Việt Nam là một đất nước nhiệt đới vì vậy mà mùa hè thường có nắng nóng kéo dài. Những ngày thời tiết oi bức cực độ lên tới 40 độ C, người lớn còn phải nhăn nhó chứ chưa nói chi đến trẻ nhỏ. Chính vì đặc tính khí hậu này mà ở nước ta có rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc rôm sảy. Các bé hay quấy khóc và khó ngủ tuy vậy nhiều bậc cha mẹ lại không để ý chữa trị đúng cách nên dẫn đến tình trạng rôm sảy có mủ.
Nguyên nhân rôm sảy mủ
Rôm sảy mủ thường là biến chứng sau khi đã bị rôm sảy ở dạng tinh thể. Các đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da có màu đỏ giống như trứng cá bọc ở người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn. Bé không chỉ bị ngứa mà còn đau rát, nếu nốt mụn này vỡ ra thì rất xót và có thể bị nhiễm trùng. Cha mẹ hay chủ quan trong cách chăm sóc con cái nên khiến tình trạng diễn tiến nặng hơn. Một số nguyên nhân dễ gây ra rôm sảy mủ như:
Rôm sảy mủ không chỉ khiến bé khó chịu cào gãi liên tục mà nó còn có nguy cơ phát triển thành mụn nhọt khó chữa, các vết tổn thương lâu ngày sẽ để lại sẹo khó lành làm mất thẩm mỹ. Đặc biệt là da có thể nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu như không được xử trí kịp thời và hợp lý. Tỷ lệ tử vong của bệnh này từ 20 đến 50 %, đây là một con số cảnh báo đang lưu ý.
Vì vậy dù là bệnh đơn giản thì cha mẹ cũng không nên lơ là chủ quan, đặc biệt khi mình không có kiến thức y khoa thì không nên tự chữa bệnh cho con. Khám bệnh định kỳ và lắng nghe ý kiến của bác sỹ là điều rất nên làm.
Nguyên nhân rôm sảy mủ
Rôm sảy mủ thường là biến chứng sau khi đã bị rôm sảy ở dạng tinh thể. Các đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da có màu đỏ giống như trứng cá bọc ở người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn. Bé không chỉ bị ngứa mà còn đau rát, nếu nốt mụn này vỡ ra thì rất xót và có thể bị nhiễm trùng. Cha mẹ hay chủ quan trong cách chăm sóc con cái nên khiến tình trạng diễn tiến nặng hơn. Một số nguyên nhân dễ gây ra rôm sảy mủ như:
- Bé bị rôm sảy tinh thể nhưng mẹ cho bé tắm xà bông nhiều bọt, có tính tẩy mạnh làm bề mặt da bị mài mỏng và khô dần. Những yếu tố hóa học trong sữa tắm làm kích ứng nốt mụn bị viêm nặng hơn dẫn đến có mủ.
- Cha mẹ đóng quá nhiều lớp quần áo dày và bí bách, sự cọ xát giữa quần áo và mụn làm xảy ra nhiễm trùng. Khi đã có rôm sảy cũng không nên sử dụng những loại nước ngâm xả vải có mùi hương.
- Cha mẹ trị rôm không đúng cách: bôi mỡ mắt, mỡ trăn, phấn rôm… với hy vọng làm mát da cho bé khiến trẻ dễ ngủ hơn. Điều này làm cho các lỗ chât lông bị lấp đầy bởi những protein từ mỡ hay tinh thể siêu nhỏ phấn rôm. Tuyến bài tiết mồ hôi tắc nghẽn hơn nên tình trạng rôm trở nên nghiêm trọng
Rôm sảy mủ không chỉ khiến bé khó chịu cào gãi liên tục mà nó còn có nguy cơ phát triển thành mụn nhọt khó chữa, các vết tổn thương lâu ngày sẽ để lại sẹo khó lành làm mất thẩm mỹ. Đặc biệt là da có thể nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu như không được xử trí kịp thời và hợp lý. Tỷ lệ tử vong của bệnh này từ 20 đến 50 %, đây là một con số cảnh báo đang lưu ý.
Vì vậy dù là bệnh đơn giản thì cha mẹ cũng không nên lơ là chủ quan, đặc biệt khi mình không có kiến thức y khoa thì không nên tự chữa bệnh cho con. Khám bệnh định kỳ và lắng nghe ý kiến của bác sỹ là điều rất nên làm.
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,556
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,103
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,514