Ngày Tết, đừng quên chuẩn bị vài loại thuốc đề phòng khi gặp tình huống bất ngờ là có ngay để kịp thời xử lý.
*Nhóm thuốc hạ sốt đồng thời giảm đau (không dùng ở người yếu gan, viêm gan) gồm các loại: Efferalgan, Hapacol, Panadol, Paracetamol... có công dụng trị sốt, đau nói chung: Đau đầu, đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh... Khi bị các triệu chứng kể trên thì có thể dùng một loại với liều cho người lớn mỗi lần uống 500mg, ngày 3 – 4 lần.
* Nhóm thuốc trị tiêu chảy, táo bón (không dùng khi tiêu chảy nhiễm trùng có sốt, hoặc ngộ độc thức ăn: Tiêu chảy, nôn ói, đau bụng dữ dội). Riêng trẻ em nên đi viện. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc như Smecta, khi bị tiêu chảy thông thường, mỗi lần 1 gói, ngày uống 2 – 3 gói.
Nếu tiêu chảy có đau bụng quặn nhiều thì dùng Spasmaverin, Buscopan, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 – 3 lần. Nếu tiêu chảy không bớt, dùng thuốc Imodium với liều mỗi lần uống 1 viên, uống 2 – 3 lần trong ngày.
* Trị táo bón nặng dùng Norgalax, là ống bơm làm bôi trơn.
* Thuốc đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu (đa số đã được chẩn đoán đau dạ dày rồi). Khi đau bụng, có ợ hơi, ợ chua dùng Omeprazol 20mg, Omer, Mepraz... mỗi lần 1 viên, ngày 1 – 2 lần. Hay dùng Phosphalugen, phối hợp với thuốc trên mỗi lần uống 1 gói, ngày 2 – 3 lần.
* Thuốc trị nghẹt mũi: Gồm Otilin (VN) và Otrivin (ngoại) dùng xịt mũi khi nghẹt và có tác dụng ngay. Hay thuốc Flixonase cũng xịt mũi tác dụng chậm, nhưng kéo dài. Hoặc dùng các thuốc Coldflu Clarinase Actifed là viên uống cũng có tác dụng khá nhanh, nhưng cần kèm thuốc co mạch (thận trọng người bệnh tim mạch).
* Thuốc chống ho: Dùng viên uống Toplexil, Terpin codein, ngày uống 2 lần vào lúc no, không dùng cho trẻ em. Hay viên ngậm Peptol, Tussils. Đối với trẻ em dạng siro Atussin.
* Thuốc giảm đau nhức và chống viêm có thể phối hợp Paracetamol: Khi bị đau xương khớp, bong gân, mỏi đau cổ - vai, đau lưng do làm việc, đau bụng kinh... dùng một trong các thuốc Alaxan, Diclofenác, Mobic, Celecoxib, Cataflam... Mỗi lần 1 viên sau ăn no (người đau dạ dày phải thận trọng). Hoặc dùng Salonpas dầu, Perskindol gel, Fastum gel... để xoa lên vùng đau, sưng (không thoa trên da trầy xước). Kết hợp chườm đá lạnh nếu có sưng, nóng.
* Thuốc chống đau răng, lở miệng: Dùng Aspirin (hoặc thuốc nhóm 4) để trị đau răng. Có thể kèm Paracetamol. Hay trị lở miệng bằng thuốc bôi như OrrePaste (ngoại) MouthPaste (VN).
* Thuốc trị ngứa do dị ứng với thức ăn, muỗi cắn: Dùng Prednisone 5mg 3 viên vào buổi sáng. Không dùng quá 3 ngày. Hay Cezil 10 mg uống 1 viên vào buổi tối.
* Thuốc nhỏ mắt thông thường: Dùng Efticol hoặc nước muối để rửa mắt khi bị khói hay bụi vào mắt. Dùng Chloraxin khi mắt đỏ có ghèn là loại kháng sinh nhẹ. Dùng V Rohto khi ngứa đỏ mắt, chống dị ứng. Dùng Refresh, Sanlene khi khô mắt do đi đường nhiều. Đây là các loại nước mắt nhân tạo.
* Các loại bông băng gạc và thuốc sát khuẩn: Như bông gòn, ôxy già để rửa các vết thương mới, vết thương có mủ hoặc không sạch. Thuốc Povidin 10% để sát khuẩn vết thương. Gạc miếng hấp sẵn băng cá nhân để băng vết thương nhỏ. Dùng băng vô trùng Urgo Sterile để băng các vết thương có diện lớn. Dùng DuoDerm để băng vết thương mặt, bàn tay, bỏng do chạm ống bô xe, các vết thương sạch vì băng dán cao cấp này không thấm nước, không cần thay băng.
AloBacsi.
*Nhóm thuốc hạ sốt đồng thời giảm đau (không dùng ở người yếu gan, viêm gan) gồm các loại: Efferalgan, Hapacol, Panadol, Paracetamol... có công dụng trị sốt, đau nói chung: Đau đầu, đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh... Khi bị các triệu chứng kể trên thì có thể dùng một loại với liều cho người lớn mỗi lần uống 500mg, ngày 3 – 4 lần.
* Nhóm thuốc trị tiêu chảy, táo bón (không dùng khi tiêu chảy nhiễm trùng có sốt, hoặc ngộ độc thức ăn: Tiêu chảy, nôn ói, đau bụng dữ dội). Riêng trẻ em nên đi viện. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc như Smecta, khi bị tiêu chảy thông thường, mỗi lần 1 gói, ngày uống 2 – 3 gói.
Nếu tiêu chảy có đau bụng quặn nhiều thì dùng Spasmaverin, Buscopan, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 – 3 lần. Nếu tiêu chảy không bớt, dùng thuốc Imodium với liều mỗi lần uống 1 viên, uống 2 – 3 lần trong ngày.
* Trị táo bón nặng dùng Norgalax, là ống bơm làm bôi trơn.
* Thuốc đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu (đa số đã được chẩn đoán đau dạ dày rồi). Khi đau bụng, có ợ hơi, ợ chua dùng Omeprazol 20mg, Omer, Mepraz... mỗi lần 1 viên, ngày 1 – 2 lần. Hay dùng Phosphalugen, phối hợp với thuốc trên mỗi lần uống 1 gói, ngày 2 – 3 lần.
* Thuốc trị nghẹt mũi: Gồm Otilin (VN) và Otrivin (ngoại) dùng xịt mũi khi nghẹt và có tác dụng ngay. Hay thuốc Flixonase cũng xịt mũi tác dụng chậm, nhưng kéo dài. Hoặc dùng các thuốc Coldflu Clarinase Actifed là viên uống cũng có tác dụng khá nhanh, nhưng cần kèm thuốc co mạch (thận trọng người bệnh tim mạch).
* Thuốc chống ho: Dùng viên uống Toplexil, Terpin codein, ngày uống 2 lần vào lúc no, không dùng cho trẻ em. Hay viên ngậm Peptol, Tussils. Đối với trẻ em dạng siro Atussin.
* Thuốc giảm đau nhức và chống viêm có thể phối hợp Paracetamol: Khi bị đau xương khớp, bong gân, mỏi đau cổ - vai, đau lưng do làm việc, đau bụng kinh... dùng một trong các thuốc Alaxan, Diclofenác, Mobic, Celecoxib, Cataflam... Mỗi lần 1 viên sau ăn no (người đau dạ dày phải thận trọng). Hoặc dùng Salonpas dầu, Perskindol gel, Fastum gel... để xoa lên vùng đau, sưng (không thoa trên da trầy xước). Kết hợp chườm đá lạnh nếu có sưng, nóng.
* Thuốc chống đau răng, lở miệng: Dùng Aspirin (hoặc thuốc nhóm 4) để trị đau răng. Có thể kèm Paracetamol. Hay trị lở miệng bằng thuốc bôi như OrrePaste (ngoại) MouthPaste (VN).
* Thuốc trị ngứa do dị ứng với thức ăn, muỗi cắn: Dùng Prednisone 5mg 3 viên vào buổi sáng. Không dùng quá 3 ngày. Hay Cezil 10 mg uống 1 viên vào buổi tối.
* Thuốc nhỏ mắt thông thường: Dùng Efticol hoặc nước muối để rửa mắt khi bị khói hay bụi vào mắt. Dùng Chloraxin khi mắt đỏ có ghèn là loại kháng sinh nhẹ. Dùng V Rohto khi ngứa đỏ mắt, chống dị ứng. Dùng Refresh, Sanlene khi khô mắt do đi đường nhiều. Đây là các loại nước mắt nhân tạo.
* Các loại bông băng gạc và thuốc sát khuẩn: Như bông gòn, ôxy già để rửa các vết thương mới, vết thương có mủ hoặc không sạch. Thuốc Povidin 10% để sát khuẩn vết thương. Gạc miếng hấp sẵn băng cá nhân để băng vết thương nhỏ. Dùng băng vô trùng Urgo Sterile để băng các vết thương có diện lớn. Dùng DuoDerm để băng vết thương mặt, bàn tay, bỏng do chạm ống bô xe, các vết thương sạch vì băng dán cao cấp này không thấm nước, không cần thay băng.
AloBacsi.