Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng rất phổ biến và gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng như cách xử lý chúng, mẹ tham khảo nhé
Vì sao hay bị chuột rút khi mang bầu?
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc.
Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước hay khi đang lái xe.
Chuột rút có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao và đặc biệt là ở phụ nữ mang bầu.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút
Trọng lượng tăng nhanh
Ở những người bình thường, chuột rút được xem là một hiện tượng còn đối với bà bầu thì chúng được xem như một chứng bệnh với tần số xuất hiện nhiều. Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để phần nào giúp bổ trợ kiển thức mang thai và có cách khắc phục hiệu quả. Các bác sĩ đã chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút. Có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).
Dây chằng bị kéo căng
Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải… dẫn đến chứng co cứng cơ.
Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…
Thiếu canxi
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…
Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả.
Cách khắc phục khi bà bầu bị chuột rút
Để ngăn chặn và khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai, chị em cần chặn ngay những nhóm nguyên nhân đã nêu ở trên để ngăn ngừa. Cùng với đó, có thể kết hợp với các bài tập theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
+ Điều quan trọng là mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Đặc biệt, cần lưu ý, trước khi quyết định uống bổ sung canxi, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và kê liều lượng phù hợp bởi nếu dư hoặc thiếu canxi đều mang đến những hậu quả khác nhau.
+ Cách tốt nhất là mẹ nên chú ý bổ sung canxi từ trước và khi bắt đầu mang thai với các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh…
+ Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.
+ Cùng với đó, chị em nên để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên. Ngoài ra, bà bầu cũng tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn.
+ Nếu làm việc văn phòng, mẹ hãy tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nhớ không nên vận động mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn.
+Sử dụng biện pháp mát-xa chân bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được thư giãn và hoạt động tốt hơn.
+ Chị em cũng có thể kê chân lên gối mềm khi nằm cũng là giải pháp cho các bà bầu bị chuột rút. Một chút với chiếc gối/chăn mềm để không cản trở sự lưu thông máu, tránh bị chuột rút.
+ Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần ăn uống đầy đủ đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.
– Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.
– Tập luyện mỗi ngày cũng sẽ giúp hệ vận động nói chung và cơ bắp nói riêng trở nên linh hoạt, máu lưu thông tốt hơn. Các phương pháp được khuyến cáo là đi bộ, yoga.
Cách ngăn ngừa tình trạng chuột rút cho bà bầu
Để hạn chế tối đa nguy cơ bị chuột rút, chị em phụ nữ cần tuân thủ theo những điều sau đây
– Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.
– Đi bộ mỗi ngày trừ khi bạn được yêu cầu không tập thể dục.
– Tránh làm việc quá sức. Nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.
– Uống nước thường xuyên, không để khát.
– Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.
– Bổ sung canxi và magiê trước khi sinh có thể giúp phụ nữ tránh tình trạng chuột rút
– Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.
– Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi.
Một số món ăn hỗ trợ giảm chứng chuột rút khi mang bầu
Cháo hến: Hến sông 1,5kg, gạo tẻ 100g, gia vị chanh, ớt. Hến luộc chín, lấy nước và thịt bỏ vỏ. Nước luộc hến cùng gạo nấu thành cháo, thịt hến trộn gia vị. Sau đó phi hành mỡ thơm, cho thịt hến vào cùng gia vị mắm muối xào chín. Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này vào trộn đều là được, thêm chanh ớt rau thơm ăn nóng. Một tuần dùng từ 3 – 4 lần. Công dụng: thịt hến tính mát, tác dụng bổ âm, cung cấp một số vi lượng cần thiết cho cơ thể, chủ yếu là canxi và kẽm. Tái lập và hoàn thiện quá trình dẫn truyền thần kinh, ổn định chức năng cơ bắp, từ đó có giá trị hữu hiệu việc phòng chống co cơ, chuột rút.
Cháo chân gà + thuốc bắc: Chân gà 3 đôi (6 cái), gạo tẻ 100g, hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm mỗi vị 15g, gia vị vừa đủ. Chân gà nướng cho vàng và chín thơm là được. Hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm cho vào ấm đổ nước sắc cho sôi kỹ, lọc lấy nước bỏ bã. Gạo, nước thuốc, chân gà hầm cùng với nhau thành cháo cho chín kỹ, nêm gia vị hành hoa ăn nóng. Công dụng: bổ khí huyết, tăng cường sức bền và chức năng hoạt động của cơ bắp, phù hợp cho người sức yếu, cân cơ hay bị rung giật, co cơ, chuột rút, ăn ít, sức lao động giảm sút.
Trên đây là nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu và cách khắc phục mà chị em cần biết. Những chia sẻ này chắc chắn sẽ rất bổ ích dành cho bà bầu bởi nguy cơ chuột rút khi mang bầu là rất cao. Để đảm bảo, các mẹ nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trong mỗi đợt khám thai định kì. Chúc các mẹ khỏe mạnh và vượt cạn thành công!
