Bệnh gút thứ phát là một trong những thể của bệnh gút. Theo thống kê cho thấy, có đến 5-10% trong tổng số người bệnh mắc phải thể thứ phát này, với các triệu chứng rất nặng và việc điều trị vô cùng khó khăn so với bệnh gút nguyên phát. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hiệu quả sẽ cao hơn. Thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về bệnh gut thu phat cũng như cách điều trị bệnh.
Bệnh gút thứ phát ít gặp hơn so với bệnh gút nguyên phát. Bệnh thường gặp ở nam giới trong tuổi trung niên, thường gặp hơn là thể viêm khớp cấp di chuyển hơn là thể ngón chân cái và rất ít gặp nhất là thể đa khớp có u cục, thường kèm theo các triệu chứng khác như sỏi thận, lắng đọng urat ở nhu mô thận.
Khi tìm thấy nguyên nhân gây ra bệnh và loại trừ các nguyên nhân này thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Nguyên nhân gây bệnh gút thứ phát
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút thứ phát là do tình trạng tăng axit uric trong máu thứ phát được gây ra bởi các bệnh lý liên quan như huyết học, suy thận, suy giáp, đái tháo đường nhiễm toan, hội chứng down, tăng huyết áp, ung thư...
- Gút phát bệnh do các nhóm thuốc điều trị như: aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc lao, nhóm salicylat, corticoid... gây ra.
- Bệnh gút xảy ra sau các bệnh lý về máu như bệnh da hồng cầu, một số bệnh thiếu máu do tan máu, lơxêmi cấp và kinh thể tủy, bệnh Hodgkin, sarcom hạch...
- Còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh gút nhưng rất ít gặp như bệnh thận do thai nghén, suy tuyến giáp, gan nhiễm glycogen, cường cận giáp. Bên cạnh đó, những người thường nhịn đói, ăn uống không đúng giờ, hoạt động thể lực nặng, ngộ độc rượu cấp... cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này.
- Ngoài ra, bệnh gút còn có thể xảy ra do yếu tố di truyền từ bố mẹ, bẩm sinh và đặc trưng bởi 3 điểm như sau: tăng việc sản xuất acid uric (gọi là tăng acid uric trong máu), rối loạn thần kinh, bất thường về nhận thức và hành vi. Hầu hết bệnh nhân gút đều là nam giới, có tiên lượng sâu và ít bệnh nhân sống trên 40 tuổi.
Triệu chứng bệnh gút thứ phát
- Biểu hiện bệnh gút thứ phát đó là xuất hiện những cơn đau rất dữ dội, có hiện tượng sưng, nóng, đỏ và khởi phát một cách đột ngột, biểu hiện đầu tiên của bệnh thường xảy ra ở khớp bàn chân, ngón chân cái, sau đó lan rộng ra các khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, khuỷu tay, cổ tay...
- Những cơn đau gút này thường xuất hiện vào ban đêm, đặc biệt là nửa đêm gần đến sáng, hay sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống nhiều rượu bia... Nếu không có biện pháp phòng chống và điều trị thích hợp sẽ tạo điều kiện cho axit uric kết tinh lại các khớp làm giảm chức năng đệm đỡ, gây biến dạng khớp, làm tổn thương nghiêm trọng đến thận, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim... gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị bệnh gút thứ phát
- Để điều trị gút thứ phát, ta cần ưu tiên điều trị các triệu chứng của bệnh trước tiên. Việc điều trị các triệu chứng bệnh gút nhằm chấm dứt quá trình viêm gút cấp, các loại thuốc thường dùng là colchicin; thuốc hạ axit uric trong máu; kết hợp với đó là chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc thì người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ vì tác dụng phụ của những loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đến bệnh nhân như sỏi thận, suy thận, rối loạn cơ quan tạo máu...
- Phương pháp phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định đối với người bệnh có hạt tophi quá lớn, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hay chèn ép gây biến chứng.
- Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh gút thứ phát cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều purin, giảm lượng chất béo, uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp cho việc đào thải axit uric được tăng cường và hạn chế sự kết tinh urat tại các ống thận và làm giảm nguy cơ bị sỏi thận do bệnh gây ra.
Bệnh gút thứ phát ít gặp hơn so với bệnh gút nguyên phát. Bệnh thường gặp ở nam giới trong tuổi trung niên, thường gặp hơn là thể viêm khớp cấp di chuyển hơn là thể ngón chân cái và rất ít gặp nhất là thể đa khớp có u cục, thường kèm theo các triệu chứng khác như sỏi thận, lắng đọng urat ở nhu mô thận.
Khi tìm thấy nguyên nhân gây ra bệnh và loại trừ các nguyên nhân này thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Nguyên nhân gây bệnh gút thứ phát
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút thứ phát là do tình trạng tăng axit uric trong máu thứ phát được gây ra bởi các bệnh lý liên quan như huyết học, suy thận, suy giáp, đái tháo đường nhiễm toan, hội chứng down, tăng huyết áp, ung thư...
- Gút phát bệnh do các nhóm thuốc điều trị như: aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc lao, nhóm salicylat, corticoid... gây ra.
- Bệnh gút xảy ra sau các bệnh lý về máu như bệnh da hồng cầu, một số bệnh thiếu máu do tan máu, lơxêmi cấp và kinh thể tủy, bệnh Hodgkin, sarcom hạch...
- Còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh gút nhưng rất ít gặp như bệnh thận do thai nghén, suy tuyến giáp, gan nhiễm glycogen, cường cận giáp. Bên cạnh đó, những người thường nhịn đói, ăn uống không đúng giờ, hoạt động thể lực nặng, ngộ độc rượu cấp... cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này.
- Ngoài ra, bệnh gút còn có thể xảy ra do yếu tố di truyền từ bố mẹ, bẩm sinh và đặc trưng bởi 3 điểm như sau: tăng việc sản xuất acid uric (gọi là tăng acid uric trong máu), rối loạn thần kinh, bất thường về nhận thức và hành vi. Hầu hết bệnh nhân gút đều là nam giới, có tiên lượng sâu và ít bệnh nhân sống trên 40 tuổi.
Triệu chứng bệnh gút thứ phát
- Biểu hiện bệnh gút thứ phát đó là xuất hiện những cơn đau rất dữ dội, có hiện tượng sưng, nóng, đỏ và khởi phát một cách đột ngột, biểu hiện đầu tiên của bệnh thường xảy ra ở khớp bàn chân, ngón chân cái, sau đó lan rộng ra các khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, khuỷu tay, cổ tay...
- Những cơn đau gút này thường xuất hiện vào ban đêm, đặc biệt là nửa đêm gần đến sáng, hay sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống nhiều rượu bia... Nếu không có biện pháp phòng chống và điều trị thích hợp sẽ tạo điều kiện cho axit uric kết tinh lại các khớp làm giảm chức năng đệm đỡ, gây biến dạng khớp, làm tổn thương nghiêm trọng đến thận, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim... gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị bệnh gút thứ phát
- Để điều trị gút thứ phát, ta cần ưu tiên điều trị các triệu chứng của bệnh trước tiên. Việc điều trị các triệu chứng bệnh gút nhằm chấm dứt quá trình viêm gút cấp, các loại thuốc thường dùng là colchicin; thuốc hạ axit uric trong máu; kết hợp với đó là chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc thì người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ vì tác dụng phụ của những loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đến bệnh nhân như sỏi thận, suy thận, rối loạn cơ quan tạo máu...
- Phương pháp phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định đối với người bệnh có hạt tophi quá lớn, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hay chèn ép gây biến chứng.
- Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh gút thứ phát cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều purin, giảm lượng chất béo, uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp cho việc đào thải axit uric được tăng cường và hạn chế sự kết tinh urat tại các ống thận và làm giảm nguy cơ bị sỏi thận do bệnh gây ra.