Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu ở người cao tuổi
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, trong đó có khoảng 10 – 20% người bị sỏi tiết niệu nằm ở độ tuổi trên 65. Sỏi tiết niệu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi (NCT) và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận, suy thận. Đối với NCT có thể trạng sức khỏe giảm sút, bệnh sỏi càng dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm và càng khó điều trị dứt điểm hơn. Do đó, cần nắm rõ những nguyên nhân gây sỏi ở người cao tuổi để có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sỏi tiết niệu thường gặp ở NCT:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Ở NCT, chức năng hoạt động của thận và bàng quan kém đi, bàng quang không có khả năng đẩy hết nước tiểu ra do vậy sau khi đi tiểu vẫn còn một lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang. Việc ứ đọng nước tiểu như vậy sẽ tạo điều kiện gây nhiễm trùng đường niệu. Ngoài ra, NCT cũng hay gặp các rối loạn về tâm thần và tiểu không kiểm soát được nên nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn ở người trẻ tuổi. Nhiễm trùng đường niệu có thể dẫn đến tạo mủ khiến lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể trong đường niệu từ đó hình thành bệnh tiết niệu.
Cơ thể không được cung cấp đủ nước
Đối với NCT, “trung tâm báo thiếu nước” nằm ở vùng hạ đồi trên não hoạt động kém đi, do đó thường ít có cảm giác khát nước. Bên cạnh đó, NCT cũng có vị giác kém, dạ dày lúc nào cũng thấy no nên không cảm thấy khát nước, uống rất ít nước mỗi ngày mặc dù cơ thể vẫn rất cần nước. Uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít làm việc, lượng nước tiểu tích tụ lại sẽ trở nên đậm đặc, các chất cặn bã đọng lại tăng lên dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi đường tiết niệu cao.
Sử dụng canxi không đúng cách
Một lý do nữa khiến NCT thường có nguy cơ bị sỏi tiết niệu chính là việc sử dụng canxi không đúng cách. Ở NCT, cơ thể hấp thụ canxi kém nhưng bài tiết canxi lại tăng dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Để phòng ngừa thiếu canxi, có thể bổ sung cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi hoặc bổ sung bằng thuốc. Tuy nhiên, việc bổ sung canximột cách bừa bãi, không có sự chỉ định của bác sĩ lại vô tình dẫn đến thừa canxi. Lượng canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ lại gây quá tải cho thận và trong thời gian dài có thể gây sỏi thận.
Ít vận động, ít tập thể dục
NCT thường khó đi lại và ngại vận động do sức khỏe chung giảm sút hay bị các bệnh mạn tính, bệnh về cơ xương khớp như đau khớp gối mạn tính, đau lưng, chân yếu, … Ít vận động sẽ khiến cho lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu. Đồng thời, thành bụng sẽ bị lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó sinh ra sỏi mật.
U xơ tiền liệt tuyến ở nam giới
Nam giới ở độ tuổi trung niên và cao niên thường mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu tiện và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. U xơ tuyến tiền liệt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng làm tắc đường tiết niệu, nước tiểu không thoát được hết ra ngoài, để lâu ngày sẽ tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi.
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, trong đó có khoảng 10 – 20% người bị sỏi tiết niệu nằm ở độ tuổi trên 65. Sỏi tiết niệu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi (NCT) và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận, suy thận. Đối với NCT có thể trạng sức khỏe giảm sút, bệnh sỏi càng dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm và càng khó điều trị dứt điểm hơn. Do đó, cần nắm rõ những nguyên nhân gây sỏi ở người cao tuổi để có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sỏi tiết niệu thường gặp ở NCT:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Ở NCT, chức năng hoạt động của thận và bàng quan kém đi, bàng quang không có khả năng đẩy hết nước tiểu ra do vậy sau khi đi tiểu vẫn còn một lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang. Việc ứ đọng nước tiểu như vậy sẽ tạo điều kiện gây nhiễm trùng đường niệu. Ngoài ra, NCT cũng hay gặp các rối loạn về tâm thần và tiểu không kiểm soát được nên nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn ở người trẻ tuổi. Nhiễm trùng đường niệu có thể dẫn đến tạo mủ khiến lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể trong đường niệu từ đó hình thành bệnh tiết niệu.
Cơ thể không được cung cấp đủ nước
Đối với NCT, “trung tâm báo thiếu nước” nằm ở vùng hạ đồi trên não hoạt động kém đi, do đó thường ít có cảm giác khát nước. Bên cạnh đó, NCT cũng có vị giác kém, dạ dày lúc nào cũng thấy no nên không cảm thấy khát nước, uống rất ít nước mỗi ngày mặc dù cơ thể vẫn rất cần nước. Uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít làm việc, lượng nước tiểu tích tụ lại sẽ trở nên đậm đặc, các chất cặn bã đọng lại tăng lên dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi đường tiết niệu cao.
Sử dụng canxi không đúng cách
Một lý do nữa khiến NCT thường có nguy cơ bị sỏi tiết niệu chính là việc sử dụng canxi không đúng cách. Ở NCT, cơ thể hấp thụ canxi kém nhưng bài tiết canxi lại tăng dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Để phòng ngừa thiếu canxi, có thể bổ sung cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi hoặc bổ sung bằng thuốc. Tuy nhiên, việc bổ sung canximột cách bừa bãi, không có sự chỉ định của bác sĩ lại vô tình dẫn đến thừa canxi. Lượng canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ lại gây quá tải cho thận và trong thời gian dài có thể gây sỏi thận.
Ít vận động, ít tập thể dục
NCT thường khó đi lại và ngại vận động do sức khỏe chung giảm sút hay bị các bệnh mạn tính, bệnh về cơ xương khớp như đau khớp gối mạn tính, đau lưng, chân yếu, … Ít vận động sẽ khiến cho lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu. Đồng thời, thành bụng sẽ bị lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó sinh ra sỏi mật.
U xơ tiền liệt tuyến ở nam giới
Nam giới ở độ tuổi trung niên và cao niên thường mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu tiện và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. U xơ tuyến tiền liệt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng làm tắc đường tiết niệu, nước tiểu không thoát được hết ra ngoài, để lâu ngày sẽ tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi.