Chữa bệnh xơ gan bằng cây chó đẻ răng cưa
1. Mô tả
Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam” của GS Đỗ Tất Lợi, “cây chó đẻ răng cưa, còn gọi tên là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiacceae.
Đây là loại cỏ mọc hằng năm, cao chừng 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường có màu đỏ.
Lá răng cưa chó đẻ mọc so le, lưỡng lệ trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5 – 15 mm, rộng 2 – 5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu lơ xanh, không cuống hay có cuống rất ngắn.
Hoa của cây răng cưa chó đẻ mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống, hoặc có cuống rất ngắn. Đường kính quả có thể đạt tới 2mm, treo lủng lẳng dưới lá.
Hạt 3 cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang.
Chữa bệnh xơ gan nhờ cây chó đẻ răng cưa
2. Dược tính:
Đông y cho rằng cây chó đẻ vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt…
Thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Theo GS Đỗ Tất Lợi, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây chó đẻ răng cưa. Chỉ có nhân dân hay dùng loại cây này để làm thuốc, giã nát với muối để chữa đinh râu, mụn nhọt.
Ngoài ra, qua dùng thực tế còn thấy cây này có tác dụng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn. Ngày uống 20 – 40g cây tươi, sao khô sắc đặc để uống. Dùng ngoài không có liều lượng.
Với viêm gan do virus B
– Năm 1988, Blumberg và Thio garajan đã dùng chế phẩm Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) điều trị cho 37 bệnh nhân viêm gan do vi rút B.
Kết quả sau 3 ngày, có 22 bệnh nhân đạt kết quả tốt (âm tính) và chứng minh Diệp hạ châu đắng có chất ức chế men polymeraza AND của vi rút viêm gan B.
– Năm 1977, một nhóm bác sĩ Việt Nam, khoa Tiêu hoá, Gan, Mật đã sử dụng bài thuốc gia truyền của L/y Trần Xuân Thiện gồm 3 vị là Diệp hạ châu đắng, Xuyên tâm liên, quả Dành dành để điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm HBsAg (+).
Sau một thời gian điều trị, kết quả xét nghiệm âm tính được coi là khỏi. Tỷ lệ đạt 26/98 bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc còn giúp cơ thể người dùng – sản xuất kháng thể chống HBsAg (59/98 người). Liều điều trị trung bình 4-5 tháng.
– Năm 2002, Nguyễn Bá Kinh và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng tại BV Thanh Nhàn (Hà Nội), đã sử dụng chế phẩm LIV/94 (chó đẻ răng cưa là một trong 3 thành phần của thuốc) điều trị cho các bệnh nhân viêm gan mãn tính trong 2 năm (2001-2002)
Kết quả đạt được rất tốt. Thuốc có tác dụng làm giảm và sạch HBsAg của bệnh nhân.
Với xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối:
Người bệnh không ăn được, khó thở do bụng trướng, tĩnh mạch cổ nổi to, xuất hiện tuần hoàn băng trệ. Bệnh nhân luôn phải ngồi theo tư thế Fowler do ngẹt thở.
Nhờ có người mách dùng cây chó đẻ răng cưa đắng sao vàng 100g (khoảng 400g tươi) sắc cho bệnh nhân uống trong ngày, sau 7 ngày dùng thuốc, các triệu chứng nói trên thuyên giảm. Bệnh nhân bụng mềm, tĩnh mạch cổ nhỏ lại, ăn ngủ tốt.
Tiếp tục dùng thuốc theo liều như trên thêm 221 ngày nữa thi khỏi hẳn.
Như vậy, các thí nghiệm về dược năng của cây chó đẻ răng cưa đều cho thấy loại cây này có hoạt tính bảo vệ gan, kháng virus viêm gan B và chữa các bệnh về gan.
3. Những bài thuốc sử dụng cây chó đẻ răng cưa:
– Chữa viêm gan B: Chó đẻ 30 g, nhân trần 12 g, sài hồ 12 g, chi từ 8 g, hạ khô thảo 12 g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
– Chữa xơ gan cổ trướng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày.
Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
– Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.
4. Lưu ý khi dùng:
Hiện nay, có nhiều người dù không có bệnh tật gì cũng dùng cây chó đẻ uống hàng ngày với hy vọng có tác dụng giải độc gan. Điều này rất nguy hiểm, có thể khiến cho người sử dụng bị xơ gan hoặc teo gan.
Nguyên nhân là do chó đẻ răng cưa có tác dụng lợi mật đối với những trường hợp mật không tiết ra (như ở bệnh nhân bị viêm mật, tắc mật). Tương tự, cây này có tác dụng nhuận gan đối với những trường hộp gan có vấn đề.
Nếu như gan, mật khỏe mạnh, không có bệnh mà uống loại thảo dược này sẽ khiến gan và mật phải làm việc nhiều nên dễ bị mất cân bằng, tổn thương và sinh ra bệnh.
Thêm nữa,. vì cây có tính đắng, hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Khi người không bị nhiệt vẫn uống thuốc này sẽ khiến cơ thể quá hàn, sinh bệnh tật.
Dù chưa có nghiên cứu trên diện rộng để kết luận về việc gây vô sinh của cây chó đẻ nhưng theo lý thuyết đông y, khi cơ thể quá hàn thì khó thụ thai. Cây chó đẻ làm tăng tính hàn nên về lý thuyết, chúng tăng nguy cơ vô sinh.
Xem thêm:
– Triệu chứng và cách chữa trị men gan cao
– Thuốc chữa xơ gan
1. Mô tả
Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam” của GS Đỗ Tất Lợi, “cây chó đẻ răng cưa, còn gọi tên là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu, tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiacceae.
Đây là loại cỏ mọc hằng năm, cao chừng 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường có màu đỏ.
Lá răng cưa chó đẻ mọc so le, lưỡng lệ trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5 – 15 mm, rộng 2 – 5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu lơ xanh, không cuống hay có cuống rất ngắn.
Hoa của cây răng cưa chó đẻ mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống, hoặc có cuống rất ngắn. Đường kính quả có thể đạt tới 2mm, treo lủng lẳng dưới lá.
Hạt 3 cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang.
Chữa bệnh xơ gan nhờ cây chó đẻ răng cưa
2. Dược tính:
Đông y cho rằng cây chó đẻ vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt…
Thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Theo GS Đỗ Tất Lợi, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây chó đẻ răng cưa. Chỉ có nhân dân hay dùng loại cây này để làm thuốc, giã nát với muối để chữa đinh râu, mụn nhọt.
Ngoài ra, qua dùng thực tế còn thấy cây này có tác dụng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn. Ngày uống 20 – 40g cây tươi, sao khô sắc đặc để uống. Dùng ngoài không có liều lượng.
Với viêm gan do virus B
– Năm 1988, Blumberg và Thio garajan đã dùng chế phẩm Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) điều trị cho 37 bệnh nhân viêm gan do vi rút B.
Kết quả sau 3 ngày, có 22 bệnh nhân đạt kết quả tốt (âm tính) và chứng minh Diệp hạ châu đắng có chất ức chế men polymeraza AND của vi rút viêm gan B.
– Năm 1977, một nhóm bác sĩ Việt Nam, khoa Tiêu hoá, Gan, Mật đã sử dụng bài thuốc gia truyền của L/y Trần Xuân Thiện gồm 3 vị là Diệp hạ châu đắng, Xuyên tâm liên, quả Dành dành để điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm HBsAg (+).
Sau một thời gian điều trị, kết quả xét nghiệm âm tính được coi là khỏi. Tỷ lệ đạt 26/98 bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc còn giúp cơ thể người dùng – sản xuất kháng thể chống HBsAg (59/98 người). Liều điều trị trung bình 4-5 tháng.
– Năm 2002, Nguyễn Bá Kinh và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng tại BV Thanh Nhàn (Hà Nội), đã sử dụng chế phẩm LIV/94 (chó đẻ răng cưa là một trong 3 thành phần của thuốc) điều trị cho các bệnh nhân viêm gan mãn tính trong 2 năm (2001-2002)
Kết quả đạt được rất tốt. Thuốc có tác dụng làm giảm và sạch HBsAg của bệnh nhân.
Với xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối:
Người bệnh không ăn được, khó thở do bụng trướng, tĩnh mạch cổ nổi to, xuất hiện tuần hoàn băng trệ. Bệnh nhân luôn phải ngồi theo tư thế Fowler do ngẹt thở.
Nhờ có người mách dùng cây chó đẻ răng cưa đắng sao vàng 100g (khoảng 400g tươi) sắc cho bệnh nhân uống trong ngày, sau 7 ngày dùng thuốc, các triệu chứng nói trên thuyên giảm. Bệnh nhân bụng mềm, tĩnh mạch cổ nhỏ lại, ăn ngủ tốt.
Tiếp tục dùng thuốc theo liều như trên thêm 221 ngày nữa thi khỏi hẳn.
Như vậy, các thí nghiệm về dược năng của cây chó đẻ răng cưa đều cho thấy loại cây này có hoạt tính bảo vệ gan, kháng virus viêm gan B và chữa các bệnh về gan.
3. Những bài thuốc sử dụng cây chó đẻ răng cưa:
– Chữa viêm gan B: Chó đẻ 30 g, nhân trần 12 g, sài hồ 12 g, chi từ 8 g, hạ khô thảo 12 g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.
– Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
– Chữa xơ gan cổ trướng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày.
Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
– Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.
4. Lưu ý khi dùng:
Hiện nay, có nhiều người dù không có bệnh tật gì cũng dùng cây chó đẻ uống hàng ngày với hy vọng có tác dụng giải độc gan. Điều này rất nguy hiểm, có thể khiến cho người sử dụng bị xơ gan hoặc teo gan.
Nguyên nhân là do chó đẻ răng cưa có tác dụng lợi mật đối với những trường hợp mật không tiết ra (như ở bệnh nhân bị viêm mật, tắc mật). Tương tự, cây này có tác dụng nhuận gan đối với những trường hộp gan có vấn đề.
Nếu như gan, mật khỏe mạnh, không có bệnh mà uống loại thảo dược này sẽ khiến gan và mật phải làm việc nhiều nên dễ bị mất cân bằng, tổn thương và sinh ra bệnh.
Thêm nữa,. vì cây có tính đắng, hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Khi người không bị nhiệt vẫn uống thuốc này sẽ khiến cơ thể quá hàn, sinh bệnh tật.
Dù chưa có nghiên cứu trên diện rộng để kết luận về việc gây vô sinh của cây chó đẻ nhưng theo lý thuyết đông y, khi cơ thể quá hàn thì khó thụ thai. Cây chó đẻ làm tăng tính hàn nên về lý thuyết, chúng tăng nguy cơ vô sinh.
Xem thêm:
– Triệu chứng và cách chữa trị men gan cao
– Thuốc chữa xơ gan
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,533