Trong tháng 9 năm 2011, Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hai trường hợp nguy kịch vì bị dị vật đường thở phải nhập viện điều trị. Nạn nhân thứ nhất là bé K.V.B. 3 tuổi, cư trú tại tỉnh Bình Thuận do bị hóc hạt đậu phụng. Nạn nhân thứ hai là bé Đ.T.M. 2 tuổi, cư trú tại tỉnh Đăk Lăk do bị hóc một hạt dưa còn nguyên vỏ. Các nạn nhân đã được bác sĩ phát hiện, dùng phương pháp nội soi để lấy dị vật kịp thời, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Cần cảnh giác về tai nạn này.
Nguyên nhân bị dị vật đường thở
Đối với trẻ em, dị vật đường thở xảy ra do khi chơi đùa trẻ nhỏ thường có thói quen cho tất cả các thứ đồ chơi vào miệng, đặc biệt là các thứ đồ chơi có kích thước quá nhỏ hoặc các loại hạt như hạt đậu, hạt ngô... Dị vật đường thở cũng có thể xảy ra do khi ăn uống, trẻ bị sặc chất sữa, chất bột hoặc thuốc uống... Ngoài ra khi trẻ bị nôn, chất nôn có thể trào ngược vào đường thở.
Đối với người lớn, dị vật đường thở xảy ra do ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở. Ngoài ra cũng có thể do tai nạn làm cho máu, chất dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở...
Nguy cơ của dị vật đường thở rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bị dị vật đường thở
Khi nạn nhân bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
Nếu bị tắc nghẽ đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.
Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Xử trí dị vật đường thở
Việc xử trí dị vật đường thở thường được thực hiện tùy theo nhóm tuổi bị tai nạn. Có 3 nhóm tuổi được phân loại trong xử trí cấp cứu là trẻ con dưới 1 tuổi, trẻ em từ 1 đến 8 tuổi, trẻ em trên 8 tuổi và người lớn.
-Đối với trẻ con dưới 1 tuổi: áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện với người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Người sơ cứu vỗ 5 lần vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.
Phương pháp ép ngực được thực hiện nếu dị vật chưa thoát ra sau khi dùng phương pháp vỗ lưng. Cần lật trẻ nằm ngữa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Xác định vị trí ép ngực trẻ ở dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú. Để tìm vị trí ép ngực chính xác, cần đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vừa phải theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.
Nên làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi vị vật đường thở được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra, trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh.
-Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi: cũng áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép bụng.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện bằng 2 cách. Cách thứ nhất với người sơ cứu ngồi, đặt trẻ nằm vắt ngang qua đùi người sơ cứu ở tư thế cổ ngữa, đầu thấp hơn ngực. Vỗ vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của trẻ, đồng thời kiểm tra dị vật đường thở có được tống ra ngoài không. Cách thứ hai với người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai và kiểm tra dị vật đã được tống ra ngoài chưa. Sau khi thực hiện phương pháp vỗ lưng, nếu dị vật chưa ra, có thể dùng phương pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich.
Phương pháp ép bụng hay phương pháp Heimlich được thực hiện bằng cách cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, từ dưới lên trên.
Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai phương pháp vỗ lưng và ép bụng nêu trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra và trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh.
-Đối với trẻ em trên 8 tuổi và người lớn: cũng áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép bụng.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện bằng cách cho nạn nhân đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của nạn nhân và kiểm tra dị vật. Sau khi vỗ mạnh vào lưng, dị vật chưa được tống ra ngoài thì dùng phương pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich.
Phương pháp ép bụng hay phương pháp Heimlich được thực hiện bằng cách cho nạn nhân đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ hoặc đứng ở phía sau nạn nhân, vòng hai tay ra phía trước bụng nạn nhân, 1 tay người sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, từ dưới lên trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai phương pháp vỗ lưng và ép bụng nêu trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra và nạn nhân trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp nạn nhân bị bất tỉnh.
Phòng ngừa dị vật đường thở
Để phòng ngừa dị vật đường thở, phụ huynh không nên để trẻ chơi với các đồ chơi có kích thước nhỏ. Trẻ em rất hiếu động, vì vậy luôn luôn cần có người trông nom trẻ thường xuyên. Khi cho trẻ ăn uống, không nên quát tháo trẻ hoặc bắt ép trẻ phải ăn uống quá mức.
Qua hai tai nạn dị vật đường thở xảy ra ở trẻ em được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 9/2011, các phụ huynh cũng cần cảnh giác, chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn các loại hạt như hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương, đậu phụng... hoặc những loại hoa quả chưa lấy hạt như mãng cầu, nhãn, chôm chôm, dưa hấu… vì trẻ có thể bị ho sặc làm cho các hạt rơi vào đường thở tạo nên dị vật đường thở, đồng thời cũng có thể gây viêm phổi, xẹp phổi, trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Impe-qn.org.vn
Nguyên nhân bị dị vật đường thở
Đối với trẻ em, dị vật đường thở xảy ra do khi chơi đùa trẻ nhỏ thường có thói quen cho tất cả các thứ đồ chơi vào miệng, đặc biệt là các thứ đồ chơi có kích thước quá nhỏ hoặc các loại hạt như hạt đậu, hạt ngô... Dị vật đường thở cũng có thể xảy ra do khi ăn uống, trẻ bị sặc chất sữa, chất bột hoặc thuốc uống... Ngoài ra khi trẻ bị nôn, chất nôn có thể trào ngược vào đường thở.
Đối với người lớn, dị vật đường thở xảy ra do ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở. Ngoài ra cũng có thể do tai nạn làm cho máu, chất dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở...
Nguy cơ của dị vật đường thở rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bị dị vật đường thở
Khi nạn nhân bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
Nếu bị tắc nghẽ đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.
Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Xử trí dị vật đường thở
Việc xử trí dị vật đường thở thường được thực hiện tùy theo nhóm tuổi bị tai nạn. Có 3 nhóm tuổi được phân loại trong xử trí cấp cứu là trẻ con dưới 1 tuổi, trẻ em từ 1 đến 8 tuổi, trẻ em trên 8 tuổi và người lớn.
-Đối với trẻ con dưới 1 tuổi: áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện với người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Người sơ cứu vỗ 5 lần vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.
Phương pháp ép ngực được thực hiện nếu dị vật chưa thoát ra sau khi dùng phương pháp vỗ lưng. Cần lật trẻ nằm ngữa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Xác định vị trí ép ngực trẻ ở dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú. Để tìm vị trí ép ngực chính xác, cần đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vừa phải theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.
Nên làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi vị vật đường thở được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra, trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh.
-Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi: cũng áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép bụng.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện bằng 2 cách. Cách thứ nhất với người sơ cứu ngồi, đặt trẻ nằm vắt ngang qua đùi người sơ cứu ở tư thế cổ ngữa, đầu thấp hơn ngực. Vỗ vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của trẻ, đồng thời kiểm tra dị vật đường thở có được tống ra ngoài không. Cách thứ hai với người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai và kiểm tra dị vật đã được tống ra ngoài chưa. Sau khi thực hiện phương pháp vỗ lưng, nếu dị vật chưa ra, có thể dùng phương pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich.
Phương pháp ép bụng hay phương pháp Heimlich được thực hiện bằng cách cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, từ dưới lên trên.
Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai phương pháp vỗ lưng và ép bụng nêu trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra và trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh.
-Đối với trẻ em trên 8 tuổi và người lớn: cũng áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép bụng.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện bằng cách cho nạn nhân đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của nạn nhân và kiểm tra dị vật. Sau khi vỗ mạnh vào lưng, dị vật chưa được tống ra ngoài thì dùng phương pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich.
Phương pháp ép bụng hay phương pháp Heimlich được thực hiện bằng cách cho nạn nhân đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ hoặc đứng ở phía sau nạn nhân, vòng hai tay ra phía trước bụng nạn nhân, 1 tay người sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, từ dưới lên trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai phương pháp vỗ lưng và ép bụng nêu trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra và nạn nhân trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp nạn nhân bị bất tỉnh.
Phòng ngừa dị vật đường thở
Để phòng ngừa dị vật đường thở, phụ huynh không nên để trẻ chơi với các đồ chơi có kích thước nhỏ. Trẻ em rất hiếu động, vì vậy luôn luôn cần có người trông nom trẻ thường xuyên. Khi cho trẻ ăn uống, không nên quát tháo trẻ hoặc bắt ép trẻ phải ăn uống quá mức.
Qua hai tai nạn dị vật đường thở xảy ra ở trẻ em được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 9/2011, các phụ huynh cũng cần cảnh giác, chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn các loại hạt như hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương, đậu phụng... hoặc những loại hoa quả chưa lấy hạt như mãng cầu, nhãn, chôm chôm, dưa hấu… vì trẻ có thể bị ho sặc làm cho các hạt rơi vào đường thở tạo nên dị vật đường thở, đồng thời cũng có thể gây viêm phổi, xẹp phổi, trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Impe-qn.org.vn
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,672
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,857