Berberin, tên khác berberine sulfate hoặc chlorhydrate với các biệt dược là thuốc có hoạt tính kháng sinh, chống viêm. Nó được chiết xuất từ thân và rễ cây vàng đắng (là loại cây dây leo thân gỗ có phân nhánh, mọc hoang ở nhiều nơi). Trong vàng đắng có nhiều alcaloid dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là berberin tỷ lệ từ 1,5 đến 2-3%.
Ở một số nước công nghiệp phát triển, berberin được sản xuất với quy mô lớn bằng phương pháp công nghệ sinh học nuôi cấy mô. Berberin có tác dụng kháng khuẩn với shigella, tụ cầu và liên cầu khuẩn. Những năm gần đây, một số nghiên cứu mới nhất ở nước ngoài đã xác định berberin có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương (nhuộm theo phương pháp gram vi khuẩn bắt màu tím), gram âm (bắt màu đỏ) và các vi khuẩn kháng axit. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lại một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh.
Đặc biệt khi dùng berberin điều trị các nhiễm trùng đường ruột sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh: Khi dùng một số thuốc kháng sinh nếu phối hợp với berberin sẽ hạn chế được tác dụng phụ gây ra bởi các thuốc kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột. Bởi vậy, berberin đang được chú ý phát triển ở nhiều nước.
Trên thị trường thuốc, berberin đang được bán phổ biến dưới dạng viên nén, viên bao, hoặc viên nang với hàm lượng 10mg, hoặc 50-100mg/viên, được chỉ định với bệnh lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm ống mật. Thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc không được dùng với phụ nữ có thai, vì dễ gây kích thích co bóp tử cung.
Ngoài ra, berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài (gió, nắng, lạnh, bụi, khói...). Có tài liệu cho hay berberin nhỏ mắt còn có tác dụng điều trị bệnh đau mắt hột ở các giai đoạn khác nhau.
Ở một số nước công nghiệp phát triển, berberin được sản xuất với quy mô lớn bằng phương pháp công nghệ sinh học nuôi cấy mô. Berberin có tác dụng kháng khuẩn với shigella, tụ cầu và liên cầu khuẩn. Những năm gần đây, một số nghiên cứu mới nhất ở nước ngoài đã xác định berberin có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương (nhuộm theo phương pháp gram vi khuẩn bắt màu tím), gram âm (bắt màu đỏ) và các vi khuẩn kháng axit. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lại một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh.
Đặc biệt khi dùng berberin điều trị các nhiễm trùng đường ruột sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh: Khi dùng một số thuốc kháng sinh nếu phối hợp với berberin sẽ hạn chế được tác dụng phụ gây ra bởi các thuốc kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột. Bởi vậy, berberin đang được chú ý phát triển ở nhiều nước.
Trên thị trường thuốc, berberin đang được bán phổ biến dưới dạng viên nén, viên bao, hoặc viên nang với hàm lượng 10mg, hoặc 50-100mg/viên, được chỉ định với bệnh lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm ống mật. Thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc không được dùng với phụ nữ có thai, vì dễ gây kích thích co bóp tử cung.
Ngoài ra, berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài (gió, nắng, lạnh, bụi, khói...). Có tài liệu cho hay berberin nhỏ mắt còn có tác dụng điều trị bệnh đau mắt hột ở các giai đoạn khác nhau.
Health.vnn.vn