6 thói quen khi mang thai giúp bé sinh ra thông minh hơn


17
1
1
31
Xu
35
Về mặt di truyền, trẻ sơ sinh thừa hưởng những đặc điểm từ bố mẹ. Tuy nhiên, lối sống của người mẹ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé khi còn nằm trong bụng. Làm theo 6 thói quen sau đây bạn có thể hình thành những ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển trí tuệ và cơ thể bé sơ sinh.

1. Tập thể dục thường xuyên

Mang thai không có nghĩa bạn phải dính chặt vào ghế và ăn uống liên tục. Phụ nữ mang thai cần phải tập thể dục mỗi ngày để đạt được những lợi ích tối đa về sức khỏe: giảm nguy cơ tiểu đường thai nghén, chống táo bón, tăng cân có kiểm soát, giảm thời gian chuyển dạ, ngăn cơn buồn nôn và nhiều hơn nữa.

Tập thể dục làm giải phóng các hormone feel-good được gọi là endorphin, thậm chí đi qua nhau thai và truyền vào bé. Ngoài ra, trong khi tập luyện, lưu lượng máu tăng trong cơ thể sẽ hỗ trợ sự phát triển của bé. Do đó, hãy bắt đầu chế độ tập luyện từ hôm nay nhé!

2. Tắm nắng

Thiên nhiên có cách nuôi dưỡng bé sơ sinh riêng của nó. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời có thể giúp bé phát triển xương. Hãy tập thói quen ngồi hoặc đi bộ dưới ánh mặt trời trong 20 phút mỗi ngày nhé.

Ngay cả khi bác sĩ đã cung cấp cho bạn đủ vitamin D, mặt trời vẫn có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời.

3. Mát-xa bụng bầu

Mát-xa luôn giúp con người thư giãn, nhẹ nhõm hơn hẳn. Hãy thử tưởng tượng bé sẽ thích thú thế nào nếu được mát-xa giống vậy!

Khi mang thai, mẹ cần thường xuyên chạm vào và mát-xa bụng mình nhẹ nhàng. Có một lớp mỡ mỏng và mô giữa mẹ và bé. Từ tuần 20, bé có thể cảm nhận những cái động chạm và v.u.ố.t v.e của mẹ. Có thể sử dụng dầu hạnh nhân để mát-xa dễ dàng hơn nhé.

4. Nghe nhạc hay

Âm nhạc có nhiều khả năng thần kỳ, giúp mẹ thư giãn và trấn an tinh thần cho bé. Âm nhạc có thể kích hoạt sự giải phóng các hóa chất như serotonin, không chỉ làm ổn định tâm trạng của mẹ mà còn giúp bé vui vẻ. Bạn thậm chí có thể đeo tai nghe gần với bụng của mình để bé nghe thấy những âm thanh nhẹ nhàng trong thời gian ngắn (nửa giờ là đủ) hằng ngày.

5. Trò chuyện với bé

Trò chuyện với bé trong khi bé còn nằm trong bụng mẹ nghe có vẻ là câu chuyện điên rồ, tuy nhiên là thói quen phát triển trí tuệ cho bé. Từ tuần 23, bé bắt đầu phát triển khả năng thính giác. Nhịp tim của mẹ sẽ là âm nhạc mỗi ngày cho bé, nhưng chúng có thể nghe thấy mẹ nói chuyện.

Trẻ sơ sinh tiếp xúc với các âm thanh và âm nhạc được lặp đi lặp lại nhiều lần khi nằm trong bụng mẹ có thể phản ứng với các ân thanh đó sau khi sinh bằng cách trở nên tỉnh táo và cảnh giác hơn với chúng. Mẹ có thể giao tiếp với bé bằng cách hát, trò chuyện và đọc sách cho bé nghe, bé có thể phản ứng bằng cách di chuyển xung quanh và đạp vào bụng mẹ.

6. Thay đổi vị giác

Chế độ ăn uống của mẹ có thể tác động đến vị giác và sở thích đồ ăn của bé. Vị giác của bé bắt đầu phát triển từ tuần 12. Vì bé hấp thụ rất nhiều nước ối xung quanh, những thức ăn mà bạn ăn vào, như cà rốt, có thể làm nước ối có vị. Điều này có thể làm bé yêu thích nước ép cà rốt hơn khi cai sữa.

Khi mang thai, mẹ nên ăn những bữa ăn lành mạnh và thử nhiều món ăn có mùi vị khác nhau.

Một bà mẹ khỏe mạnh sẽ sinh một đứa bé khỏe mạnh, cả thể chất và trí óc. Nếu mang thai lành mạnh, bao gồm: tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, tập những bài thể dục nhẹ thường xuyên và tránh các thói quen xấu trong cuộc sống (như uống rượu và hút thuốc), bé sinh ra sẽ nhận tối đa những lợi ích từ lối sống lành mạnh của bạn, và cả bạn cũng vậy!

Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl