Sữa nhiềm độc, nhiễm khuẩn


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Nhật Bản thu hồi sữa nhiễm phóng xạ [/h]
Công ty thực phẩm hàng đầu Nhật Bản Meiji ngày 6-12 cho biết sẽ thu hồi 400.000 hộp sữa bột trẻ em sau khi các mẫu sản phẩm được phát hiện có chứa phóng xạ cesium.

Meiji cho biết đã tìm thấy phóng xạ cesium với mức 30,8 becquerels trên mỗi kilogram trong số sữa bột sản xuất từ ngày 14-3 đến 20-3 vừa qua. Mức trên nằm dưới giới hạn an toàn của chính phủ (200 becquerels/kg) nhưng Meiji vẫn quyết định thu hồi toàn bộ số sữa bột sản xuất trong giai đoạn này.



Sữa Meji được nhiều gia đình tin dùng

Công ty Meiji đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm của mình sau khi người tiêu dùng đặt câu hỏi về sự an toàn của loại sữa này vào tháng trước. Meiji cho biết tất cả các sản phẩm sữa bột không kem của công ty này được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm sữa bột khác đã được sản xuất từ trước khi xảy ra thảm họa động đất sóng thần gây sự cố hạt nhân ngày 11-3. Ngoài một lượng sữa này được sản xuất tại Hokkaido ở miền Bắc Nhật Bản, còn lại phần lớn được nhập khẩu từ Australia và những khu vực khác ở châu Đại Dương nhưng được chế biến tại một nhà máy ở quận Saitama, gần Tokyo sau ngày 11-3. Hiện Meiji vẫn chưa xác định được nguyên nhân sữa nhiễm phóng xạ nhưng cho rằng có thể sản phẩm sữa này đã nhiễm xạ từ nhà máy Fukushima Daiichi khi nhà máy chế biến sữa mở thông gió để sấy khô sản phẩm.

An Ninh Thủ Đô​
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Phát hiện sữa nhiễm toxin tại Trung Quốc [/h]
Hãng AFP ngày 26-12 đưa tin, các nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện nồng độ toxin vượt quá mức cho phép tại các sản phẩm sữa của Mông Ngưu (Mengniu Dairy), một trong những nhãn hàng sữa nổi tiếng tại Trung Quốc.

Kết quả kiểm tra cho thấy, sản phẩm sữa của Mông Ngưu chứa độc tố vi nấm aflatoxin, gây hại cho cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư. Theo Công ty Mông Ngưu, các sản phẩm sữa này được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Tứ Xuyên và chưa đi tiêu thụ tại thị trường sau khi phát hiện ra độc tố.

Sữa chứa độc tố melamine từng là tâm điểm bị chỉ trích dữ dội vì gây ra vụ scandal năm 2008 khiến 6 em nhỏ bị chết vì bệnh thận.

Sài Gòn Giải Phóng
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Sữa nhiễm Melamine gây tác hại gì?

Mấy tuần nay, tin sữa sản xuất ở Trung Quốc bị nhiễm melamine làm công chúng quan tâm. Thật ra nói “nhiễm” không đúng; phải nói là pha chế giả (adulterate) melamine thì chính xác hơn, bởi vì có bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất sữa Trung Quốc cố ý sử dụng hóa chất này từ nhiều năm qua. Báo chí đã tốn nhiều giấy mực bàn về vấn đề này. Tính đến nay, có ít nhất là 53.000 trẻ em ở Trung Quốc mắc bệnh vì uống sữa chứa melamine, và trong số này có 4 em đã không may tử vong. Trước tác hại đến con người như thế, cả thế giới đều quan tâm, nếu không muốn nói là phẫn nộ, với một số người vì lợi nhuận mà quên đi đạo lí và trách nhiệm xã hội.

Melamine là gì?

Melamine là một chất hữu cơ, màu trắng pha lê, và khó hòa tan trong nước. Tên khoa học của melamine là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine, với cấu trúc hóa học gồm 3 nguyên tử carbone, 6 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử nitrogen. Trọng lượng phân tử của melamine chỉ 126; trong đó, 66% là nitrogen.

Melamine sử dụng ra sao?

Vì giàu nitrogen, nên melamine được sử dụng làm chất dập lửa. Melamine thường kết hợp với chất formaldehyde để sử dụng trong qui trình sản xuất nhựa, chất keo, giấy, vải, và một số sản phẩm phục vụ cho việc tẩy rửa. Vào thập niên 1950s và 1960s, melamine từng được sử dụng như là phân bón vì nó hàm chứa lượng protein khá cao, nhưng khi đưa vào ứng dụng thì thất bại.

Melamine độc hại như thế nào?

Melamine tự nó không được xem là một độc chất. Axít cyanuric mới là một độc chất. Nhưng khi kết hợp với axít cyanuric thì nó mới trở thành độc hại. Khi melamine kết hợp với cyanamide sẽ cho ra melamine cyanurate, và đây chính là hợp chất tìm thấy từ sữa sản xuất ở Trung Quốc. Trong bài này khi đề cập đến “melamine”, tôi muốn nói đến melamine cyanurate.

Chưa ai biết mức độ độc hại của melamine ở con người ra sao, vì thiếu dữ liệu lâm sàng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chuột, thỏ, và chó cho thấy mức độ độc hại của melamine tương đối thấp. Thí nghiệm trên chuột cho thấy khi cho uống melamine với liều lượng 3161 mg/kg thì 50% chuột chết. Khi chuột được cho ăn thức ăn chứa 1200 mg/kg/ngày suốt 1 năm liền, các nhà nghiên cứu ghi nhận sạn trong nước tiểu, và một số triệu chứng như biếng ăn và mất cân. Nghiên cứu trên 75 cá hồi và cá basa, 4 con heo và 1 mèo cho thấy chỉ khi nào melamine và axít cyanuric thì mới gây sạn thận. Một nghiên cứu khác trên 38 con mèo bị tình cờ cho ăn thức ăn chứa melamine và axít cyanuric cũng thấy sạn thận.

Độ melamine an toàn?


Không có dữ liệu cụ thể ở con người để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung Quốc thì sữa của công ti Sanlu sản xuất hàm chứa melamine đến2.565 mg/kg, và phần lớn các em bé bị sạn thận là do uống sữa này. Vì thế, có thể xem >2.565 mg/kg là ngưỡng độc hại.

Sữa sản xuất ở Việt Nam có an toàn không?

Gần đây có thông tin cho biết một số sữa đang có mặt trên thị trường ở Việt Nam (một số có thể xuất phát từ Trung Quốc) có nồng độ melamine cao nhất là 6000 ppb (6000 phần tỉ), tức tương đương với 6 mg/kg (tính theo đơn vị 1 ppm = 1 mg/kg). Do đó, sữa sản xuất ở Việt Nam có lượng melamine rất thấp và an toàn. Tuy nhiên, theo nguyên lí phòng ngừa, đáng lẽ lượng melamine không nên có trong sữa, nhất là sữa cho trẻ em.

Theo Cục thực phẩm và thuốc của Mĩ (FDA) thì liều lượng an toàn của melamine cho người lớn là 0,63 mg/kg/ngày, và cho trẻ em là 0,32 mg/kg/ngày. Chú ý “kg” là trọng lượng cơ thể. Nếu lượng melamine trong sữa là 10 mg/kg (hay 10 ppm), một em bé phải uống trên 0,30 kg sữa thì có thể vượt ngưỡng an toàn cho phép.

Tại sao pha trộn melamine vào sữa?

Câu trả lời ngắn là: tăng giá sữa. Lượng protein trong sữa càng nhiều nhà sản xuất có lí do để nâng giá sữa.

Nhưng câu chuyện có chút lí do kĩ thuật đằng sau. Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để xác định lượng protein trong thực phẩm là phương pháp Kjeldahl và Dumas. Cả hai phương pháp này đều dựa vào giả định rằng: (a) carbohydrate và mỡ không hàm chứa nitrogen; (b) hầu hết nitrogen trong thực phẩm hiện diện dưới dạng axít animo trong protein; và (c) tính trung bình lượng nitrogen trong protein là khoảng 16%. Dựa vào các giả định này, phương Kjeldahl và Dumas đo lượng nitrogen trong thực phẩm, và nhân lượng nitrogen này với một hệ số 1/0.16 để cho ra hàm lượng protein.

