Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Giải đáp thắc mắc


laasd15

Member
202
0
16
32
Xu
0
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Đây là câu hỏi đặt ra của không ít bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì https://www.chuabenhtieuduong.net/che-do-an-benh-tieu-duong.html? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.


I. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

1. Các loại rau xanh và trái cây

- Đây là những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số loại rau xanh và trái cây tươi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cho cơ thể.




- Các loại rau củ tự nhiên như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina... đều là những thực phẩm rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Vì trong các loại rau củ này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp.


- Các loại trái cây tươi có hàm lượng đường thấp như bưởi, cam, quýt, táo... là món ăn cung cấp các loại vitamin cần thiết cho người bệnh tiểu đường. Mặc dù, trong các loại trái cây có thể cung cấp cho người bệnh lượng đường nhất định, nhưng đây là loại đường chậm (loại đường này cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) nên không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường, không quá cao cũng không quá thấp. Bên cạnh đó, còn cung cấp thêm chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom để hỗ trợ việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.


2. Chất đạm:

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt bò tươi. Vì trong các loại thịt này có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) - đây là chất giúp cơ thể cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu. Ngoài ra, còn có công dụng phòng chống ung thư rất tốt.


3. Chất béo tốt:

Nguồn chất béo tự nhiên có trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích rất nhiieefu cho việc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng để thay thế cho lượng chất béo có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, với loại dầu ôliu thì bạn nên chú ý sử dụng nó ở nhiệt độ thường, vừa phải, không được chế biến ở nhiệt độ cao, vì chúng phát sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.


4. Ăn cá

Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2 lần trong tuần. Vì cá là một nguồn cung cấp nhiều chất béo và chất đạm tốt hơn so với các loại thịt khác. Các loại cá mà người bệnh nên ăn như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo omega-3, chất này không những tốt cho người bệnh tiểu đường mà còn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Khi chế biến, bạn nên nấu cá theo dạng hấp, súp chứ không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.


Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 và cách điều trị https://www.chuabenhtieuduong.net/benh-tieu-duong-tuyp-2.html


II. Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

1. Thực phẩm ngọt:




Các loại đồ ngọt phổ biến như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas hay tất cả các loại thực phẩm ngọt nhân tạo, hoặc thực phẩm có vị ngọt quá đậm như mía đường, hoa quả quá ngọt... thì người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn. Vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Nếu người bệnh tiểu đường ăn những thực phẩm ngọt này, đặc biệt là vị ngọt nhân tạo sẽ khiến cho bệnh ngày càng tồi tệ hơn.


2. Tinh bột

Tinh bột là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn gia đình, nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì luôn được khuyến cáo rằng không nên nạp quá nhiều tinh bột trong ngày. Người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khiên khá nghiêm ngặt, kể cả những thực phẩm tinh bột thường dùng hàng ngày như cơm, phở, bún cũng phải hạn chế. Các loại thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền cần phải kiêng kỵ tuyệt đối, vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, kể cả người bình thường. Thay vào đó, có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.


3. Thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo trans, cholesterol cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào. Dùng nhiều đồ ăn có chứa chất béo sẽ khiến cho cơ thể tăng cân, khó kiểm soát được lượng đường trong máu. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường nên kiêng những thức ăn có chứa chất béo bão hòa và cholesterol, điển hình như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem... Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất béo trans như dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm đóng hợp sẵn như cá hộp, thịt hộp, bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt; các loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôn, khoai tây chiên...


4. Các loại trái cây khô

Tuy là những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, thành phần dinh dưỡng khá cao nhưng các loại trái cây khô này lại cung cấp rất nhiều lượng đường cho cơ thể, người bệnh tiểu đường cần tránh sử dụng thực phẩm này.


5. Sữa:

Đây là một thức uống có chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng insulin, không tốt đối với người bệnh tiểu đường. Nếu cần, người bệnh cso thể dùng các loại sữa không đường, ít chất béo.


6. Rượu bia

Rượu bia, hay các loại đồ uống có chứa nhiều cồn, những thực phẩm có chứa chất kích thích đều là những đồ uống mà người bệnh tiểu đường cần phải kiêng cữ tuyệt đối. Vì khi dùng những thức uống này kết hợp với những loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh chóng mà không kiểm soát được.


III. Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Để cải thiện bệnh tiểu đường, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc trong chế độ ăn uống để tránh làm tăng lượng đường huyết, giảm liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn và ức chế sự phát triển của bệnh, giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Cụ thể như sau:

- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, để không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không để bụng quá đói, cũng không nên ăn quá no.

- Không nên thay đổi quá nhanh, các cơ cấu cũng như khối lượng trong bữa ăn.


Bên cạnh đó, người bệnh nên vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên thay vì ngồi một chỗ. Mỗi ngày, chỉ cần dành khoảng 30 - 45 phút để tập luyện hay chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, đây được xem là một phương pháp rất tốt để hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.


Trên là chế độ ăn uống phù hợp đối với người bệnh tiểu đường. Bạn nên xây dựng cho mình một thực đơn phù hợp càng sớm càng tốt để cân bằng lượng đường trong máu, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường.

Tham khảo thêm về nguyên nhân, triệu chứng bệnh tiểu đường https://www.chuabenhtieuduong.net/benh-tieu-duong-nguyen-nhan-va-trieu-chung.html
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl