Tuyển chọn những điều cần biết về bệnh gout ở người trung niên


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Bệnh gout gây rất nhiều phiền toái và đau đớn cho người gặp phải. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ở người trung niên qua các câu hỏi đã được bác sĩ giải đáp sau đây nhé!

Cách điều trị bệnh gout


Câu hỏi bởi: Nguyễn Văn Đắc

Thưa Bác sĩ! tôi năm nay 48 tuổi, tháng rồi tôi đến Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM khám và làm xét nghiệm axit uric là 663µmol/l Bác sĩ Trang Mạnh Khôi kê hai loại thuốc Suntab taplet uống sáng và Chondrasil uống chiều, tôi dùng một tháng mới tái khám lấy thuốc uống thêm. Mấy hôm nay bệnh tôi tái phát có dấu hiệu nhiều hơn trước ( Trước kia đau ở ngón giữa và ngón áp út bàn chân) giờ thì sưng khớp ngón cái, đi lại khó khăn.Xin hỏi là do nguyên nhân gì, có phải tác dụng của thuốc không?Tôi có nên tiếp tục dùng thuốc khi bị gout cấp không? Có cần dùng thêm thuốc khác Khi bị đau được không?Ngoài uống thuốc tây tôi có thể dùng thêm TPCN Hoàng Tiên Đan được không? Xin Bác sĩ tư vấn cảm ơn nhiều

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn,

Bạn đã được điều trị bệnh gut bằng 2 loại thuốc đó là:
1, Thuốc Suntab là thuốc giảm đau, hạ sốt, thuộc nhóm chống viêm không Steroid, thuốc có tác dụng kháng viêm giảm đau
2, Thuốc Allopurinol (Chondrasil) là thuốc làm giảm acid uric trong máu từ đó làm giảm sự lắng đọng tinh thể urat tại khớp (gut là hiện tượng viêm khớp cấp do lắng đọng tinh thể urat). Thuốc hiện nay được dùng điều trị rộng rãi trong bệnh gout.

Sau một tháng điều trị bệnh không thuyên giảm vẫn có dấu hiệu tái phát nặng hơn, vẫn xuất hiện cơn gut cấp thì bạn phải tái khám lại để bác sĩ cho thêm thuốc.
Trường hợp như vậy bác sĩ thường phải cho thêm thuốc Colchicin là thuốc điều trị cơn gut cấp, liều lượng tùy theo diễn biến cụ thể cơn đau và mức độ đau ở bạn, hoặc liều trung bình :
– Đợt gút cấp : Liều ban đầu là 1 viên Colchicin 1 mg, sau đó cứ cách 2 giờ lại uống 1 viên cho đến khi hết đau. Hoặc ngày đầu uống 3 viên, ngày sau uống 2 viên, ngày thứ 3 uống 1 viên. Tổng liều trung bình colchicin uống trong 1 đợt điều trị là 4 – 6 viên. Triệu chứng đau và xưng khớp thường giảm sau 12 giờ và thường hết hẳn sau khi dùng thuốc 2 – 3 ngày. Nếu uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 2 – 3 ngày nếu không thì các tổn thương do colchicin gây ra chưa kịp hồi phục và thuốc có thể bị tích tụ.
– Đề phòng xuất hiện cơn cấp ở bệnh nhân gút mãn tính trong giai đoạn đầu điều trị với allopurinol hay các thuốc tăng đào thải acid uric : 1 viên/ ngày, uống vào buổi tối.
Triệu chứng đau ở bạn là do diễn biến của bệnh chứ không phải là do tác dụng của thuốc, bạn có thể uống bổ xung thêm thực phẩm chức năng có thiên hướng về bệnh gut.

Chúc bạn mau lành bệnh,

Bị bệnh gout, một vài u gout đã vỡ và chảy dịch, nên xử lý ra sao?


Câu hỏi bởi: Võ Đức

Thưa bác sĩ!

Chồng tôi 66 tuổi, bị bệnh gout hơn 7 năm nay. Hiện giờ trên các khớp tay, chân đều có những u gout lớn. Ở các khớp khuỷu chân 1 vài u gout đang vỡ ra và chảy các cặn màu trắng ra ngoài. Tôi thường xuyên rửa và thay băng hàng ngày.

Những ngày gần đây tôi thấy ở đó chảy ra dịch (chất gì màu đỏ sậm), có lúc rất nhiều. Tôi không biết đó là chất gì? Có phải là máu hay không? Và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tôi xin bác sĩ tư vấn và cho tôi biện pháp chữa trị. Bệnh này trị có khỏi hẳn không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến bác sĩ.

Chào chị.

Acid Uric tăng trong máu khoảng 7 – 10 năm mới hình thành nên cục Tophi. Cục Tophi ở ngón chân cái đã vỡ thì chồng chị phải đến bác sĩ chuyên khoa ngoại Chấn thương chỉnh hình để xem xét vấn đề phẫu thuật nhằm tránh nhiễm trùng lan rộng, mặc dù phẫu thuật không đơn giản.

Bệnh của chồng chị đến thời điểm này không thể trị dứt được, nhưng bắt buộc phải kiểm soát tốt Acid Uric trong máu để tránh các biến chứng nặng nề không thể cứu vãn được ở khớp và thận.

Chúc chị và anh nhà luôn vui – khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Nam 50 tuổi bị gout


Câu hỏi bởi: Ngô Thanh Tùng

tôi là nam 50t, tôi mặc dù tạng người rất gầy và ít mỡ nhưng tôi lại bị gút, cứ ăn nhiều hải sản và thịt 1 chút là tôi lại bị đau ngón chân cái gây khó di chuyển. Công việc của tôi thường là đi bộ rất nhiều vào buổi tối có khi là đêm tới sáng. Có thể cơ thể tôi không hấp thu được nên không thể béo được vì cứ ăn nhiều là tôi bị đau. Bác sĩ tư vấn giúp tôi được không ạ?

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Quan niệm bệnh gut là bệnh của người giầu hoặc người béo chỉ đúng nghĩa trước đây. Hiện nay do mức sống thay đổi chế độ ăn uống (khẩu phần đạm) của đại đa số người trong cộng đồng cũng không kém gì vua chúa trước kia. Mặt khác chế độ ăn giầu chất đạm có nhân Purin chỉ là một yếu tố thuận lợi làm phát bệnh, còn nguyên nhân gây nên bệnh gut là rối loạn chuyển hóa protein không liên quan đến béo hay gầy. Cho nên nhiều người gầy cũng vẫn bị bệnh gut.

Xem: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_gút

Bệnh gut cần kiêng thực phẩm có chứa nhiều chất protein có chứa nhân purin như: Thịt bò, thịt trâu, thịt chó, hải sản và nhất là kiêng rượu bia vì rượu làm giảm thải u ric ra nước tiểu, các loại rau và hoa quả có màu sắc đỏ hoặc tím như: Rau bắp cải tím, cà tím, rau dền đỏ, rau đay đỏ… cho nên trong khẩu phần ăn bạn cần kiêng những thứ đó nhưng phải tăng cường dinh dưỡng bằng những thứ khác và ăn những thứ hợp khẩu vị để hấp thu tốt thức ăn hơn, ăn được nhiều hơn.

Về điều trị bạn cần đi khám bệnh để đánh giá đúng mức bệnh ở giai đoạn nào, cần phác đồ điều trị như thế nào? để có thể khống chế được bệnh, đảm bảo sinh hoạt bình thường trong khi không phải kiêng khem quá nhiều . Về thuốc chữa hiện nay có loại Chochicin là thuốc đặc hiệu có thể dùng nhiều ngày, theo hình thức chữa cơn gut cấp và bệnh gut mãn, vì bệnh gut hiện nay chưa chữa được.

Hy vọng tư vấn trên có ích cho bạn.

Đau khớp chân,tay


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ bố tôi năm nay cũng 46 tuổi rồi 2 năm về đây hay bị đau các ngón tay và chân ,có đợt đau không đi được .Bác sĩ cho e hỏi bệnh này là bệnh gì nguyên nhân gây ra bệnh và cách chữa trị

Bác sĩ Đỗ Công Định


xin chào bạn
Vấn đề đau nhức các ngón tay chân có đợt tăng giảm có rất nhiều bệnh lý như: thoái hóa khớp, gout, hay viêm khớp dạng thấp. Với các biểu hiện bạn kể không thể nào chẩn đoán khách quan bệnh lý đang có. Nhưng biểu hiện đau từng đợt nghĩ nhiều đến bệnh lý gout
bệnh gout biểu hiện sưng nóng đỏ đau các khớp nhỏ, do sự tặng acid uric máu. Có nhiều nguyên nhân gây ra do ăn nhiều đạm, rượu bia…
Chẩn đoán rõ ràng và chính xác biểu hiện trên cần làm xét nghiệm máu và khám lâm sàng
Điều tri guot cần có chế độ ăn giảm đạm: giảm thịt, cá, các loại đậu, nấm… kết hợp sử dụng các loại thuốc thải trừ acid uric và kháng viêm giảm đau
Chúc sức khỏe bạn

Bệnh ung thư máu kèm bệnh Gout thì nên ăn uống như thế nào?


Câu hỏi bởi: Ngôi Sao Xanh

Chào bác sĩ.

Ba cháu 62 tuổi, mắc bệnh ung thư máu trắng đã chữa khỏi ở bên Mỹ. Ăn uống bình thường nhưng khi về Việt Nam xuất hiện rất nhiều bệnh:

Chóng mặt, buồn nôn, hay sốt nhẹ, nhức đầu.

Mu bàn tay sưng to nhưng không đau (bị ở bên Mỹ sau khi ngủ dậy 1 đêm, khám ở Đại học Y Dược và đã lành) nhưng các khớp ngón tay, ngón chân có dấu hiệu đau và khó co duỗi.

Rất khó ăn uống vì hay nôn ói sau khi ăn.

Xét nghiệm máu Acid Uric ở 7,5. Nội soi dạ dày có xung huyết nhẹ. Kết luận âm tính. Nội soi đại tràng bình thường.

Bệnh thiếu máu nên ăn thức ăn có chất sắt như thịt bò, gan, rau. Nhưng bệnh gút lại kiêng thịt bò, gan. Thấy ba lúc nào cũng mệt mỏi, cháu và mẹ rất buồn nhưng không biết phải làm sao chữa bệnh cho đúng cách.

Kính mong bác sĩ tư vấn giúp cho ba cháu cách ăn uống và chữa bệnh hợp lý.

Cháu xin chân thành cảm ơn.

Chào cháu.

Căn bệnh Ung thư (K) nói chung không chữa khỏi đâu cháu, chỉ là tạm ổn định mà thôi. Có thể hiện giờ ba cháu đang bị các triệu chứng của bệnh K máu kèm bệnh Gout. Ví dụ K gây thiếu máu (biểu hiện chóng mặt, mệt, buồn nôn, ăn uống kém,…), K còn gây sốt nhẹ. Chính ăn uống kém lại gây viêm dạ dày, thiếu máu. Đau nhức các khớp, khó co duỗi,…có thể là triệu chứng của cơn Gout cấp (kèm sốt).

Đúng là chất sắt có nhiều trong gan, thịt bò… nhưng cũng có trong một số thực phẩm khác như các loại rau, các loại hạt đậu (mè, hạnh nhân,…), ngũ cốc (lúa mạch, yến mạch…), nhưng cũng nên tránh dùng chung với các sản phẩm có thể làm hạn chế sự hấp thu sắt (ví dụ sữa, trà, café, coca,…).

Trong điều trị thiếu máu, ngoài sắt ra còn cần các chất khác như protid, vitamin C, B12, acid folic,…

Bệnh Gout kiêng ăn các loại thịt đỏ trong giai đoạn cấp, khi bệnh điều trị ổn thì có thể ăn với lượng vừa phải.

Cháu nên khuyên ba khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để kiểm tra lại bệnh K máu kèm Gout. Thêm vào đó, ba cháu chia nhỏ bữa ăn ra (có thể ăn 5-6 bữa/ ngày), đa dạng thực phẩm, tăng cường rau xanh và trái cây…

Chúc ba cháu nhiều sức khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl