Trước khi mang thai tiêm phòng ngừa một số bệnh có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi là điều nên làm. Hãy cùng http://phanmemquanlyphongkham.net điểm qua 5 căn bệnh có khả năng phòng ngừa được nhé.
Rubella: Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kì có thể lây cho thai nhi, gây ra sẩy thai hoặc nhiều dị tật bẩm sinh cho trể như mù, điếc, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật ở tim,... Vì vậy, trước khi thụ thai ít nhất ba tháng, phụ nữ phải đi tiêm phòng Rubella một mũi duy nhất.
Hãy đến những phòng khám sản uy tín để thực hiện những mũi tiêm này.
Viêm gan siêu vi B: Phụ nữ có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước hoặc có thể lúc nào trong thời gian mang thai. Thống kê cho thấy nếu mẹ mang thai bị nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây truyền bệnh cho Trẻ sơ sinh không đáng kể (dưới 1%) nhưng nếu mẹ bị nhiễm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa, nguy cơ lây nhiễm cho trẻ là 10 - 20%, nguy cơ này tăng đến 90% nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì thể phụ nữ nên tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai để tránh lây truyền cho con.
Thủy đậu: Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ bị dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt tay chân. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển vius lây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. vì vậy, trước khi chuẩn bị có thai, phụ nữ nên tiêm phòng bệnh thủy đậu một lần duy nhất và ít nhất 3 tháng sau đó mới nên có thai.
Tiêm phòng cúm: Phụ nữ cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai để phòng tránh những cơn cúm trong thời gian mang thai và nhất là phòng trách dị tật thai khi bị cúm trong 3 tháng đầu. Thuốc tiêm phòng cúm chỉ có hiệu lực trong một năm. Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở, cần đi khám sớm, nghỉ ngơi uống đủ nước và theo dõi thai kì chặt chẽ hơn.
Sởi: Nếu mẹ mắc bệnh sởi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ dị dạng thai nhi rất lớn. Còn trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ thì nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát... cũng khá cao. Tại Việt Nam, do khá nhiều phụ nữ đã mắc sởi từ nhở nên không có chương trình tiêm sởi cho người lớn.
*Lưu ý: Khi tiêm chủng phòng bệnh, cần áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong khoảng 3 - 6 tháng. Nếu trong khoảng thời gian đó ư, chẳng may mang thai, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi quá trình phát triển của em bé một cách chặt chẽ.
Theo http://phanmemquanlyphongkham.net/
Rubella: Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kì có thể lây cho thai nhi, gây ra sẩy thai hoặc nhiều dị tật bẩm sinh cho trể như mù, điếc, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật ở tim,... Vì vậy, trước khi thụ thai ít nhất ba tháng, phụ nữ phải đi tiêm phòng Rubella một mũi duy nhất.
Hãy đến những phòng khám sản uy tín để thực hiện những mũi tiêm này.
Viêm gan siêu vi B: Phụ nữ có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước hoặc có thể lúc nào trong thời gian mang thai. Thống kê cho thấy nếu mẹ mang thai bị nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây truyền bệnh cho Trẻ sơ sinh không đáng kể (dưới 1%) nhưng nếu mẹ bị nhiễm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa, nguy cơ lây nhiễm cho trẻ là 10 - 20%, nguy cơ này tăng đến 90% nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì thể phụ nữ nên tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai để tránh lây truyền cho con.
Thủy đậu: Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ bị dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt tay chân. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển vius lây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. vì vậy, trước khi chuẩn bị có thai, phụ nữ nên tiêm phòng bệnh thủy đậu một lần duy nhất và ít nhất 3 tháng sau đó mới nên có thai.
Tiêm phòng cúm: Phụ nữ cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai để phòng tránh những cơn cúm trong thời gian mang thai và nhất là phòng trách dị tật thai khi bị cúm trong 3 tháng đầu. Thuốc tiêm phòng cúm chỉ có hiệu lực trong một năm. Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở, cần đi khám sớm, nghỉ ngơi uống đủ nước và theo dõi thai kì chặt chẽ hơn.
Sởi: Nếu mẹ mắc bệnh sởi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ dị dạng thai nhi rất lớn. Còn trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ thì nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát... cũng khá cao. Tại Việt Nam, do khá nhiều phụ nữ đã mắc sởi từ nhở nên không có chương trình tiêm sởi cho người lớn.
*Lưu ý: Khi tiêm chủng phòng bệnh, cần áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong khoảng 3 - 6 tháng. Nếu trong khoảng thời gian đó ư, chẳng may mang thai, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi quá trình phát triển của em bé một cách chặt chẽ.
Theo http://phanmemquanlyphongkham.net/