Tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn có thể dẫn đến ngộ độc và gây rối loạn thần kinh.
Thống kê mới nhất của BV Nhi đồng 1, trong tổng số ca ngộ độc do thuốc có đến 30% số trẻ bị ngộ độc thuốc chống nôn. Nguyên nhân do người nhà tự mua thuốc về cho trẻ uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
Tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn có thể dẫn đến ngộ độc và gây rối loạn thần kinh
Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nôn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm lý, viêm họng, cảm cúm, ho có đờm, cho trẻ ăn không đúng cách. Ngoài ra nôn cũng là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não...
Một số phụ huynh khi thấy trẻ bị nôn ói thường tự ra quầy thuốc mua thuốc về cho trẻ uống mà không hề biết trẻ bị bệnh gì. Việc lạm dụng thuốc như vậy có thể gây ngộ độc và nguy hiểm cho trẻ. Thuốc chống nôn thông dụng thường có tác dụng chống nôn, kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co thắt một số cơ giúp thức ăn không trào lên miệng, ức chế vùng cảm ứng truyền tín hiệu về trung tâm nôn ở não.
Một số trường hợp trẻ bị nôn nặng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc tác động trực tiếp ngay trung tâm gây nôn ở não. Đối với loại thuốc này có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ, ngay cả khi dùng liều bình thường. Vì vậy thuốc này chống chỉ định đối với trẻ bị động kinh vì có thể làm cơn động kinh nặng hơn và nhanh hơn.
Đối với trẻ bị bệnh hen có thể tăng nguy cơ co thắt phế quản. Vì vậy các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc chống nôn mà nên đến bác sĩ khám để xác định đúng bệnh và loại trừ được các bệnh lý nguy hiểm khác. Khi cho trẻ uống thuốc chống nôn nếu có các biểu hiện như cứng cơ, co giật bất thường ở đầu và mặt thì nên cho trẻ ngừng thuốc và đưa đến bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.
PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức cho rằng một số loại thuốc chống say tàu xe cũng có tác dụng làm giảm nôn ói ở trẻ. Những loại thuốc này có tác dụng êm dịu thần kinh, làm giảm cảm giác buồn nôn. Nên cho trẻ uống những loại thuốc dành cho trẻ em và ở liều lượng thấp. Nếu dùng ở liều cao, thuốc sẽ tác động lên hệ thần kinh rất nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ và sơ sinh.
AloBacsi.
Thống kê mới nhất của BV Nhi đồng 1, trong tổng số ca ngộ độc do thuốc có đến 30% số trẻ bị ngộ độc thuốc chống nôn. Nguyên nhân do người nhà tự mua thuốc về cho trẻ uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
Tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn có thể dẫn đến ngộ độc và gây rối loạn thần kinh
Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nôn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm lý, viêm họng, cảm cúm, ho có đờm, cho trẻ ăn không đúng cách. Ngoài ra nôn cũng là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não...
Một số phụ huynh khi thấy trẻ bị nôn ói thường tự ra quầy thuốc mua thuốc về cho trẻ uống mà không hề biết trẻ bị bệnh gì. Việc lạm dụng thuốc như vậy có thể gây ngộ độc và nguy hiểm cho trẻ. Thuốc chống nôn thông dụng thường có tác dụng chống nôn, kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co thắt một số cơ giúp thức ăn không trào lên miệng, ức chế vùng cảm ứng truyền tín hiệu về trung tâm nôn ở não.
Một số trường hợp trẻ bị nôn nặng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc tác động trực tiếp ngay trung tâm gây nôn ở não. Đối với loại thuốc này có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ, ngay cả khi dùng liều bình thường. Vì vậy thuốc này chống chỉ định đối với trẻ bị động kinh vì có thể làm cơn động kinh nặng hơn và nhanh hơn.
Đối với trẻ bị bệnh hen có thể tăng nguy cơ co thắt phế quản. Vì vậy các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc chống nôn mà nên đến bác sĩ khám để xác định đúng bệnh và loại trừ được các bệnh lý nguy hiểm khác. Khi cho trẻ uống thuốc chống nôn nếu có các biểu hiện như cứng cơ, co giật bất thường ở đầu và mặt thì nên cho trẻ ngừng thuốc và đưa đến bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.
PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức cho rằng một số loại thuốc chống say tàu xe cũng có tác dụng làm giảm nôn ói ở trẻ. Những loại thuốc này có tác dụng êm dịu thần kinh, làm giảm cảm giác buồn nôn. Nên cho trẻ uống những loại thuốc dành cho trẻ em và ở liều lượng thấp. Nếu dùng ở liều cao, thuốc sẽ tác động lên hệ thần kinh rất nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ và sơ sinh.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,352
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,141