Ích mẫu
Còn gọi là cây chói đèn, thuộc họ hoa môi. Cây thảo, cao từ 0,5 - 1m, thân cây vuông. Lá mọc đối, cuống dài, có răng cưa nông, xẻ thùy. Hoa màu trắng hồng hoặc tím hồng, xếp thành vòng ở kẽ lá. Quả nhỏ, màu xám nâu, có 3 cạnh.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần cây trên mặt đất và hạt.
Cây ích mẫu mọc hoang ở nhiều nơi và được bà con ở một số vùng trồng để làm thuốc. Theo y học cổ truyền, ích mẫu có vị đắng, tính mát, có tác dụng khử ứ, sinh tân, điều hòa kinh nguyệt, lợi thủy, dùng chữa các bệnh cho phụ nữ như kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh, trước khi thấy kinh bị đau bụng, hoặc kinh ra quá nhiều. Ích mẫu còn có tác dụng làm an thai, giảm đau, dễ đẻ. Thân và quả của cây giã đắp ngoài chữa vú sưng đau. Hạt dùng làm thuốc phụ khoa và có tác dụng làm co tử cung. Trong cây chứa một số hoạt chất có tác dụng đối với huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, viêm thận phù cấp tính và kháng khuẩn.
Ngải cứu
Cây còn có tên là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, thuộc họ cúc. Là loại cây sống lâu năm, thân thảo. Lá mọc so le, xẻ thùy, mặt trên của lá màu lục sẫm, phía dưới màu trắng xanh. Hoa màu lục nhạt, xếp thành chùm.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần cây trên mặt đất và lá phơi khô.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, kinh nguyệt không đều, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu do băng huyết, chứng bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, đau dây thần kinh và ghẻ lở. Có thể dùng tươi hay phơi khô sắc uống, hoặc tán thành bột uống. Phối hợp với ích mẫu, cỏ cú dùng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ. Dùng ngải cứu phối hợp với tía tô sắc uống hoặc giã uống, có tác dụng chữa động thai.
Nhân trần
Cây còn có tên gọi là chè các, thuộc họ hoa mõm sói. Cây thảo, mọc đứng, cao khoảng 20 60cm, thân cây hình trụ, có lông mịn và có mùi thơm dễ chịu. Lá hình trái xoan dài. Hoa màu xanh hay tím xếp thành bông. Quả nang hình trứng, nhẵn, có hạt nhỏ.
Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây, trừ rễ.
Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, tính bình, hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa thân thể nóng, da vàng, tiểu tiện không tốt. Đặc biệt, nhân trần là loại cây rất thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Dùng cây phơi khô sắc uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi sinh có tác dụng tiêu hóa tốt, làm săn cơ bắp, da thịt hồng hào, chóng lại sức. Trong dân gian có câu ca truyền miệng:Nhân trần, ích mẫu đi đâu/Để cho gái đẻ ốm đau thế này?
Việt báo
Còn gọi là cây chói đèn, thuộc họ hoa môi. Cây thảo, cao từ 0,5 - 1m, thân cây vuông. Lá mọc đối, cuống dài, có răng cưa nông, xẻ thùy. Hoa màu trắng hồng hoặc tím hồng, xếp thành vòng ở kẽ lá. Quả nhỏ, màu xám nâu, có 3 cạnh.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần cây trên mặt đất và hạt.
Cây ích mẫu mọc hoang ở nhiều nơi và được bà con ở một số vùng trồng để làm thuốc. Theo y học cổ truyền, ích mẫu có vị đắng, tính mát, có tác dụng khử ứ, sinh tân, điều hòa kinh nguyệt, lợi thủy, dùng chữa các bệnh cho phụ nữ như kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh, trước khi thấy kinh bị đau bụng, hoặc kinh ra quá nhiều. Ích mẫu còn có tác dụng làm an thai, giảm đau, dễ đẻ. Thân và quả của cây giã đắp ngoài chữa vú sưng đau. Hạt dùng làm thuốc phụ khoa và có tác dụng làm co tử cung. Trong cây chứa một số hoạt chất có tác dụng đối với huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, viêm thận phù cấp tính và kháng khuẩn.
Ngải cứu
Cây còn có tên là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, thuộc họ cúc. Là loại cây sống lâu năm, thân thảo. Lá mọc so le, xẻ thùy, mặt trên của lá màu lục sẫm, phía dưới màu trắng xanh. Hoa màu lục nhạt, xếp thành chùm.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần cây trên mặt đất và lá phơi khô.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, kinh nguyệt không đều, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu do băng huyết, chứng bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, đau dây thần kinh và ghẻ lở. Có thể dùng tươi hay phơi khô sắc uống, hoặc tán thành bột uống. Phối hợp với ích mẫu, cỏ cú dùng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ. Dùng ngải cứu phối hợp với tía tô sắc uống hoặc giã uống, có tác dụng chữa động thai.
Nhân trần
Cây còn có tên gọi là chè các, thuộc họ hoa mõm sói. Cây thảo, mọc đứng, cao khoảng 20 60cm, thân cây hình trụ, có lông mịn và có mùi thơm dễ chịu. Lá hình trái xoan dài. Hoa màu xanh hay tím xếp thành bông. Quả nang hình trứng, nhẵn, có hạt nhỏ.
Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây, trừ rễ.
Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, tính bình, hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa thân thể nóng, da vàng, tiểu tiện không tốt. Đặc biệt, nhân trần là loại cây rất thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Dùng cây phơi khô sắc uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi sinh có tác dụng tiêu hóa tốt, làm săn cơ bắp, da thịt hồng hào, chóng lại sức. Trong dân gian có câu ca truyền miệng:Nhân trần, ích mẫu đi đâu/Để cho gái đẻ ốm đau thế này?
Việt báo