Vì sao hay bị chuột rút khi mang bầu?
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc.
Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước hay khi đang lái xe.
Chuột rút có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao và đặc biệt là ở phụ nữ mang bầu.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút
Trọng lượng tăng nhanh
Ở những người bình thường, chuột rút được xem là một hiện tượng còn đối với bà bầu thì chúng được xem như một chứng bệnh với tần số xuất hiện nhiều. Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để phần nào giúp bổ trợ kiển thức mang thai và có cách khắc phục hiệu quả. Các bác sĩ đã chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút. Có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).
Dây chằng bị kéo căng
Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải… dẫn đến chứng co cứng cơ.
Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…
Thiếu canxi
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…
Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả.
Cách khắc phục khi bà bầu bị chuột rút
Để ngăn chặn và khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai, chị em cần chặn ngay những nhóm nguyên nhân đã nêu ở trên để ngăn ngừa. Cùng với đó, có thể kết hợp với các bài tập theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
+ Điều quan trọng là mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Đặc biệt, cần lưu ý, trước khi quyết định uống bổ sung canxi, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và kê liều lượng phù hợp bởi nếu dư hoặc thiếu canxi đều mang đến những hậu quả khác nhau.
+ Cách tốt nhất là mẹ nên chú ý bổ sung canxi từ trước và khi bắt đầu mang thai với các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh…
+ Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.
+ Cùng với đó, chị em nên để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên. Ngoài ra, bà bầu cũng tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn.
+ Nếu làm việc văn phòng, mẹ hãy tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nhớ không nên vận động mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn.
+Sử dụng biện pháp mát-xa chân bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được thư giãn và hoạt động tốt hơn.
+ Chị em cũng có thể kê chân lên gối mềm khi nằm cũng là giải pháp cho các bà bầu bị chuột rút. Một chút với chiếc gối/chăn mềm để không cản trở sự lưu thông máu, tránh bị chuột rút.
+ Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần ăn uống đầy đủ đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.
– Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.
– Tập luyện mỗi ngày cũng sẽ giúp hệ vận động nói chung và cơ bắp nói riêng trở nên linh hoạt, máu lưu thông tốt hơn. Các phương pháp được khuyến cáo là đi bộ, yoga.
Cách ngăn ngừa tình trạng chuột rút cho bà bầu
Để hạn chế tối đa nguy cơ bị chuột rút, chị em phụ nữ cần tuân thủ theo những điều sau đây
– Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.
– Đi bộ mỗi ngày trừ khi bạn được yêu cầu không tập thể dục.
– Tránh làm việc quá sức. Nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.
– Uống nước thường xuyên, không để khát.
– Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.
– Bổ sung canxi và magiê trước khi sinh có thể giúp phụ nữ tránh tình trạng chuột rút
– Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.
– Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi.
Một số món ăn hỗ trợ giảm chứng chuột rút khi mang bầu
Cháo hến: Hến sông 1,5kg, gạo tẻ 100g, gia vị chanh, ớt. Hến luộc chín, lấy nước và thịt bỏ vỏ. Nước luộc hến cùng gạo nấu thành cháo, thịt hến trộn gia vị. Sau đó phi hành mỡ thơm, cho thịt hến vào cùng gia vị mắm muối xào chín. Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này vào trộn đều là được, thêm chanh ớt rau thơm ăn nóng. Một tuần dùng từ 3 – 4 lần. Công dụng: thịt hến tính mát, tác dụng bổ âm, cung cấp một số vi lượng cần thiết cho cơ thể, chủ yếu là canxi và kẽm. Tái lập và hoàn thiện quá trình dẫn truyền thần kinh, ổn định chức năng cơ bắp, từ đó có giá trị hữu hiệu việc phòng chống co cơ, chuột rút.
Cháo chân gà + thuốc bắc: Chân gà 3 đôi (6 cái), gạo tẻ 100g, hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm mỗi vị 15g, gia vị vừa đủ. Chân gà nướng cho vàng và chín thơm là được. Hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm cho vào ấm đổ nước sắc cho sôi kỹ, lọc lấy nước bỏ bã. Gạo, nước thuốc, chân gà hầm cùng với nhau thành cháo cho chín kỹ, nêm gia vị hành hoa ăn nóng. Công dụng: bổ khí huyết, tăng cường sức bền và chức năng hoạt động của cơ bắp, phù hợp cho người sức yếu, cân cơ hay bị rung giật, co cơ, chuột rút, ăn ít, sức lao động giảm sút.
Trên đây là nguyên nhân bị chuột rút ở bà bầu và cách khắc phục mà chị em cần biết. Những chia sẻ này chắc chắn sẽ rất bổ ích dành cho bà bầu bởi nguy cơ chuột rút khi mang bầu là rất cao. Để đảm bảo, các mẹ nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trong mỗi đợt khám thai định kì. Chúc các mẹ khỏe mạnh và vượt cạn thành công!