Tìm hiểu triệu chứng bệnh gút qua từng giai đoạn


laasd15

Member
202
0
16
32
Xu
0
Gút là một căn bệnh viêm khớp do tinh thể muối urat lắng đọng và gây bệnh, đặc trưng bởi các cơn đau gút cấp tính tái phát thường xuyên. Thông thường, bệnh gút sẽ xảy ra một cách đột ngột, không dự báo trước khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội tại các khớp, đặc biệt là ngón chân cái. Tuy nhiên cũng không quá khó để nhận biết các triệu chứng bệnh gút. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể của bệnh gút trong từng giai đoạn.




Triệu chứng bệnh gút trong giai đoạn đầu

- Nồng độ axit uric trong máu tăng cao vượt quá mức cho phép từ 420mmol/lít trở lên nhưng chưa xuất hiện triệu chứng rõ rệt, không gây ra cơn đau gút cấp tính.

- Triệu chứng bệnh gút ở chân (được gọi là podagra): Tinh thể axit uric trong máu tích tụ ở khớp theo thời gian, gây ra những triệu chứng điển hình như nóng, sưng mềm và đau ở một số khớp nhất định, đặc biệt là ngón chân cái và thường xảy ra rõ rệt vào ban đêm, kéo dài liên tục trong vài tiếng đồng hồ, cơn đau có thể nặng đến mức người bệnh không thể chịu nổi sức nặng của lớp chăn mỏng đắp phía trên.

- Cơn đau gút sẽ tự giảm dần trong 3-10 ngày, thậm chí không để lại di chứng nào tại khớp mà không cần điều trị.

- Khi cơn gút đã giảm, lớp da xung quanh khớp bắt đầu đau đớn và có thể tróc ra hay ngứa ngáy, cũng có thể bị nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách.

- Người bệnh còn có triệu chứng sốt cao toàn thân, lạnh run, thậm chí ở một số trường hợp còn có biểu hiện ói mửa... gây khó khăn trong việc vận động và khả năng di chuyển của người bệnh.

- Ngoài ra, có nhiều trường hợp không xuất hiện các triệu chứng bệnh gút như trên mà chỉ xuất hiện một trong số các triệu chứng này, điều này có nghĩa là axit uric đã tích tụ và kết tủa tại khớp bệnh. Cơn đau gút đầu tiên có thể chỉ kéo dài khoảng 2-5 ngày và 6 tháng đến 2 năm mới đau trở lại.

- Trong thời gian này, axit uric sẽ tiếp tục kết tủa và lắng đọng tại các khớp, quá trình này tiếp tục diễn ra nhưng người bệnh lại không hề hay biết.


Triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn mãn tính

- Trong giai đoạn này, cơn đau gút sẽ xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày liền và thậm chí là trong vài tuần, vài tháng, đồng thời cơn đau gút sẽ dữ dội hơn.

- Có biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả ở tay và chân của người bệnh. Cơn đau có thể đối xứng và kèm theo nhiều u cục xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, mắc cá, đầu gối...

- Nếu bệnh tiếp tục kéo dài, khiến cho các khớp bị biến dạng, phá hủy xương khớp, co cứng và khó cử động hoặc teo cơ...

- Ngoài ra, có một số trường hợp có thể mắc các bệnh lý khác như về tim mạch, sỏi thận, suy thận... biến dạng khớp có thể gây tàn phế suốt đời hoặc thậm chí là tử vong.



4 giai đoạn phát triển của bệnh gout

Gút là một căn bệnh nan y, vì thế mỗi người nên biết rõ về các triệu chứng của bệnh gout để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc mà nó có thể gây ra.


Giai đoạn 1: Nồng độ axit uric trong máu tăng cao nhưng không xuất hiện triệu chứng

- Nồng độ axit uric của người bệnh trên 6.0mg/dL hoặc 420 µmol/l

- Triệu chứng: Chưa có bất kì triệu chứng rõ rệt nào và cũng không xuất hiện cơn đau gút cấp tính

- Biện pháp: Người bệnh gút không nên sử dụng các loại thuốc điều trị ngay mà nên theo dõi và kiểm soát nồng độ axit uric định kì. Đồng thời, có chế độ ăn uống hợp lý và thay đổi lối sống cho lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công.


