Pù Luông - du lịch giá rẻ, nhiều thử thách


ghecattoc

Member
761
2
18
37
Xu
56
Mùa vàng không chỉ có ở Mù Cang Chải, Sa Pa hay Hoàng Su Phì, mà còn một nơi cũng không kém phần rực rỡ nhưng ít người biết đến. Đó là Pù Luông.
tour mien tay
Tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10: Thời điểm đẹp nhất để đến Pù Luông

Pù Luông - tên một khu bảo tồn quốc gia thuộc hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Những người thích “lang thang” hay đến Pù Luông để thưởng thức hương vị núi rừng hoang sơ, chưa bị khai thác du lịch, để tận hưởng những ruộng bậc thang xen kẽ trong khu vực rừng nguyên sinh.


Lúa chín ở Pù Luông.
Tới đây, bạn nên chọn hai thời điểm đẹp nhất trong năm: Tháng 5 - 6 hoặc tháng 9 - 10. Tháng 5 - 6 là thời điểm bắt đầu vụ lúa mới, cánh đồng lúa xanh đan xen với những đồng lúa vàng, tận hưởng không khí mát mẻ giữa mùa hè hay những làn sương nhẹ lững lờ trôi trong sáng sớm. Tháng 9 - 10 là thời điểm lúa chín rộ nhất, vùng núi yên bình bỗng trở nên rực rỡ, trù phú, dường như được thiên nhiên phủ lên một màu vàng ruộm hấp dẫn.

Để đến Pù Luông nên đi bằng xe máy, vì những con đường vào bản hẹp và rất chênh vênh, chỉ đủ để hai xe máy tránh nhau, ô tô không thể đi được. Bởi vậy, Pù Luông được nhắc đến như một địa điểm du lịch bụi giá rẻ và nhiều thử thách.

Có hai con đường để tới Pù Luông. Cách thứ nhất là đi qua Mai Châu, bản Lác, tới QL15C rồi hỏi đường rẽ vào Pù Luông. Cách thứ hai là đi từ Thanh Hóa, qua Cẩm Thủy rồi rẽ vào QL15C để tới Pù Luông. Vì có hai đường tiếp cận từ hai phía như vậy, nên khi đi Pù Luông, các bạn trẻ thường đi một đường và về một đường, bởi trên đường đi có rất nhiều điểm tham quan để ghé qua. Nếu có thời gian, hãy ghé vào suối cá thần Cẩm Thủy; Hoặc khi về đến Vân Đình, hãy ghé vào Quan Sơn nếu đang là mùa sen vì Quan Sơn là một hồ sen rất đẹp.
tour du lich mien tay
Cung đường thử thách

Thời gian dự tính cho chuyến “đi bụi” Pù Luông khá ngắn ngày, thông thường chỉ mất 2 - 3 ngày. Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội vào 18h30 tối thứ 6, đi Mai Châu, ăn tối tại Lương Sơn và nghỉ ở nhà sàn ở Bản Lác - một địa chỉ du lịch nổi tiếng, nằm trong thung lũng Mai Châu, cách Hà Nội khoảng 140 km. Đoàn chúng tôi nối đuôi nhau, rồng rắn uốn lượn theo những con đường ở dốc Cun, đèo Thung Khe. Nếu nhìn từ phía sau, cả đoàn trông giống một con rắn đốm đỏ đang trườn.


Thung lũng Kho Mường.

Chúng tôi tới bản Lác đúng nửa đêm. Nếu bạn cùng nhóm đi đông và đi buổi tối cần tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định khi đi đường như phân công người dẫn đoàn, chịu trách nhiệm dẫn đường và duy trì vận tốc ổn định của đoàn và người chốt đoàn để đảm bảo không ai bị tụt lại. Cùng đó, phải mặc áo phản quang, dán băng dính phản quang vào ba lô, mũ hoặc xe, trang bị bảo hộ và đi cách nhau 20m đủ khoảng cách an toàn để xử lí kịp thời khi gặp trường hợp nguy hiểm.

Ngày thứ hai của cuộc hành trình, bạn sẽ có cơ hội đón bình minh tại bản Lác, ăn cháo gà, đi dạo quanh cánh đồng ngoài làng và săn ảnh. Sau đó, bạn đừng quên đổ đầy bình xăng trước khi lên đường đi Pù Luông.

Cung đường trong ngày thứ hai sẽ là: Bản Lác - QL15C - Suối Poong - Kho Mường - Phố Đoàn - bản Nủa- bản Cao Hong - bản Kịt. Sau khi vượt qua những con đường đất và suối đá gồ ghề, điểm dừng chân buổi trưa sẽ là Kho Mường, tại nhà bác Hà Đình Nếch, bao quanh là cánh đồng lúa vàng óng.
can ho gia re
Trên đường đi Phố Đoàn, đừng quên rẽ vào thác nước bản Hiêu. Chúng ta sẽ gặp chiếc cầu treo cùng với những guồng nước đặc trưng của người Thái. Đường vào bản Kịt thực sự là thử thách cho những tay lái lụa, với con đường hẹp, dốc; đôi khi dựng đứng, dốc lên dốc xuống liên tục, chiếc cầu có khi chỉ là một thân cây ngả ra. Bản Kịt là một bản vùng sâu, vùng xa, sâu trong khu bảo tồn Pù Luông. Lúa tại bản Kịt nằm xen lẫn trong núi, khi nắng chiếu xiên, tạo thành các tia sáng, khiến người ta có cảm giác cảnh vừa thực, vừa mơ.

Một điểm lưu ý khi tới bản Kịt, sau gần hai ngày rong ruổi trên những con “ngựa sắt”, bạn nhớ chuẩn bị lương thực đủ cho cả đoàn bởi buổi tối tại bản Kịt rất khó để tìm mua đồ ăn cũng như thực phẩm.

Vào ngày thứ ba, bạn nên trở về theo cung đường bản Kịt - Phố Đoàn - Cẩm Thủy - đường HCM - Vân Đình - Hà Nội. Từ Phố Đoàn về đến Hà Nội, cung đường lại dễ đi, lưu lượng giao thông thấp. Con đường rộng, vắng, núi đá xung qua lởm chởm với nhiều hình thù thú vị. Đây có thể coi là thời gian thư giãn nhất trong suốt hành trình…
 

ghecattoc

Member
761
2
18
37
Xu
56
Nằm ngay trong lòng TP Cẩm Phả, cách quốc lộ 18A khoảng 3km (đường đi vào cụm Cảng Km6, Quang Hanh), bãi tắm Lương Ngọc đã trở thành địa chỉ quen thuộc với người dân thành phố than. Nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách đến Quảng Ninh.


tour mien tay
Bãi tắm Lương Ngọc thuộc Công ty CP Đầu tư phát triển 324. Đây là một bãi tắm mới được UBND tỉnh công nhận là bãi tắm đạt tiêu chuẩn bãi tắm du lịch theo Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 30/5/2017. Điều khá ấn tượng với du khách khi đến đây, đó là không gian khu du lịch bãi tắm Lương Ngọc khá yên tĩnh, thoáng đãng, không khí trong lành khác hẳn với sự ồn ào, bụi bặm của thành phố công nghiệp than. Bãi tắm Lương Ngọc cát trắng mịn, trải dài hình cánh cung ôm lấy bờ Vịnh Bái Tử Long. Nước biển ở đây trong xanh, sóng không quá lớn nên rất thích hợp cho du khách trong những chuyến nghỉ dưỡng, tắm biển. Ở chòi canh trên bãi tắm luôn có đội cứu hộ túc trực sẵn sàng, an ninh đảm bảo.
tour du lich mien tay
Khu dịch vụ phục vụ du khách được đầu tư khá bài bản, có các dịch vụ cho thuê như: Xuồng cao tốc, mô tô nước, bàn ghế ngồi ngắm cảnh... Con đường đi dạo trên bãi tắm cũng là một trải nghiệm hết sức thú vị cho du khách khi đến đây.
Nếu bạn đã hơi “nhàm chán” về việc đến những nơi quen thuộc như bãi tắm Hạ Long, Tuần Châu hoặc không muốn đi quá xa như Minh Châu - Quan Lạn, Vân Đồn, Cô Tô, bạn có thể đến bãi tắm Lương Ngọc. Đây thực sự là những trải nghiệm mới mẻ khi bạn đến với thành phố công nghiệp than.

can ho gia re
Mặc dù mới đi vào hoạt động từ đầu mùa hè năm nay, nhưng bãi tắm Lương Ngọc đã thu hút một lượng khách khá đông, đặc biệt là những ngày cuối tuần không chỉ là người dân địa phương mà du khách thập phương đến vui chơi, trải nghiệm tắm biển. Giá vé dịch vụ tắm biển và tắm tráng cho người lớn là 30.000 đồng/người, trẻ em 20.000 đồng/người. Nếu mua vé 1 tháng, người lớn là 450.000 đồng/người, trẻ em 300.000 đồng/người. Giá vé gửi xe ô tô là 30.000 đồng/xe, xe máy 10.000 đồng/xe. Ai đăng ký mua vé cả tháng, giá xe ô tô là 450.000 đồng/xe, xe máy là 150.000 đồng/xe. Giá chụp ảnh cưới, lưu động là 500.000 đồng/lượt, tổ chức sự kiện ngoài trời là 1.000.000 đồng/lượt./.
 

ghecattoc

Member
761
2
18
37
Xu
56
Du lịch Kon Tum
Kon Tum – mảnh đất của thiên nhiên tuyệt đẹp và dấu tích văn hóa Tây Nguyên

Nhắc đến Kon Tum người ta sẽ nhớ ngay tới vùng đất thuộc cực Bắc của Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương – một điểm trong danh sách cần check – in của giới phượt thủ. Đên Kon Tum bạn sẽ choáng ngợp vì đâu đâu cũng là màu xanh mát mắt của cây cối cùng “bạt ngàn cà phê, bạt ngàn cao su và bạt ngàn thông reo". Nơi đây cũng được mệnh danh là “vương quốc” của loài cây sâm đắng.
tour mien tay

Kon Tum nổi tiếng với nét hoang dã của thiên nhiên còn lưu giữ tại vườn quốc Gia Chư Mom Ray. Cái thơ mộng, xanh mướt tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – Đà Lạt 2 của Tây Nguyên. Đỉnh núi Ngọc Linh cao vời vợi – nơi phượt thủ luôn mong ngóng cơ hội chinh phục. Kon Tum cũng có hàng trăm những ngọn thác, suối nước nóng tự nhiên lớn, nhỏ khác nhau đi tận sâu vào núi rừng. Dòng sông Poko uốn lượn và dòng Dakbla hùng vĩ đã gắn bó với nhân dân Kon Tum trong suốt quá trình lịch sử giữ nước, ngày nay cũng góp sức bồi đắp phù sa, tạo nên một Kon Tum phồn thịnh như hôm nay.
Là cái nôi nuôi dưỡng đồng bào dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa cùng lịch sử hình thành từng chịu sự cai quản của thực dân Pháp, Kon Tum có những công trình mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa địa phương và dấu ấn thời đại. Có thể nhắc tới như nhà Thờ Gỗ hơn 100 tuổi – tuyệt tác đứng vững với thời gian một công trình kiến trúc được thiết kế có sự giao thoa của kiến trúc Roman (Châu Âu) và kiến trúc nhà sàn của người Ba Na.
Ngoài nhà Thờ Gỗ, bạn có thể ghé thăm Ngục Kon Tum, tòa Giám Mục, Cầu treo Konklor, Sông Dakbla, Chùa Bác Ái, quán cà phê Indochine của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa với thiết kế ấn tượng được xếp vào top 5 thế giới…
tour du lich mien tay

Vài nét về lịch sử hình thành tỉnh Kon Tum

Về tên gọi Kon Tum: Kon Tum theo tiếng Ba Na nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ). Theo truyền thuyết, Kon Tum chỉ tên gọi ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng Đăk Bla mà hiện nay nằm ở thành phố Kon Tum.
Từ xa xưa, Kon Tum nguyên là một vùng đất sơ khai của các bộ tộc tự trị với sự sinh sống của các dân tộc bản địa gồm Xơ-đăng, Ba Na, Giẻ-triêng, Ra-glai, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Do vị trí vùng đệm giữa Chiêm Thành và Chân Lạp, các bộ tộc tại Kon Tum thường trở thành mục tiêu các cuộc cướp bóc và buôn bán nô lệ. Mãi đến thế kỷ 12, sau khi đánh bại được Chân Lạp, Chiêm Thành mới toàn quyền ảnh hưởng trên toàn vùng Tây Nguyên, đặc quyền đô hộ lên vùng này.
Năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành, đẩy lùi chính quyền Chiêm Thành về phía Nam đã cử các sứ thần thu phục các bộ tộc ở Tây Nguyên và sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Năm 1840, triều đình Huế cho lập Bok Seam, một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và bộ tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Trong thời gian này, các giáo sĩ Thiên chúa giáo cũng tìm cách mở đường truyền đạo, trong đó đã lên tới Kon Tum và đặt cơ sở tôn giáo ở đây vào năm 1850.
Năm 1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, do công sứ Pháp là Leon Plantié nắm quyền cai trị, gồm hai tòa đại lý hành chính mơi thành lập là Kon Tum (thuộc Bình Định) và Cheo Reo (thuộc Phú Yên). Đến năm 1907, thực dân Pháp lại bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.
can ho gia re

Năm 1913, chính quyền thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột. Kể từ đây, tỉnh Kon Tum trải qua nhiều lần phân chia, sáp nhập và thay đổi.
Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thị xã Kon Tum.
Năm 1946, người Pháp tái chiếm lại Kon Tum và sau đó trao lại quyền kiểm soát về danh nghĩa cho Quốc gia Việt Nam để thành lập Hoàng triều cương thổ.
Tháng 2 - 1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của Việt Minh.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, phía Quốc gia Việt Nam tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum được chia thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.
Năm 1974, quân Giải phóng tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk.
Ngày 16 - 3 - 1975, quân giải phóng và dân chúng trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của Việt Nam Cộng hòa ở nội thị, chiếm được thị xã và toàn tỉnh Kon Tum.
Tháng 10 /1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Năm 1991, tỉnh Gia Lai - Kon Tum được tách thành 2 tỉnh mới là Gia Lai và Kon Tum.
Năm 2009, thị xã Kon Tum được nâng cấp lên thành thành phố Kon Tum.
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl