Glôcôm là một nguyên nhân quan trọng gây mù loà. Bệnh nguy hiểm ở chỗ không có một loại thuốc hay phẫu thuật nào có thể làm phục hồi những tổn thương chức năng và thực thể do glôcôm gây ra.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên có thể phòng tránh được mù loà do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên.
1. Định nghĩa
Glôcôm là một nhóm bệnh mắt nguy hiểm do nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây ra nhưng trong giai đoạn toàn phát có 3 dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái là:
- Nhãn áp tăng cao trên 25mmHg.
- Thị trường thu hẹp.
- Lõm đĩa thị giác.
2. Tỉ lệ mắc bệnh
Theo các nghiên cứu mang tính dự báo trong khu vực và trên thế giới, số lượng bệnh nhân (BN) glôcôm sẽ tăng lên đáng kể vào những năm tới. Ước tính sẽ có khoảng 80 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2020, chiếm tỉ lệ 2,86% trên quần thể dân số trên 40 tuổi trên toàn thế giới, trong đó sẽ có khoảng 11,2 triệu người bị mù do bệnh.
Số người mù ngày càng tăng do sự bùng nổ của dân số thế giới. Đa số những người mù đang sống ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những người dân sống ở nông thôn, thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt. 47% BN glôcôm thuộc về châu Á, hơn 75% trong số đó bị glôcôm góc đóng. Theo dự báo, vào năm 2020 số lượng này sẽ tăng lên khoảng 6 triệu người.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2007 trên 16 tỉnh, thành ở người trên 50 tuổi, tỉ lệ mù loà chung chiếm 3,1%, trong đó khoảng 25.000 người mù do bệnh glôcôm, chiếm tỉ lệ 6,5%.
Theo nghiên cứu của Khoa Glôcôm – Bệnh viện Mắt TW năm 2009, BN bị glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31,7% đến 33,1%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25 - 59) chiếm 63,1%. Đây là điều đáng báo động về vấn đề lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt trong cộng đồng.
Qua theo dõi BN glôcôm góc mở điều trị tại khoa, có tới 43% BN có bệnh tiến triển nặng thêm. Và tỉ lệ BN mắc bệnh glôcôm tăng dần theo từng năm: từ 5,4% (2004) đến 8,2% (2007) và 9,7% (2008). Qua những điều tra nghiên cứu tại cộng đồng năm 2008 - 2009, 53% BN glôcôm không hiểu biết gì hoặc biết lơ mơ về bệnh của mình. Có tới 95% người dân được hỏi cho biết: không nghe, không biết hoặc biết rất lơ mơ về bệnh glôcôm.
3. Triệu chứng
Bệnh glôcôm nguyên phát có 2 hình thái khác nhau, triệu chứng lâm sàng cũng rất khác nhau.
3.1 Glôcôm góc đóng
- Hoàn cảnh xuất hiện: khởi phát đột ngột, có thể xảy ra sau một số yếu tố phát động như xúc động mạnh, dùng thuốc có tác dụng huỷ phó giao cảm hoặc cường giao cảm theo đường toàn thân hoặc tại mắt.
- Triệu chứng cơ năng: đột nhiên BN thấy đau nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo BN nhìn thấy mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Đôi khi BN thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết gỉ mắt.
- Triệu chứng thực thể: mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc phù nề mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, đồng tử dãn, méo, mất phản xạ với ánh sáng, thể thuỷ tinh phù nề đục màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao trước, dịch kính phù nề. Đáy mắt trong cơn cấp diễn khó soi được do phù nề các môi trường trong suốt, những trường hợp soi được đáy mắt thấy gai thị cương tụ, có thể có xuất huyết quanh gai.
- Triệu chứng toàn thân: một số trường hợp glôcôm có kèm theo một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vã mồ hôi, ...
- Các xét nghiệm chức năng:
+ Thị lực giảm sút trầm trọng có khi chỉ còn phân biệt được ánh sáng.
+ Nhãn áp tăng cao trên 30mmHg, có thể trên 40mmHg, nếu sờ tay thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi.
+ Thị trường có thể tổn thương hay chưa tuỳ theo giai đoạn bệnh.
3.2. Glôcôm góc mở
- Hoàn cảnh xuất hiện: bệnh thể hiện rất thầm lặng. Đôi khi BN phát hiện được bệnh do tình cờ bịt một mắt thấy mắt kia không nhìn thấy gì.
- Triệu chứng cơ năng: rất mơ hồ và không đặc hiệu. BN thỉnh thoảng có những cơn đau tức nhẹ ở mắt, nhức trên cung lông mày, nhìn mờ như qua màng sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp BN không hề thấy nhức mắt, chỉ có dấu hiệu nhìn mờ dần.
- Dấu hiệu thực thể:
+ Kết mạc không cương tụ hoặc cương tụ rìa nhẹ.
+ Giác mạc bình thường về chiều dày và độ cong.
+ Tiền phòng sâu sạch.
+ Đồng tử tròn kích thước có thể bình thường hoặc hơi dãn, phản xạ với ánh sáng còn hoặc mất. Đáy mắt có lõm đĩa thị. Soi góc tiền phòng các góc mở rộng trên toàn bộ chu vi 360[SUP]o[/SUP].
- Các xét nghiệm chức năng:
+ Nhãn áp từ 25mmHg trở lên.
+ Thị trường thu hẹp.
+ Thị lực thường khá cao, ngay cả khi chỉ còn thị trường hình ống.
4. Chẩn đoán: dựa vào tam chứng glôcôm
- Nhãn áp trên 25 mmHg.
- Thị trường thu hẹp.
- Lõm đĩa thị giác.
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu trên.
5. Điều trị
5.1. Glôcôm góc đóng
5.1.1. Điều trị nội khoa: là bước chuẩn bị quan trọng cho phẫu thuật.
- Thuốc tra tại chỗ: Pilocacpin 1% x 4 - 6 lần/ngày.
- Toàn thân: uống axetazolamit 0,25g x 2- 4viên/1ngày/2 lần. Nếu BN nôn nhiều cần tiêm tĩnh mạch Diamox 500mg x 1 – 2ống/ngày.
5.1.2. Điều trị bằng laser: chỉ định cho mắt glôcôm giai đoạn rất sớm hoặc những mắt glôcôm tiềm tàng.
- Mở mống mắt bằng laser Nd: YAG.
- Tạo hình góc tiền phòng bằng laser Argon, diode.
5.1.3. Ngoại khoa
- Cắt mống mắt ngoại vi: chỉ định cho mắt glôcôm giai đoạn rất sớm hoặc những mắt glôcôm tiềm tàng.
- Cắt bè củng giác mạc: cho những giai đoạn bệnh nặng hơn.
5.2. Glôcôm góc mở
Điều trị bằng thuốc là chủ yếu, nếu không đáp ứng mới chuyển sang điều trị laser hoặc phẫu thuật.
5.2.1. Điều trị nội khoa
- Thuốc cường phó giao cảm: Pilocacpin 1% tra mắt 3 - 4 lần/ngày.
- Thuốc cường giao cảm á: Alphgan tra mắt 2- 4 lần/ngày.
- Thuốc chẹn giao cảm b: Betoptic 0,25% - 0,5%, Timolol 0,5%, Timoptic 0,5%, Nyolol 0,5%, ... tra mắt 2 lần/ngày.
- Thuốc nhóm prostaglandin: Travatan, Xalanta,... tra mắt 1 lần/ngày.
- Thuốc ức chế carbonic anhydrase: Brinzolamide (Azopt), Dorzolamide (Trusopt) tra mắt 2 - 4 lần/ngày.
- Thuốc dùng toàn thân: Acetazolamide 0,25g x 2 – 4 viên/ngày.
5.2.2. Điều trị laser
Tạo hình vùng bè bằng laser Argon, laser Nd-YAG, laser Diode hoặc tạo hình bè chọn lọc bằng laser Q-switched Nd: YAG tần số kép bước sóng 532nm.
5.2.3. Ngoại khoa
- Cắt củng mạc sâu không xuyên thủng.
- Cắt bè củng giác mạc: tạo lỗ dò.
ThS.Vũ Anh Tuấn
Phó Trưởng khoa Glôcôm
1. Định nghĩa
Glôcôm là một nhóm bệnh mắt nguy hiểm do nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây ra nhưng trong giai đoạn toàn phát có 3 dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái là:
- Nhãn áp tăng cao trên 25mmHg.
- Thị trường thu hẹp.
- Lõm đĩa thị giác.
2. Tỉ lệ mắc bệnh
Theo các nghiên cứu mang tính dự báo trong khu vực và trên thế giới, số lượng bệnh nhân (BN) glôcôm sẽ tăng lên đáng kể vào những năm tới. Ước tính sẽ có khoảng 80 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2020, chiếm tỉ lệ 2,86% trên quần thể dân số trên 40 tuổi trên toàn thế giới, trong đó sẽ có khoảng 11,2 triệu người bị mù do bệnh.
Số người mù ngày càng tăng do sự bùng nổ của dân số thế giới. Đa số những người mù đang sống ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những người dân sống ở nông thôn, thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt. 47% BN glôcôm thuộc về châu Á, hơn 75% trong số đó bị glôcôm góc đóng. Theo dự báo, vào năm 2020 số lượng này sẽ tăng lên khoảng 6 triệu người.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2007 trên 16 tỉnh, thành ở người trên 50 tuổi, tỉ lệ mù loà chung chiếm 3,1%, trong đó khoảng 25.000 người mù do bệnh glôcôm, chiếm tỉ lệ 6,5%.
Theo nghiên cứu của Khoa Glôcôm – Bệnh viện Mắt TW năm 2009, BN bị glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31,7% đến 33,1%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25 - 59) chiếm 63,1%. Đây là điều đáng báo động về vấn đề lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt trong cộng đồng.
Qua theo dõi BN glôcôm góc mở điều trị tại khoa, có tới 43% BN có bệnh tiến triển nặng thêm. Và tỉ lệ BN mắc bệnh glôcôm tăng dần theo từng năm: từ 5,4% (2004) đến 8,2% (2007) và 9,7% (2008). Qua những điều tra nghiên cứu tại cộng đồng năm 2008 - 2009, 53% BN glôcôm không hiểu biết gì hoặc biết lơ mơ về bệnh của mình. Có tới 95% người dân được hỏi cho biết: không nghe, không biết hoặc biết rất lơ mơ về bệnh glôcôm.
3. Triệu chứng
Bệnh glôcôm nguyên phát có 2 hình thái khác nhau, triệu chứng lâm sàng cũng rất khác nhau.
3.1 Glôcôm góc đóng
- Hoàn cảnh xuất hiện: khởi phát đột ngột, có thể xảy ra sau một số yếu tố phát động như xúc động mạnh, dùng thuốc có tác dụng huỷ phó giao cảm hoặc cường giao cảm theo đường toàn thân hoặc tại mắt.
- Triệu chứng cơ năng: đột nhiên BN thấy đau nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo BN nhìn thấy mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Đôi khi BN thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết gỉ mắt.
- Triệu chứng thực thể: mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc phù nề mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, đồng tử dãn, méo, mất phản xạ với ánh sáng, thể thuỷ tinh phù nề đục màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao trước, dịch kính phù nề. Đáy mắt trong cơn cấp diễn khó soi được do phù nề các môi trường trong suốt, những trường hợp soi được đáy mắt thấy gai thị cương tụ, có thể có xuất huyết quanh gai.
- Triệu chứng toàn thân: một số trường hợp glôcôm có kèm theo một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vã mồ hôi, ...
- Các xét nghiệm chức năng:
+ Thị lực giảm sút trầm trọng có khi chỉ còn phân biệt được ánh sáng.
+ Nhãn áp tăng cao trên 30mmHg, có thể trên 40mmHg, nếu sờ tay thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi.
+ Thị trường có thể tổn thương hay chưa tuỳ theo giai đoạn bệnh.
3.2. Glôcôm góc mở
- Hoàn cảnh xuất hiện: bệnh thể hiện rất thầm lặng. Đôi khi BN phát hiện được bệnh do tình cờ bịt một mắt thấy mắt kia không nhìn thấy gì.
- Triệu chứng cơ năng: rất mơ hồ và không đặc hiệu. BN thỉnh thoảng có những cơn đau tức nhẹ ở mắt, nhức trên cung lông mày, nhìn mờ như qua màng sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp BN không hề thấy nhức mắt, chỉ có dấu hiệu nhìn mờ dần.
- Dấu hiệu thực thể:
+ Kết mạc không cương tụ hoặc cương tụ rìa nhẹ.
+ Giác mạc bình thường về chiều dày và độ cong.
+ Tiền phòng sâu sạch.
+ Đồng tử tròn kích thước có thể bình thường hoặc hơi dãn, phản xạ với ánh sáng còn hoặc mất. Đáy mắt có lõm đĩa thị. Soi góc tiền phòng các góc mở rộng trên toàn bộ chu vi 360[SUP]o[/SUP].
- Các xét nghiệm chức năng:
+ Nhãn áp từ 25mmHg trở lên.
+ Thị trường thu hẹp.
+ Thị lực thường khá cao, ngay cả khi chỉ còn thị trường hình ống.
4. Chẩn đoán: dựa vào tam chứng glôcôm
- Nhãn áp trên 25 mmHg.
- Thị trường thu hẹp.
- Lõm đĩa thị giác.
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu trên.
5. Điều trị
5.1. Glôcôm góc đóng
5.1.1. Điều trị nội khoa: là bước chuẩn bị quan trọng cho phẫu thuật.
- Thuốc tra tại chỗ: Pilocacpin 1% x 4 - 6 lần/ngày.
- Toàn thân: uống axetazolamit 0,25g x 2- 4viên/1ngày/2 lần. Nếu BN nôn nhiều cần tiêm tĩnh mạch Diamox 500mg x 1 – 2ống/ngày.
5.1.2. Điều trị bằng laser: chỉ định cho mắt glôcôm giai đoạn rất sớm hoặc những mắt glôcôm tiềm tàng.
- Mở mống mắt bằng laser Nd: YAG.
- Tạo hình góc tiền phòng bằng laser Argon, diode.
5.1.3. Ngoại khoa
- Cắt mống mắt ngoại vi: chỉ định cho mắt glôcôm giai đoạn rất sớm hoặc những mắt glôcôm tiềm tàng.
- Cắt bè củng giác mạc: cho những giai đoạn bệnh nặng hơn.
5.2. Glôcôm góc mở
Điều trị bằng thuốc là chủ yếu, nếu không đáp ứng mới chuyển sang điều trị laser hoặc phẫu thuật.
5.2.1. Điều trị nội khoa
- Thuốc cường phó giao cảm: Pilocacpin 1% tra mắt 3 - 4 lần/ngày.
- Thuốc cường giao cảm á: Alphgan tra mắt 2- 4 lần/ngày.
- Thuốc chẹn giao cảm b: Betoptic 0,25% - 0,5%, Timolol 0,5%, Timoptic 0,5%, Nyolol 0,5%, ... tra mắt 2 lần/ngày.
- Thuốc nhóm prostaglandin: Travatan, Xalanta,... tra mắt 1 lần/ngày.
- Thuốc ức chế carbonic anhydrase: Brinzolamide (Azopt), Dorzolamide (Trusopt) tra mắt 2 - 4 lần/ngày.
- Thuốc dùng toàn thân: Acetazolamide 0,25g x 2 – 4 viên/ngày.
5.2.2. Điều trị laser
Tạo hình vùng bè bằng laser Argon, laser Nd-YAG, laser Diode hoặc tạo hình bè chọn lọc bằng laser Q-switched Nd: YAG tần số kép bước sóng 532nm.
5.2.3. Ngoại khoa
- Cắt củng mạc sâu không xuyên thủng.
- Cắt bè củng giác mạc: tạo lỗ dò.
ThS.Vũ Anh Tuấn
Phó Trưởng khoa Glôcôm