Xem ngay: Bệnh gút nên ăn gì?


Giai đoạn 2: Xuất hiện cơn gút cấp tính

- Nồng độ axit uric của người bệnh ở mức cao

- Triệu chứng:

Cơn đau gút cấp tính, các tinh thể urat đã lắng đọng tại các khớp kích hoạt và gây ra cơn đau đớn dữ dội, sưng đỏ tại khớp, khi dùng tay sờ vào chỗ sưng thì có cảm giac nóng và đỏ lên. Cơn đau sẽ dần dần biến mất trong 3-10 ngày, thậm chí là không cần phải điều trị.


Sau cơn đau gút đầu tiên, trong vòng nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể sẽ không xảy ra cơn đau gút nào nữa, có nhiều bệnh nhân sau 10 năm thì cơn đau gút mới xuất hiện lần thứ 2. Nhưng kể lần thứ 2 trở lên thì cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Biện pháp:

Khi xuất hiện cơn đau gút cấp tính thì bệnh nhân cần đi khám bác sĩ ngay và nhận tư vấn. Có thể sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục cơn đau, nhưng cách này không thể giải quyết được nguyên nhân tận gốc gây ra bệnh gút là các tinh thể muối urat.


Bên cạnh đó, bệnh nhân gút nên giữ cho nồng độ acid uirc ở mức dưới 6mg/dL bằng cách sử dụng những sản phẩm làm giảm acid uric, để duy trì nồng độ acid uric ở mức độ an toàn.



Giai đoạn 3: Giai đoạn chuyển giao


- Nồng độ axit uric trong máu cao hoặc rất cao so với mức cho phép, tích tụ dần tại khớp ở dạng muối urat.

- Triệu chứng:

Tính từ lúc cơn đau gút cấp tính đầu tiên xuất hiện cho đến giai đoạn này thường mất khoảng 5-10 năm, nhưng đến nhanh hay chậm vẫn tùy vào cơ địa và chế độ sinh hoạt của từng người bệnh.


Ở trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy cơn đau xuất hiện thường xuyên, các khớp của bệnh nân cũng hoạt động khá bình thường, các triệu chứng sẽ không xuất hiện.


Tuy nhiên, các tinh thể urat vẫn đang dần hình thành và lắng đọng mỗi ngày tại các khớp bệnh, khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.

- Biện pháp:

Tốt nhất, người bệnh nên duy trì nồng độ axit uric ở mức 6mg/dL để kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn.


Giai đoạn 4: Mãn tính

- Nồng độ axit uric rất cao so với ngưỡng cho phép.

- Triệu chứng:

Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút (được gọi là viêm khớp mãn tính). Lúc này, tại các khớp sẽ xuất hiện những cục tophi ở dưới da và thường không cố định. Lớp da tại những vị trí này có thể mỏng và đỏ, cục tophi nằm ở sát da có thể có màu kem hoặc vàng.

Ban đầu, các cụ tophi thường gặp ở gần khuỷu tay, trên ngón tay, ngón chân, hay trên vành ngoài tai của người bệnh.

Nếu tình trạng cứ tiếp tục tiến triển mà không điều trị thì các cục tophi có thể xuất hiện ở lớp sụn của tai hay các mô quanh khớp (túi dịch, dây chằng và gân), gây đau đớn, sưng viêm, nóng đỏ. Có thể dẫn đến tàn tật, cũng như sụn và xương bị hủy hoại.

Trong giai đoạn này, các khớp thường bị viêm, biến dạng và phá hủy xương sụn, chức năng thận bị suy giảm đáng kể, thận bị viêm hoặc có sỏi và bị phá hoại liên tục. Theo thống kê cho thấy, có đến 10-25% người bị bệnh gút sẽ bị sỏi thận, 10-40% người bệnh gút có sỏi thận trước khi bị cơn đau khớp.



- Biện pháp:

Người bệnh cần thay đổi lối sống cho phù hợp, giảm béo với những người thừa cân, tránh ăn quá nhiều đạm động vật, nên hạn chế hoặc không uống rượu bia, nên uống nhiều nước và chất lỏng mỗi ngày.

Đồng thời, kết hợp việc uống thuốc gây ức chế quá trình hình thành muối urat và đào thải nó ra khỏi cơ thể.

Tham khảo: Nguyên nhân bệnh gút
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl