Sự phong phú về chủng loại cùng nhiều thông tin quảng cáo sản phẩm gây khó khăn cho chị em trong việc chọn nước vệ sinh phụ nữ.
“Bác sĩ ơi, cho em loại thuốc rửa nào tốt tốt cho mau hết bệnh”, “Bác sĩ ơi, sao em thử nhiều loại thuốc rửa rồi vẫn không hết bệnh?”… là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi đến khám phụ khoa.
Cùng với sự phát triển thị trường hàng hóa tiêu dùng, ngày càng có nhiều loại dung dịch vệ sinh dành cho phụ nữ. Sự phong phú về chủng loại, đa dạng về giá cả và chất lượng cùng khá nhiều thông tin quảng cáo sản phẩm càng gây khó khăn cho chị em trong việc chọn lựa sản phẩm có hiệu quả và vừa với túi tiền.
Sạch quá hóa hại
Trong việc giữ gìn vệ sinh của phụ nữ, vẫn có quan niệm sai lầm là cần rửa sạch âm đạo hàng ngày, nhằm loại bỏ huyết trắng cùng các tác nhân gây bệnh.
Thật ra, âm đạo có thể xem như một khoang hở của cơ thể thông với bên ngoài. Do đó, sự hiện diện vi khuẩn trong âm đạo là điều tự nhiên. Đặc biệt, có những loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể, nhất là nhóm Lactobaccilus, khi phát triển sẽ tạo ra môi trường pH thích hợp cho âm đạo. Tất cả các vi sinh vật này, dưới ảnh hưởng của dịch tiết âm đạo (dịch tiết đường sinh dục thay đổi tuỳ theo tình trạng nội tiết sinh dục nữ, có nghĩa là thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt), sẽ chung sống hoà bình với nhau.
Huyết trắng là chất dịch tiết của đường sinh dục, xác của tế bào chết bị bong ra cùng các vi khuẩn. Như vậy, có huyết trắng không đồng nghĩa với viêm nhiễm đường sinh dục (khi huyết trắng kèm theo máu, có mùi khó chịu hay cảm giác ngứa, rát, đau trên đường sinh dục hoặc kèm các triệu chứng của đường tiểu thì mới cần điều trị).
Động tác ngâm rửa âm đạo sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn có ích và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ, làm viêm nhiễm âm đạo. Vì vậy, việc thụt rửa âm đạo là thói quen không tốt, không đem lại lợi ích, nếu không nói gây hại cho phụ nữ. Việc ngồi ngâm vùng kín trong các loại dung dịch vệ sinh cũng không đem lại lợi ích trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
Các dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ dùng để vệ sinh phía ngoài, không dùng để thụt rửa âm đạo hay để pha ngâm vùng kín, như cách nay vài mươi năm theo quan điểm y khoa xưa, khi chưa phát hiện vai trò của các chủng vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo. Chưa kể vùng sinh dục của phụ nữ khá nhạy cảm với các dung dịch có độ kiềm cao, trong khi các loại dung dịch rửa vệ sinh thường có độ kiềm 3 – 5 pH.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, vẫn có thể dùng các loại xà bông tắm hàng ngày, nên chọn loại có tính kiềm nhẹ. Một số cô bác lớn tuổi vẫn có thói quen dùng nước muối làm vệ sinh khi vùng kín ngứa ngáy. Một số bác sĩ lớn tuổi tầm 60 – 70 cũng thường khuyên bệnh nhân dùng nước rửa pha muối, pha phèn chua hay thuốc tiêu mặn tuỳ theo tình trạng bệnh lý.
Nước pha phèn sẽ có độ pH kiềm, trong khi pha thuốc tiêu mặn (dùng làm mềm thức ăn) – thật ra là bicarbonate natri – sẽ tạo nước có độ pH axít, tương ứng với các trường hợp viêm âm đạo do nấm hay do trùng roi. Ngày nay, quan niệm thực hành này không còn thích hợp.
Thuốc rửa hiệu quả nhất: nước sạch!
Nước dùng trong vệ sinh hàng ngày chỉ cần là nước sạch, chứ không cần nấu chín để nguội như một số phụ nữ quá cẩn thận. Ở nơi có nước máy, có thể dùng ngay nước từ vòi. Nơi dùng nước giếng đóng, nếu có thể dùng nước nấu ăn ngay sau khi lấy lên, thì cũng có thể dùng ngay nước đó làm vệ sinh. Ở những vùng nhiều phèn, nên dùng nước đã lắng phèn để vệ sinh.
Điều quan trọng là cần giữ khô, thoáng vùng kín. Sau mỗi lần tiêu, tiểu, nên rửa sạch vùng kín theo chiều từ trước ra sau (nhằm tránh lây nhiễm từ đường hậu môn sang), rửa sạch tay trước và sau khi làm vệ sinh, thấm khô vùng kín nếu làm vệ sinh bằng nước. Quần lót nên dùng loại cotton thấm nước để tạo sự thoáng mát, tuy khó giặt sạch hơn các loại vải thun. Khi hành kinh, nên thay băng và làm vệ sinh vùng kín thường xuyên.
AloBacsi.
“Bác sĩ ơi, cho em loại thuốc rửa nào tốt tốt cho mau hết bệnh”, “Bác sĩ ơi, sao em thử nhiều loại thuốc rửa rồi vẫn không hết bệnh?”… là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi đến khám phụ khoa.
Cùng với sự phát triển thị trường hàng hóa tiêu dùng, ngày càng có nhiều loại dung dịch vệ sinh dành cho phụ nữ. Sự phong phú về chủng loại, đa dạng về giá cả và chất lượng cùng khá nhiều thông tin quảng cáo sản phẩm càng gây khó khăn cho chị em trong việc chọn lựa sản phẩm có hiệu quả và vừa với túi tiền.
Sạch quá hóa hại
Trong việc giữ gìn vệ sinh của phụ nữ, vẫn có quan niệm sai lầm là cần rửa sạch âm đạo hàng ngày, nhằm loại bỏ huyết trắng cùng các tác nhân gây bệnh.
Thật ra, âm đạo có thể xem như một khoang hở của cơ thể thông với bên ngoài. Do đó, sự hiện diện vi khuẩn trong âm đạo là điều tự nhiên. Đặc biệt, có những loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể, nhất là nhóm Lactobaccilus, khi phát triển sẽ tạo ra môi trường pH thích hợp cho âm đạo. Tất cả các vi sinh vật này, dưới ảnh hưởng của dịch tiết âm đạo (dịch tiết đường sinh dục thay đổi tuỳ theo tình trạng nội tiết sinh dục nữ, có nghĩa là thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt), sẽ chung sống hoà bình với nhau.
Huyết trắng là chất dịch tiết của đường sinh dục, xác của tế bào chết bị bong ra cùng các vi khuẩn. Như vậy, có huyết trắng không đồng nghĩa với viêm nhiễm đường sinh dục (khi huyết trắng kèm theo máu, có mùi khó chịu hay cảm giác ngứa, rát, đau trên đường sinh dục hoặc kèm các triệu chứng của đường tiểu thì mới cần điều trị).
Động tác ngâm rửa âm đạo sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn có ích và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ, làm viêm nhiễm âm đạo. Vì vậy, việc thụt rửa âm đạo là thói quen không tốt, không đem lại lợi ích, nếu không nói gây hại cho phụ nữ. Việc ngồi ngâm vùng kín trong các loại dung dịch vệ sinh cũng không đem lại lợi ích trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
Các dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ dùng để vệ sinh phía ngoài, không dùng để thụt rửa âm đạo hay để pha ngâm vùng kín, như cách nay vài mươi năm theo quan điểm y khoa xưa, khi chưa phát hiện vai trò của các chủng vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo. Chưa kể vùng sinh dục của phụ nữ khá nhạy cảm với các dung dịch có độ kiềm cao, trong khi các loại dung dịch rửa vệ sinh thường có độ kiềm 3 – 5 pH.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, vẫn có thể dùng các loại xà bông tắm hàng ngày, nên chọn loại có tính kiềm nhẹ. Một số cô bác lớn tuổi vẫn có thói quen dùng nước muối làm vệ sinh khi vùng kín ngứa ngáy. Một số bác sĩ lớn tuổi tầm 60 – 70 cũng thường khuyên bệnh nhân dùng nước rửa pha muối, pha phèn chua hay thuốc tiêu mặn tuỳ theo tình trạng bệnh lý.
Nước pha phèn sẽ có độ pH kiềm, trong khi pha thuốc tiêu mặn (dùng làm mềm thức ăn) – thật ra là bicarbonate natri – sẽ tạo nước có độ pH axít, tương ứng với các trường hợp viêm âm đạo do nấm hay do trùng roi. Ngày nay, quan niệm thực hành này không còn thích hợp.
Thuốc rửa hiệu quả nhất: nước sạch!
Nước dùng trong vệ sinh hàng ngày chỉ cần là nước sạch, chứ không cần nấu chín để nguội như một số phụ nữ quá cẩn thận. Ở nơi có nước máy, có thể dùng ngay nước từ vòi. Nơi dùng nước giếng đóng, nếu có thể dùng nước nấu ăn ngay sau khi lấy lên, thì cũng có thể dùng ngay nước đó làm vệ sinh. Ở những vùng nhiều phèn, nên dùng nước đã lắng phèn để vệ sinh.
Điều quan trọng là cần giữ khô, thoáng vùng kín. Sau mỗi lần tiêu, tiểu, nên rửa sạch vùng kín theo chiều từ trước ra sau (nhằm tránh lây nhiễm từ đường hậu môn sang), rửa sạch tay trước và sau khi làm vệ sinh, thấm khô vùng kín nếu làm vệ sinh bằng nước. Quần lót nên dùng loại cotton thấm nước để tạo sự thoáng mát, tuy khó giặt sạch hơn các loại vải thun. Khi hành kinh, nên thay băng và làm vệ sinh vùng kín thường xuyên.
AloBacsi.