị cấm một vài ngày trước khi mẹ trở dạ vì có thể gây ảnh hưởng đến bé yêu. Mẹ cần tránh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc và tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹ cũng có thể pha hỗn hợp mật ong với chanh và uống ấm để giảm ho. Mẹ cũng có thể ngậm viên ngậm chữa ho hoặc dùng thuốc ho thảo dược, có mật ong nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Nếu mẹ bị cúm, kèm nghẹt mũi: Mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để làm giảm bớt triệu chứng.
Mẹ hãy thử hít hơi nước nóng. Thêm 2-3 giọt dầu khuynh diệp vào bát nước nóng. Chùm một chiếc khăn lên đầu và cúi xuống bát nước, hít hơi nước bốc lên. Mẹ cũng có thể bật vòi hoa sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm khoảng 10 phút.
Để giảm nghẹt mũi ban đêm hoặc khi đi ra ngoài, hãy nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào khăn giấy và hít thường xuyên. Mẹ cũng có thể thử ăn một số loại bánh kẹo bạc hà.
(Mevabe)
Tác hại
Tác hại của cúm: Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng do các virus cúm nói chung gây ra, dẫn đến mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể làm cho thai bị hỏng, sảy thai.
Cũng theo báo cáo hằng năm của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 14% bé bị tâm thần phân liệt ảnh hưởng từ việc mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai.
Còn theo bác sĩ Phó Đức Nhuận (bệnh viện Phụ sản Trung ương), các loại virus nói chung và virus cúm tuy có thể là một trong những nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi nhưng nếu thai nhi bị dị tật thì nguyên nhân gây bệnh chưa chắc đã là do virus gây ra.
Tác hại của sốt: Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%). Nếu mẹ bị mắc các bệnh có triệu chứng sốt trong thời gian này cũng có thể làm tăng 80% khả năng bé bị dị tật tim (so với các mẹ mang thai khác), đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.
Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt. Vì vậy, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe mà mẹ có thể bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu.
Ngoài ra, việc mẹ dùng các loại thuốc chữa ho, cảm hoặc thuốc giảm đau trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng dễ gây các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp ở ruột của bé (chẳng hạn như bé bị tật nứt bụng hoặc hẹp ruột non…).
11 cách phòng cúm khi mang thai
Ăn sữa chua và rau quả hàng ngày; thường xuyên đi bộ, hít thở không khí trong lành… có thể giúp thai phụ ngăn ngừa cảm cúm.
1. Tránh sờ tay lên mặt: Virus gây cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cúm.
Khi đưa tay lên mặt, vô tình, mẹ đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế ôm, bế và cho bàn tay các bé chạm vào mặt mình để đề phòng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Các loại virus gây cúm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu mẹ chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người.
Vì vậy, mẹ nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.
3. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho: Bởi vì thời điểm mẹ hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi mẹ ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu mẹ lấy tay che miệng.
Tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị một chiếc khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, mẹ nên vứt chiếc khăn giấy ấy ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, mẹ nên quay mặt về phía không có người khi cơn hắt hơi hoặc cơn ho chuẩn bị xuất hiện.
4. Uống nhiều nước: Mẹ nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ mẹ đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, mẹ cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp mẹ phòng chống bệnh.
5. Bổ sung rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cúm.
6. Ăn sữa chua: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cúm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
7. Tránh xa khói thuốc: Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.
8. Nói không với đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.
9. Hít thở không khí trong lành: Thời tiết nóng hay lạnh quá khiến mẹ ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cúm ở thai phụ do virus gây cúm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày thời tiết xấu, nếu không, mẹ cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cúm.
10. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.
11. Tiêm phòng: Trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên đi tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và thai nhi.
Mũi tiêm phòng cúm và mũi 3 trong 1 (phòng sởi – quai bị - rubella) hiện nay khá phổ biến. Mẹ có thể liên hệ với các trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện chuyên khoa sản… để được tiêm phòng.
Cách điều trị
Khi mẹ bị cúm và không sốt: Khi mẹ bị cúm, điều quan trọng nhất là mẹ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Mẹ không nên tự mua thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Nếu chẳng may bị cúm trong thai kỳ (đặc biệt là những tháng đầu), mẹ không nên tự ý quyết định phá thai mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Trên thị trường hiện tại đang có bán một số loại cảm xuyên hương có ghi trên bao bì áp dụng cho thai phụ và sản phụ đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào chứng nhận và kiểm định điều này, vì vậy mẹ không nên dùng các loại cảm xuyên hương khi bị cúm.
Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tất cả những dị tật bên trong và bên ngoài của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn cần thiết cho mẹ.
Nếu mẹ bị cúm, kèm sốt: Trường hợp này, mẹ cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là mẹ nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất. Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, mẹ cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).
Khoa học đã chứng minh rằng tỷ lệ khuyết tật tim ở bé sẽ giảm đi đáng kể khi mẹ bị sốt, cảm nhưng có uống bổ sung hỗn hợp vitamin từ 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ.
Khi mẹ bị sốt, mẹ cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể mẹ bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay mẹ bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B… mà lại tưởng là bị cúm). Tùy theo tình trạng của mẹ, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Nếu mẹ chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24 đến 48 tiếng. Mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh. Mẹ cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả mẹ và bé.
Nếu mẹ bị cúm kèm ho: Đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ nên cẩn thận với các loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Một vài loại thuốc ho có thể bị cấm một vài ngày trước khi mẹ trở dạ vì có thể gây ảnh hưởng đến bé yêu. Mẹ cần tránh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc và tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹ cũng có thể pha hỗn hợp mật ong với chanh và uống ấm để giảm ho. Mẹ cũng có thể ngậm viên ngậm chữa ho hoặc dùng thuốc ho thảo dược, có mật ong nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Nếu mẹ bị cúm, kèm nghẹt mũi: Mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để làm giảm bớt triệu chứng.
Mẹ hãy thử hít hơi nước nóng. Thêm 2-3 giọt dầu khuynh diệp vào bát nước nóng. Chùm một chiếc khăn lên đầu và cúi xuống bát nước, hít hơi nước bốc lên. Mẹ cũng có thể bật vòi hoa sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm khoảng 10 phút.
Để giảm nghẹt mũi ban đêm hoặc khi đi ra ngoài, hãy nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào khăn giấy và hít thường xuyên. Mẹ cũng có thể thử ăn một số loại bánh kẹo bạc hà.
(Mevabe)