Mùa lạnh, để phòng và chữa trị cảm cúm hiệu quả bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc về ăn uống và vệ sinh. Đặc biệt, cách chữa cảm cúm bằng tỏi đem lại hiệu quả bất ngờ.
Triệu chứng cảm cúm
Đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi.
Phòng và chữa trị cảm cúm
Ăn uống đủ chất: Bạn hãy tăng cường các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C…Có thể sử dụng cảm xuyên hương để phòng bệnh (trừ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh), sử dụng cảm xuyên hương dạng cốm cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi
Uống nhiều nước: Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bị cúm bạn nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp...), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn khó chịu.
Rửa tay thường xuyên: Khi bạn bị ốm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh.
Súc miệng nước muối: Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.
Bổ sung vitamin C: Hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn có thể sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
Xông hơi chữa cúm: Những dụng cụ giữ độ ẩm cho không khí là công cụ tuyệt vời mỗi khi bạn bị cảm cúm bởi vì virus không thể hoạt động trong môi trường ẩm. Bên cạnh đó, tắm nước nóng cũng là một ý hay bởi nó có tác dụng giúp cho cơ thể thư giãn rất hiệu quả.
Ăn tỏi: Có thể tỏi không phải là một gia vị hấp dẫn bạn nhưng nó lại là thực phẩm trị cảm cúm rất hiệu quả. Bạn có thể cho thêm tỏi vào món ăn của mình khi chế biến. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trị chứng cảm vẫn là ăn sống.
Muối và tỏi lâu nay được sử dụng hỗ trợ chữa cảm cúm rất hiệu quả.
Bài thuốc chữa cảm cúm bằng tỏi
Tỏi tên khoa học là Allium sativum L. Thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virut và kháng ký sinh trùng. Trong bài viết này, chúng tôi xin được một số cách dùng cụ thể để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
1. Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.
2. Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 - 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 - 3 lần trong ngày.
3. Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.
4. Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.
5. Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
6. Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
7. Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
8. Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
9. Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.
Triệu chứng cảm cúm
Đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi.
Phòng và chữa trị cảm cúm
Ăn uống đủ chất: Bạn hãy tăng cường các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C…Có thể sử dụng cảm xuyên hương để phòng bệnh (trừ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh), sử dụng cảm xuyên hương dạng cốm cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi
Uống nhiều nước: Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bị cúm bạn nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp...), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn khó chịu.
Rửa tay thường xuyên: Khi bạn bị ốm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh.
Súc miệng nước muối: Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.
Bổ sung vitamin C: Hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn có thể sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
Xông hơi chữa cúm: Những dụng cụ giữ độ ẩm cho không khí là công cụ tuyệt vời mỗi khi bạn bị cảm cúm bởi vì virus không thể hoạt động trong môi trường ẩm. Bên cạnh đó, tắm nước nóng cũng là một ý hay bởi nó có tác dụng giúp cho cơ thể thư giãn rất hiệu quả.
Ăn tỏi: Có thể tỏi không phải là một gia vị hấp dẫn bạn nhưng nó lại là thực phẩm trị cảm cúm rất hiệu quả. Bạn có thể cho thêm tỏi vào món ăn của mình khi chế biến. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trị chứng cảm vẫn là ăn sống.
Muối và tỏi lâu nay được sử dụng hỗ trợ chữa cảm cúm rất hiệu quả.
Bài thuốc chữa cảm cúm bằng tỏi
Tỏi tên khoa học là Allium sativum L. Thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virut và kháng ký sinh trùng. Trong bài viết này, chúng tôi xin được một số cách dùng cụ thể để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
1. Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.
2. Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 - 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 - 3 lần trong ngày.
3. Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.
4. Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.
5. Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
6. Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
7. Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
8. Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
9. Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.