Bởi vì 66% melamine là nitrogen, và nắm được giả định của phương pháp đo lường như tôi vừa mô tả, nên giới sản xuất sữa cố tình pha chế melamine vào sữa, và khi được kiểm nghiệm bằng hai phương pháp Kjeldahl và Dumas thì hàm lượng protein trong sữa gia tăng. Lượng protein tăng cũng có nghĩa là giá sữa tăng theo. Một cách lường gạt có khoa học. Một cách làm giàu bất chính!

Ngoài sữa ra, có thực phẩm nào khác chứa melamine?

Thật ra, melamine không chỉ phát hiện trong sữa, mà còn thấy trong cà rem, sữa chua, kẹo, bánh biscuit, v.v… Đương nhiên, theo nguyên tắc phòng ngừa, bất cứ thực phẩm nào cũng không nên hàm chứa melamine. Do đó, việc kiểm tra và kiểm nghiệm các sản phẩm lưu hành trong thị trường nước ta không chỉ tập trung vào sữa mà còn xem xét đến các thực phẩm vừa kể.

Melamine mới phát hiện?

Thật ra, thông tin về việc các nhà sản xuất sữa ở Trung Quốc pha chế melamine đã được giới báo chí nêu ra từ những 15 năm qua, nhưng chỉ đến tháng 9 năm 2007, khi một số thực phẩm cho chó mèo nhập cảng từ Trung Quốc bị phát hiện có chứa chất melamine thì vấn đề mới được chú ý. Và, cao điểm là tháng qua khi các giới chức Trung Quốc phát hiện tác hại của pha chế giả tạo này đến trẻ em thì melamine trở thành tin tức.

Phải làm gì?

Thực phẩm không chỉ là dinh dưỡng và mùi vị, mà còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phòng bệnh ở qui mô cộng đồng. Do đó, đã đến lúc kĩ nghệ thực phẩm cần phát triển những tiêu chí đạo đức kinh doanh tương tự như y đức và đạo đức khoa học trong ngành y. Một qui ước đạo đức như thế có thể giúp cho công chúng nhận diện những cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thiếu đạo đức và góp phần cải tiến tình trạng an toàn thực phẩm.

Nếu giới y khoa có những tiêu chuẩn đạo đức hành nghề (y đức), thì kĩ nghệ sản xuất thực phẩm cũng cần phải có những qui ước đạo đức (Code of Ethics) cho ngành. Ngành y có phương châm “Trước hết, không hại người”. Kĩ nghệ thực phẩm cũng cần phải có một phương châm tương tự như “Không sản xuất ra những thực phẩm độc hại, những thực phẩm mà cá nhân nhà sản xuất không dám dùng cho bữa ăn gia đình của họ”.

Y khoa
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Lại phát hiện sữa nhiễm khuẩn gây tử vong [/h]
Hai chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Mỹ, bao gồm cả Walmart, đã rút các sản phẩm sữa Enfamil ra khỏi các quầy hàng sau khi một trẻ sơ sinh ở bang Missouri tử vong vì nhiễm loại vi khuẩn hiếm gặp sau khi uống sữa.

Theo tờ New York Times, hành động của Walmart và Supervalu khá bất thường bởi nhà chức trách vẫn chưa xác định rằng sữa bột là nguyên nhân gây ra tử vong cho đứa bé. Cả nhà sản xuất lẫn nhà chức trách vẫn chưa yêu cầu thu hồi loại sữa này.



Sữa Enfamil của hãng Mead Johnson Nutrition

Cổ phần của công ty Mead Johnson Nutrition, hãng sản xuất sữa Enfamil, đã sụt giảm hơn 20% trong ngày hôm qua, 22.12, khi tin tức được lan truyền.

Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho biết họ đã kiểm tra các mẫu thử của loại sữa bột Enfamil Premium Newborn lấy từ gia đình đứa bé tử vong tên Avery Cornett. Các quan chức khẳng định chưa có dấu hiệu trực tiếp cho thấy sữa bột đã bị nhiễm khuẩn.

Người phát ngôn của Walmart nói công ty hay tin về vụ tử vong vào tối 18.12, và cha mẹ đứa bé đã cho đứa bé dùng loại sữa bột mua tại cửa hàng của họ tại thành phố Lebanon, bang Missouri.

Người phát ngôn Dianna Gee nói: “Chúng tôi quyết định rút lô sản phẩm ra khỏi các kệ hàng trên toàn quốc như một biện pháp phòng ngừa. Chúng tôi không nói sản phẩm không an toàn”.

Bé trai 10 ngày tuổi vốn bị nhiễm khuẩn Cronobacter sakazakii, một loại vi khuẩn thường tìm thấy trong môi trường và đôi khi gây ra bệnh nặng cho trẻ sơ sinh.

Trong một thông báo hôm 22.12, Mead Johnson nói: “Chúng tôi tự tin rằng mọi sản phẩm của chúng tôi đều an toàn và bổ dưỡng khi được chuẩn bị, tích trữ và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì”.

Công ty nói họ đã kiểm tra vi khuẩn Cronobacter trên mọi sản phẩm sữa bột. Các hồ sơ cho thấy lô hàng có lượng sữa mà cha mẹ đứa bé ở Missouri mua đã được kiểm tra trước khi phân phối và không chứa vi khuẩn Cronobacter.


Thanh Niên Online
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Sữa Trung Quốc gây ung thư tràn lan tại Việt Nam

“Sữa Trung Quốc” lại một lần nữa dấy lên làn sóng lo ngại trong người tiêu dùng khi tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc phát hiện chất gây ung thư aflatoxin M1 của hãng sữa Mengniu (Mông Ngưu) vượt quá 140% so với tiêu chuẩn cho phép.

Đáng chú ý, là trong năm 2011 lượng sữa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng đến gần 30%, và trên thị trường vẫn bày bán nhiều loại sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Người tiêu dùng nên chọn mua sữa có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng. Ảnh: Lê Quang Nhật

Không rõ xuất xứ

Khu vực chợ Kim Biên, các chủ quầy không ngần ngại giới thiệu bốn loại sữa khác nhau với mức giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg tuỳ màu sắc. Giá càng mắc thì bột sữa có màu vàng càng đậm. Ông V., một chủ quầy ở đây nói: “Loại mắc tiền thì độ béo cao hơn, không cần pha thêm bột béo”. Khi hỏi về nguồn gốc, hầu như người bán nào cũng bảo đó là sữa nhập, nhưng ở mỗi quầy, dù cùng một mặt hàng - cùng nấc giá, nhưng chỗ ông V. nhập từ Úc, chỗ của bà T. nhập từ New Zealand, chỗ bà H. nhập từ Hà Lan... Đi theo người bán vào xem hàng ở trong một căn nhà gần chợ, bột sữa được đóng trong bao 10 - 20kg, hoặc để gọn trong các thùng giấy carton và bên ngoài ghi chữ bằng bút lông: sữa béo Úc loại 1, loại đặc biệt hoặc loại thượng hạng, không có thêm bất cứ dấu hiệu nào xác nhận xuất xứ.

Bà T., người bán hương liệu bảo: “Hàng này bán lãi ít, nên chỉ khi nào khách mua vài trăm ký và mua thường xuyên thì mới cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ.”

Ở các quầy bán sữa trên đường Cách Mạng Tháng Tám, khu Nguyễn Thông quận 3, không bày công khai, nhưng nếu khách hỏi, vẫn có thể mua được sữa xá.

Tại quầy chất sữa hộp cao cấp khá hoành tráng đường Nguyễn Thông, khách cầm bịch sữa không có nhãn mác, hỏi xuất xứ, thì người bán nói thành thật: “Tui cũng không biết nữa, đi lấy mối bao lớn 20kg, về chia nhỏ cân sẵn từng ký. Hàng để bên trong, chủ yếu bán cho khách quen”. Theo chỉ dẫn của người bán, thì sữa này có mùi thơm, vị béo, có thể làm sữa chua hay pha uống.


Tại khu phố Hàng Buồm và chợ Đồng Xuân (Hà Nội), sữa ký được bán khá nhiều. Phần lớn sữa đóng gói bằng túi nilông loại 500g đến 1kg, không nhãn mác. Một kiốt trong chợ Đồng Xuân, khi hỏi mua sữa cân về làm bánh ngọt đã bày ra rất nhiều loại. Theo lời giới thiệu của chị Liên bán hàng thì sữa này của Úc, Hà Lan, New Zealand… “Làm gì có sữa Trung Quốc. Sữa này chất lượng lắm, các cửa hàng làm kem, bánh ngọt, sữa chua đều mua về làm. Cao điểm có ngày bán được hàng chục cân”, chị quảng cáo. Tuy nhiên, trên bao bì của mỗi túi sữa không có nhãn mác, thời hạn sử dụng. Sữa được để trong bao to rồi đưa vào túi từng cân bán cho khách. Một cân sữa dao động từ 45.000 - 90.000 đồng, tuỳ từng loại, rẻ hơn cũng có nhưng không nhiều. Một dãy chuyên bán bánh kẹo, sữa, đường, sữa được bày la liệt và dùng bút bi ghi ngoài nhãn nilông: sữa béo, dẻo kem, sữa nguyên kem… Sữa có bao, nhãn mác rất hiếm.

Ông Phạm Ngọc Châu, phó tổng giám đốc công ty thực phẩm Hancofood kể: “Ở vùng nông thôn các tỉnh, đội ngũ tiếp thị của công ty phát hiện khá nhiều thương hiệu lạ (Dinamilk, Growthmilk, Goodmilk…), bán với giá chỉ 150.000 - 170.000 đồng/hộp 900g và còn khuyến mãi cho người bán “mua 3 lon tặng 1 lon”. Theo ông Châu, hiện giá sữa nhập từ Trung Quốc rẻ hơn giá sữa nhập từ châu Âu khoảng 30%.

Ông Nguyễn Hữu Đức, giám đốc đối ngoại công ty Nutifood và ông Châu cùng cho rằng: nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, do áp lực cạnh tranh, đã nhập nguyên liệu sữa từ Trung Quốc để có giá rẻ, nhưng không ai dám để hở ra điều đó vì sợ người tiêu dùng tẩy chay.

Nhập khẩu sữa Trung Quốc tăng mạnh

Theo tổng cục Hải quan, tháng 11.2011, nhập khẩu sữa từ Trung Quốc vọt lên với mức kim ngạch 120.000 USD, tăng 79,1% so với tháng 10/2010. Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã nhập 513.700 USD sữa và sản phẩm từ Trung Quốc, tăng 29,81% so với cùng kỳ năm 2010. Đó mới chỉ là số liệu chính thức, theo các nhà kinh doanh thì lượng sữa nhập tiểu ngạch còn nhiều hơn, đa phần là sữa xá, sau đó được đóng lon thành sữa có thương hiệu và bán ở các vùng nông thôn, hoặc bán cho các đơn vị sản xuất bánh kẹo, làm kem…


Điều này có thể chứng minh qua giá bán. Hiện giá sữa nhập từ châu Âu dao động khoảng 3.600 - 3.800 USD/tấn (tức hơn 80.000 đồng/kg), trong khi đó sữa nhập Trung Quốc chỉ 2.300 - 2.800 USD/tấn (khoảng 50.000 đồng/kg), nên các điểm bán hương liệu thực phẩm mới có thể bán được sữa bột với mức giá chỉ từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Hữu Đức nói: “Thực ra nếu nhập khẩu sữa loại tốt của các công ty lớn từ Trung Quốc, giá tương đương với nhập từ châu Âu, chỉ có nhập từ các công ty nhỏ ở địa phương thì mới có giá rẻ”.

Theo một nhà kinh doanh hương liệu thực phẩm, có tình trạng công ty vừa nhập khẩu sữa từ châu Âu, vừa nhập khẩu sữa từ Trung Quốc, nhằm có được các hoá đơn chứng từ thể hiện việc dùng nguyên liệu châu Âu.


Sài Gòn Tiếp Thị
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Nghịch lý giá sữa gây phẫn nộ của người tiêu dùng
Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở về tình trạng lộn xộn của giá sữa và yêu cầu Bộ Công thương điều tra kỹ và có biện pháp quản lý. Như vậy, đã đến lúc không để tình trạng này tiếp diễn.

Nghịch lý về giá sữa trên trời ở thị trường Việt Nam đã được cảnh báo từ vài năm nay. Thế nhưng, cơ quan quản lý lại gần như bất lực trước tình trạng giá sữa liên tục tăng.

Giá sữa trên thị trường tháng này lại được các hãng sữa lách luật để tiếp tục tăng. Ba năm với 16 lần điều chỉnh tăng giá, các công ty sữa ngang nhiên bất chấp sự phẫn nộ của người tiêu dùng trong nước. Thật vô lý khi Việt Nam là nước nghèo nhưng người dân lại phải mua sữa với giá cao nhất thế giới!


Giá sữa lại tăng, người tiêu dùng bị thiệt thòi.

Đã có những số liệu về kinh doanh sữa ở Việt Nam được công bố khiến cả người dân và cơ quan quản lý phải sửng sốt. Qua thông tin từ tham tán thương mại Việt Nam từ nước ngoài gửi về cho thấy, giá sữa bột nhập khẩu tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Tất cả sản phẩm của các hãng sữa lớn trên thị trường Việt Nam đều đắt hơn các nước trong khu vực từ 20% đến 60%, thậm chí tới 70%.

Tâm điểm về biện pháp quản lý giá sữa, người ta đang chờ đợi vào sự ban hành thông tư mới sửa đổi Thông tư 104 của Bộ Tài chính với những qui định mới để điều chỉnh hành vi tăng giá của các hãng sữa. Dự kiến là tháng 3, rồi tháng 7 của năm nay thông tư sẽ được ban hành, thế nhưng đã sang tháng 8, thông tư này vẫn là văn bản trên giấy, chưa được ban hành.

Nhìn một cách tổng thể về sự việc này thì rõ ràng, quản lý giá sữa không thể chỉ trông chờ vào thông tư mới. Xét về mặt pháp lý, chúng ta đã có khá nhiều công cụ quản lý nhưng lại không được vận dụng. Giá sữa tăng vô lý hoàn toàn có thể vận dụng Luật Cạnh tranh để điều chỉnh. Chuyện 19 doanh nghiệp bảo hiểm liên kết để trục lợi người tiêu dùng vừa bị xử lý chính là một minh chứng cho thấy, việc tăng giá sữa có thể bị tuýt còi, các hãng sữa có thể bị xử phạt tương tự như thế nếu áp dụng luật Luật Cạnh tranh. Thêm nữa, Luật Bảo vệ người tiêu dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh hành vi cấu kết, nâng giá và thao túng giá cả trên thị trường cũng như tung ra sản phẩm kém chất lượng của các hãng sữa, nhưng chúng ta cũng quên không áp dụng.

Đã đến lúc ứng xử với giá sữa bằng biện pháp hành chính không phải là thượng sách. Cơ quan quản lý cần có biện pháp cứng rắn. Có thể tính đến chuyện khống chế chi phí quảng cáo, có thể thực hiện áp giá trần, hay khung giá đối với mặt hàng sữa… Thậm chí có thể tính đến chuyện nếu các hãng sữa tăng giá bừa bãi sẽ kiên quyết rút giấy phép kinh doanh…
Đã có lúc cơ quan quản lý đặt vấn đề: nếu quản lý giá sữa chặt quá sợ vi phạm các điều khoản WTO hay các qui định hội nhập mà chúng ta đã ký kết. Thế nhưng lại có một cách đặt vấn đề khác: tại sao các nước trong khu vực và thế giới cũng hội nhập như chúng ta, nhưng họ lại quản lý được giá sữa mà không hề vi phạm? Câu trả lời dành cho cơ quan quản lý.

Sức khỏe gia đình
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl