Ngò om có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột…
Ngò om còn gọi là rau ngổ, rau om, ngổ thơm, thạch long vĩ… tên khoa học Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Nghiên cứu hiện đại ghi nhận trong 100g ngò om có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%) – chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Theo đông y, ngò om có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, chống lão hoá, ngừa ung thư…
Một số kinh nghiệm trị bệnh bằng ngò om:
Cảm ho: dùng 20g ngò om tươi, rửa sạch, sắc uống. Trường hợp ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ, lấy 50g ngò om rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, thêm 3 – 5 hột muối hột, uống lúc sáng mới tỉnh dậy, liên tục 10 – 15 ngày.
Sổ mũi: dùng 15 – 30g ngò om tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Sỏi thận: 20 – 30g cây tươi, rửa sạch, giã ra, thêm nước uống, dùng cây khô với liều ít hơn, sắc nước uống.
Đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy 500g ngò om tươi, rửa sạch, 500g mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc hai thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm hai lần, uống hết trong ngày.
Trị viêm tấy, đau nhức: lấy một nắm ngò om tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn.
Ths.BS Võ Thị Thu
Kinh nghiệm trị bệnh bằng ngò om * Tin Sức Khỏe.
Ngò om còn gọi là rau ngổ, rau om, ngổ thơm, thạch long vĩ… tên khoa học Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Nghiên cứu hiện đại ghi nhận trong 100g ngò om có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%) – chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Theo đông y, ngò om có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, chống lão hoá, ngừa ung thư…
Một số kinh nghiệm trị bệnh bằng ngò om:
Cảm ho: dùng 20g ngò om tươi, rửa sạch, sắc uống. Trường hợp ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ, lấy 50g ngò om rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, thêm 3 – 5 hột muối hột, uống lúc sáng mới tỉnh dậy, liên tục 10 – 15 ngày.
Sổ mũi: dùng 15 – 30g ngò om tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Sỏi thận: 20 – 30g cây tươi, rửa sạch, giã ra, thêm nước uống, dùng cây khô với liều ít hơn, sắc nước uống.
Đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy 500g ngò om tươi, rửa sạch, 500g mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc hai thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm hai lần, uống hết trong ngày.
Trị viêm tấy, đau nhức: lấy một nắm ngò om tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn.
Ths.BS Võ Thị Thu
Theo SGTT.vn
Kinh nghiệm trị bệnh bằng ngò om * Tin Sức Khỏe.