Hầu như trên các trang web về sức khỏe và làm đẹp đều nói đến vấn đề nguy hiểm của việc nặn mụn. Đặc biệt là khả năng để lại sẹo và vết thâm cao. Tuy nhiên có một số loại mụn không thể không nặn. Những mụn có nhân lớn sau khi đã khô và già nếu bạn không lấy nhân mụn ra thì tương lai mụn cũng không thể tự chồi ra mà nó sẽ khiến lỗ chân lông bị giãn nở quá mức. Lâu dần nó sẽ có thể hình thành nốt ruồi nên bạn không chú ý phương pháp vệ sinh trên da mặt.
Xem ngay các bước nặn mụn dưới đây để biết rõ hơn về chi tiết cách nặn và làm sao để không bị thâm khi nặn mụn.
Bước 1: Hãy xông hơi mặt với nước ấm trước khi nặn mụn
Có thể đun sôi một nồi nước nóng hoặc nếu bạn có hoa hồng hoặc tinh dầu hoa hồng có thể nhỏ vào vài giọt để kích thích lỗ chân lông đồng thời giúp da mịn màng hơn. Với cách này bạn có thể xông hơi trong vài phút. Hoặc bạn có thể dùng 1 khăn ấm thấm đều trên da mặt để làm giãn nở lỗ chân lông.
Bước 2: Vệ sinh bàn tay và cả dụng cụ nặn mụn
Vệ sinh sạch tay và dụng cụ nặn mụn là điều cần thiết. Vì vi khuẩn có thể tồn tại trên tay hoặc trong móng tay. Khi bạn tác động vào da mặt có thể khiến da bị tổn thương. Những vi khuẩn đó thừa cơ sẽ xâm nhập khiến tình trạng viêm mủ xuất hiện.
Mặt khác, nếu bạn sử dụng dụng cụ nặn mụn thì cũng cần vệ sinh và sát trùng nó sau mỗi lần dùng, hãy đảm bảo tất cả những gì hỗ trợ và tiếp xúc trực tiếp với da mặt khi nặn mụn phải luôn an toàn và vệ sinh nhé!
Bước 3: Thực hành nặn mụn tại nhà
Hãy dùng lực của các ngón tay nặn khu vực xung quanh nốt mụn sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để cho “ngòi mụn” được đẩy ra ngoài. Sau đó dùng băng gạc để thấm hết vết nước mô bẩn xung quanh nốt mụn.
Nếu bạn dùng cây nặn mụn, hãy ấn nhẹ nó theo chiều ngược lỗ chân lông, chỉ nên nặn các mụn đã già, và cần phải xử lý hết máu còn tồn đọng trong khu vực có mụn.
Bước 4: Rửa mặt sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn xong. Bạn nên dùng bông gòn thấm nước sạch lau sạch vùng da bị mụn. Tuyệt đối lúc này không chạm tay hoặc bất cứ thứ gì có khả năng dẫn vi khuẩn vào để tránh viêm nhiễm sau này. Neus bạn muốn đắp mặt nạ để làm dịu da thì tốt nhất là chưa nên áp dụng lúc này. Vì lỗ chân lông lúc này cũng còn khá lớn có thể khiến tình trạng mụn tái phát. Bạn nên để ít nhất sau 12h hoặc 24h để da mặt trở về trạng thái ban đầu rồi đắp mặt nạ dưỡng da
Bước 5: Se khít lỗ chân lông sau khi nặn mụn
Việc nặn mụn sẽ khiến bề mặt da xuất hiện vết thương hở, lỗ chân lông nở ra nên cần phải hỗ trợ se khít nó, đảm bảo cho bề mặt da sau này trơn mịn và không có vết thâm.
Bạn có thể dùng một cục đá nhỏ, sau khi nặn mụn xong bạn nên dùng viên đá nhỏ xoa đều vùng da bị mụn để giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Việc này khá hữu ích. Và trong một số trường hợp khi tác động một lực quá lớn thì trên da thường để lại các vết bầm và đỏ. Đá lạnh sẽ giúp vùng da bị sưng dịu lại ngay tức thì
Hi vọng với các bước nặn mụn trên đây có thể giúp ích cho bạn trong việc điều trị mụn hiệu quả. Hãy nặn mụn một cách thông minh để giúp da mặt mịn màng hơn.
Xem ngay các bước nặn mụn dưới đây để biết rõ hơn về chi tiết cách nặn và làm sao để không bị thâm khi nặn mụn.
Bước 1: Hãy xông hơi mặt với nước ấm trước khi nặn mụn
Có thể đun sôi một nồi nước nóng hoặc nếu bạn có hoa hồng hoặc tinh dầu hoa hồng có thể nhỏ vào vài giọt để kích thích lỗ chân lông đồng thời giúp da mịn màng hơn. Với cách này bạn có thể xông hơi trong vài phút. Hoặc bạn có thể dùng 1 khăn ấm thấm đều trên da mặt để làm giãn nở lỗ chân lông.
Bước 2: Vệ sinh bàn tay và cả dụng cụ nặn mụn
Vệ sinh sạch tay và dụng cụ nặn mụn là điều cần thiết. Vì vi khuẩn có thể tồn tại trên tay hoặc trong móng tay. Khi bạn tác động vào da mặt có thể khiến da bị tổn thương. Những vi khuẩn đó thừa cơ sẽ xâm nhập khiến tình trạng viêm mủ xuất hiện.
Mặt khác, nếu bạn sử dụng dụng cụ nặn mụn thì cũng cần vệ sinh và sát trùng nó sau mỗi lần dùng, hãy đảm bảo tất cả những gì hỗ trợ và tiếp xúc trực tiếp với da mặt khi nặn mụn phải luôn an toàn và vệ sinh nhé!
Bước 3: Thực hành nặn mụn tại nhà
Hãy dùng lực của các ngón tay nặn khu vực xung quanh nốt mụn sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để cho “ngòi mụn” được đẩy ra ngoài. Sau đó dùng băng gạc để thấm hết vết nước mô bẩn xung quanh nốt mụn.
Nếu bạn dùng cây nặn mụn, hãy ấn nhẹ nó theo chiều ngược lỗ chân lông, chỉ nên nặn các mụn đã già, và cần phải xử lý hết máu còn tồn đọng trong khu vực có mụn.
Bước 4: Rửa mặt sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn xong. Bạn nên dùng bông gòn thấm nước sạch lau sạch vùng da bị mụn. Tuyệt đối lúc này không chạm tay hoặc bất cứ thứ gì có khả năng dẫn vi khuẩn vào để tránh viêm nhiễm sau này. Neus bạn muốn đắp mặt nạ để làm dịu da thì tốt nhất là chưa nên áp dụng lúc này. Vì lỗ chân lông lúc này cũng còn khá lớn có thể khiến tình trạng mụn tái phát. Bạn nên để ít nhất sau 12h hoặc 24h để da mặt trở về trạng thái ban đầu rồi đắp mặt nạ dưỡng da
Bước 5: Se khít lỗ chân lông sau khi nặn mụn
Việc nặn mụn sẽ khiến bề mặt da xuất hiện vết thương hở, lỗ chân lông nở ra nên cần phải hỗ trợ se khít nó, đảm bảo cho bề mặt da sau này trơn mịn và không có vết thâm.
Bạn có thể dùng một cục đá nhỏ, sau khi nặn mụn xong bạn nên dùng viên đá nhỏ xoa đều vùng da bị mụn để giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Việc này khá hữu ích. Và trong một số trường hợp khi tác động một lực quá lớn thì trên da thường để lại các vết bầm và đỏ. Đá lạnh sẽ giúp vùng da bị sưng dịu lại ngay tức thì
Hi vọng với các bước nặn mụn trên đây có thể giúp ích cho bạn trong việc điều trị mụn hiệu quả. Hãy nặn mụn một cách thông minh để giúp da mặt mịn màng hơn.