Bệnh tăng huyết áp, Huyết áp mục tiêu cần đạt được là gì?


trungkeng37

Member
116
0
16
31
Xu
0
Bệnh tăng huyết áp được ví như là “sát thủ thầm lặng” của con người, bệnh tăng huyết áp cao tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy, người mắc bệnh tăng huyết áp cần nhận thức đầy đủ, hiểu rõ, hiểu đúng căn bệnh mình đang mắc phải để có được sự phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Vậy bệnh tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp là gì?Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số, và ở người bình thường là 120/80 mmHg, trong đó huyết áp tâm thu (khi tim co bóp) là 120 mmHg, huyết áp tâm trương (khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp) là 80 mmHg. bệnh tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Tại sao bệnh tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”?Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh tăng huyết áp, và mỗi năm có 940 triệu người chết do bệnh tăng huyết áp. Trung bình cứ 3 người trưởng thành (trên 25 tuổi) thì có 1 người bị mắc bệnh tăng huyết áp, và cứ 3 người bị tăng huyết áp thì có 1 người không biết mình bị bệnh.

bệnh tăng huyết áp có thể không có triệu chứng, ngay cả khi bạn bị bệnh trong nhiều năm. Các biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mỏi gáy, mất ngủ, ngực bứt rứt, tim đập nhanh, buồn nôn, cảm giác nóng bừng ở mặt… không phải là triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp. Đó là lý do tại sao nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Người ta ước tính rằng 1 trong số 5 người bị huyết áp cao không biết rằng họ có nguy cơ cao bị đột quỵ và đau tim. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tăng huyết áp có thể gây hại cho tim và tuần hoàn, mắt, não, thận mà không hề có các triệu chứng nhận biết.
Hơn 90% trường hợp bệnh tăng huyết áp mà không rõ nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp vô căn). Do vậy việc chữa trị trở nên khó khăn và có thể không đạt được hiệu quả cao.
bệnh tăng huyết áp tiến triển âm thầm, nhưng biến chứng thì vô cùng nguy hiểm. Huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn hại nhiều cơ quan.

Đầu tiên, tim phải làm việc vất vả hơn để bơm thêm máu hoặc chống lại áp lực cao hơn, tim cần nhiều oxy hơn, và các sợi cơ tim dần bị phì đại, gây suy tim.

Thứ hai, các động mạch và tiểu động mạch có thể bị hư hỏng, xơ vữa động mạch xảy ra khi máu chảy qua động mạch hoặc tiểu động mạch ở áp lực cao, làm tổn thương mạch máu. Bạch cầu sẽ di chuyển tới chỗ tổn thương và tạo thành các mảng bám xơ vữa, tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, ở tim gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, trên não gây đột quỵ.

Thứ ba, thận có thể bị tổn thương. Các mao mạch thận có cấu tạo rất tinh vi, huyết áp liên tục cao sẽ phá vỡ các mao mạch, nên protein và các phân tử khác sẽ bị thấm qua. Các ống thận có thể bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết nước tiểu của thận. Suy thận là kết quả tất yếu, thường xảy ra sau 10 - 20 năm ở người bị tăng huyết áp nếu không được chữa trị tốt.

Thứ tư, bệnh tăng huyết áp có thể gây tổn hại các mạch máu võng mạc, gây xuất huyết võng mạc, cuối cùng có thể gây mờ mắt và mù lòa.

Huyết áp mục tiêu là gì?Bệnh tăng huyết áp là bệnh mãn tính, việc điều trị cần tuân thủ đúng và lâu dài, với mục tiêu là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa các “nguy cơ tim mạch”.
Huyết áp mục tiêu là huyết áp dưới 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Đây là mức huyết áp an toàn cho người bệnh tăng huyết áp, giúp làm giảm các nguy cơ tim mạch và đột quỵ.


Huyết áp mục tiêu

Tại sao phải đạt huyết áp mục tiêu?Điều trị để đạt mức huyết áp mục tiêu giúp có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp như:
- Giảm 40% khả năng bị đứt các mạch máu não.

- Giảm 50% khả năng bị suy tim mãn tính.

- Giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát…

Hiện nay cứ 3 người điều trị tăng huyết áp thì có 1 người không đạt huyết áp mục tiêu. Điều đó cũng lý giải tại sao tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến tim mạch và đột quỵ vẫn nhiều dù họ đã được điều trị tăng huyết áp.

Làm gì để đạt huyết áp mục tiêu? Người bệnh tăng huyết áp cần phải tuân thủ điều trị, kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng để kiểm soát tốt huyết áp của mình. Ngoài việc dùng thuốc hạ huyết áp, thì cần phải giữ cho huyết áp ổn định. Cần làm giảm tần suất và mức độ tăng huyết áp, giữ cho huyết áp tại mọi thời điểm luôn đạt huyết áp mục tiêu.

Sử dụng thực phẩm chức năng điều hòa ổn định huyết áp Rutozym


Sản phẩm ổn định huyết áp, chống tai biến, đột quỵ Rutozym hiện đang là sản phẩm được các bác sĩ và người dân Mỹ sử dụng an toàn và hiệu quả nhất để phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và điều hòa bệnh huyết áp.

- Rutozym là chất ức chế enzym biến đổi angiotensin (ACE). ACE làm cho lòng mạch máu bị hẹp lại và gây tăng huyết áp. Rutozym ức chế ACE nên có tác dụng làm giảm huyết áp.
- Làm tiêu những sợi huyết trong hệ thống mạch máu (Fibrosis) là nguyên nhân gây tắc mạch.
- Giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, gỡ các nút tắc mạch trong nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, chấn thương sọ não…
- Làm loãng máu, giảm độ cô đặc của máu, giảm ma sát với thành mạch, giúp bệnh nhân tránh được tắc nghẽn mạch, phòng tránh nhồi máu cơ tim, làm giảm huyết áp một cách hữu hiệu và an toàn, ổn định huyết áp.
- Tăng sức bền thành mạch,giảm sự kết dính của tiểu cầu, phòng tránh hình thành các huyết khối.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.
 

trungkeng37

Member
116
0
16
31
Xu
0
Người cao huyết áp nên ăn gì để điều hòa huyết áp cũng như để tránh những món ăn k tốt cho huyết áp? , việc điều trị khởi đầu bao giờ cũng bắt đầu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong điều trị tăng huyết áp.
cao huyết áp nên ăn gì việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người bệnh tăng huyết áp giúp người bệnh ổn định tình trạng huyết áp, phòng tránh biến chứng.

Những thực phẩm gây hại
- Muối

Người bệnh tăng huyết áp không ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như tôm khô, trứng vịt muối, thịt chà bông…; việc giảm bớt mặn làm giảm huyết áp 2 - 8 mmHg.
Nhu cầu natri hàng ngày ở người lớn khoảng 200mg natri. Bình thường hàng ngày chúng ta ăn 4 - 6g natri tương đương 10 - 15g muối. Đối với người huyết áp tăng nên ăn dưới 6g muối/ngày (khoảng dưới 2 muỗng cà phê).
Trong thực tế ăn uống hàng ngày, lượng muối hầu như có trong nhiều thức ăn và thức uống nên làm sao để biết chúng ta đã giảm ăn mặn dưới 6g muối mỗi ngày không phải là dễ.

Vì vậy cần thực hiện mức độ giảm muối như sau:
+ Giảm nhẹ: loại bớt các thức chấm trên bàn ăn như nước mắm, nước tương, tương, xốt, muối tiêu, bột canh…; hạn chế các thức ăn mặn như tương, chao, mắm các loại, dưa, cà, trứng muối, các loại cá khô…; các thức ăn chế biến sẵn như cháo, phở, mì ăn liền, đồ hộp, giò, chả… có thể giảm 3- 5g muối/ngày.

+ Giảm trung bình: cần loại bỏ hoàn toàn các thức ăn mặn và các thức ăn chế biến sẵn… có thể giảm 6 - 10g muối/ngày.

+ Giảm nghiêm ngặt: ngoài việc tuân thủ mức giảm trung bình, trong nấu nướng hoàn toàn không nêm muối, tương, bột ngọt…

- Chất béo (Lipid)
Tránh ăn nhiều thức ăn chiên xào, hạn chế chất béo bão hòa có trong thịt mỡ, da, nội tạng động vật, nước xương hầm, bơ thực vật, phomai, tròng đỏ trứng gà, vịt, dầu dừa, dầu cọ…

- Chất bột đường (Glucid)
Bao gồm các loại thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, mứt, nước ngọt…
Trái cây nhiều ngọt như xoài, mít, nhãn, vải tươi hoặc khô cần ăn kiêng hoặc ăn rất hạn chế.
Các loại tinh bột như cơm, bún, phở… là thực phẩm hàng ngày nên ăn với lượng vừa phải, không ăn quá no, nên chia nhiều bữa.

- Chất đạm (Protid)
Hạn chế thịt đỏ như thịt bò, cừu, dê, chó làm tăng cholesterol trong máu thúc đẩy tình trạng xơ vữa mạch làm tăng huyết áp.

- Thức ăn chế biến sẵn
Thịt muối, thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích vì có tỷ lệ muối cao và chứa chất bảo quản dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ ung thư đại tràng.

- Các chất kích thích
Cà phê, trà, rượu bia, gia vị (ớt, tiêu)… đều là những thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đối với bệnh lý tăng huyết áp. Các chất kích thích làm hưng phấn thần kinh, bất an, mất ngủ, rối loạn nhịp tim…

Người cao huyết áp nên ăn gì? Ưu tiên những loại thực phẩm nào?
- Rau xanh và trái cây

Có chứa nhiều loại vitamin và khoáng tố. Vitamin giúp ích cho việc phòng trị bệnh cao huyết áp bao gồm: vitamin C và E có nhiều trong cam, quýt, bưởi, táo…
Vitamin C có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu; vitamin E có trong quả bơ, dâu, thanh long, lúa mì… có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa nhiều acid béo không bão hòa, đảm bảo tính hoàn chỉnh của màng tế bào, phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch. Các khoáng tố có tác dụng nhất định đối với việc phát sinh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tăng mỡ máu. Kali là một chất có tác dụng làm giảm tác dụng của muối lên thành mạch có trong chuối, dưa hấu, thơm… Rau xanh và trái cây cung cấp lượng chất xơ ngăn ngừa táo bón - đây cũng là bệnh lý thường hay mắc phải trên bệnh nhân tăng huyết áp.


- Ngũ cốc thô
Lương thực sơ chế như gạo lức, bắp, bobo, yến mạch, bánh mỳ đen… cung cấp lượng chất xơ và các vitamin nhóm B; lượng chất xơ hàng ngày nên đạt trên 15g/ngày.
Chất xơ có tác dụng chống táo bón, giữ lại cholesterol trong lòng ống tiêu hóa, hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, làm giảm HDL, VLDL, Triglycerid trong máu. Phòng ngừa xơ cứng động mạch, hỗ trợ tiêu hóa làm tăng tiết acid mật. Vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh.

- Đạm
Đối với đạm động vật nên dùng cá thay thế thịt, cá có chứa nhiều acid béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu, làm kéo giãn sự tiếp cận tiểu cầu, ức chế hình thành máu đông dự phòng tai biến mạch máu não.

Trong cá biển có chứa nhiều omega-3 acid linoleic dễ tiêu hóa, làm tăng tính đàn hồi đối với mao mạch, có tác dụng nhất định phòng ngừa các biến chứng của cao huyết áp. Tốt nhất hàng tuần ăn cá 2 - 3 lần. Đạm thực vật có trong thực vật như các loại đậu, đậu nành, nấm…

- Chất béo

Chế độ ăn giảm mỡ là tiết giảm cholesterol, nên thay đổi chế độ ăn từ chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa. Dầu ôliu, hướng dương, đậu nành… thay mỡ, dầu dừa, dầu phộng. Thức ăn nướng, hấp thay cho thức ăn chiên, xào… Các sản phẩm từ sữa ít béo hay không béo là nguồn thực phẩm giàu canxi. Các nhà dinh dưỡng khuyên những người bệnh cao huyết áp lựa chọn các loại sữa không kem, sữa chua ít béo hoặc không béo.

Cao huyết áp nên sử dụng thực phẩm chức năng Bi-Cozyme.
Bi-Cozyme là công thức phối hợp đặc biệt giữa các enzymes đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Artemis International Inc, nhà sản suất VitaCare Pharma LLC và nhà phân phối BNC Medipharm. Bi-Cozyme là phúc hợp gồm 9 enzyme bao gồm Nattokinase, Bromelain , Papain, Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed Ext (hạt rẽ ngựa), Cranberry Ext, và Coenzyme Q 10. Bi-Cozyme giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp, tiêu các cục máu đông, làm loãng độ nhớt của máu giúp và hỗ trợ phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, gout. Giúp chống các gốc tự do, chống lão hóa, chống xơ vữa động mạch, làm giảm mỡ máu, cholesterol, làm mạnh tim, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức khỏe xương khớp, chống viêm xoang, tăng cường hệ thống miễn dịch...


TPCN Bi-Cozyme ổn định huyết áp - điều hòa nhịp tim - chống tai biến, đột quỵ
Bi-Cozyme giúp thúc đẩy:
- Tim và hệ thống mạch khỏe mạnh
- Hoạt động tiểu cầu huyết bình thường
- Duy trì mức huyết áp ổn định
- Giảm viêm, tăng cường miễn dịch
- Cân bằng các yếu tố tăng trưởng
- Duy trì mức cholesterol và đường huyết ổn định
- Chứa đựng nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa cao
-Tiêu cục máu đông, điều hòa HA
-Phòng và điều trị di chứng đột quỵ,
-Mỡ máu, Cholesterol, xơ vữa ĐM
-Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
-Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình
-Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, béo phì...
-Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ, thờ ơ mất định hướng.
-Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
-Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
-Điều trị tái phát chống tắc mạch sau đặt Stent, can thiệp tim mạch, phẫu thuật,....
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.


Viết trả lời...
Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl