Bị bệnh suy thận biểu hiện như thế nào? Những biểu hiện bệnh suy thận


trungkeng37

Member
116
0
16
31
Xu
0
Suy thận là quá trình suy giảm chức năng thận. Đây thường là biến chứng của một bệnh nghiêm trọng. Nhận biết được các triệu chứng của bệnh suy thận giúp người bệnh có hướng điều trị hiệu quả nhất. Vậy bệnh suy thận có biểu hiện như thế nào?

1. Ai có nguy cơ bị bệnh suy thận
Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.



Suy thận
2. Bệnh suy thận biểu hiện như thế nào?
Thay đổi khi đi tiểu:
Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…

Phù:
Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.

Mệt mỏi:
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.

Ngứa
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn:
Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông:
Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi. và chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh:
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung:
Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Đau chân/cạnh sườn:
Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn. bệnh nhân đan nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây đau.
3. Bệnh suy thận có nguy hiểm không?
Bệnh suy thận là tình trạng suy giảm chức năng lọc tiểu cầu thận, bệnh được chia làm 4 cấp độ và ở độ 1 tức là chức năng của thận bị suy giảm khoảng 25% so với mức độ bình thường.

Dù chức năng của thận mới chỉ là suy giảm ¼ nhưng đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều cơ quan khác, khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị giảm sút. Những biểu hiện của suy thận độ 1 thường nhẹ và vừa, các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau tức hai bên sườn, thiếu máu nhẹ…thường không rõ rệt, nếu người bệnh không đi kiểm tra thì sẽ không biết mình mắc bệnh.

Thực chất bệnh suy thận không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay giai đoạn đầu, khi thận bị suy ở độ nhẹ và còn có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn để hồi phục lại chức năng thận.

Trả lời cho câu hỏi “bệnh suy thận có nguy hiểm tới tính mạng không?” Câu trả lời của chúng tôi là có. Vì các triệu chứng của bệnh suy thận ở những giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khó thể nhận biết được cho đến khi có các biểu hiện lâm sàng rõ nét thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối.

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân phải tiến hành chạy thận nhân tạo hoặc thay thế thận. Nhưng theo thực tế cho thấy có tới 90% bệnh nhân tử vong vì chờ có thận phù hợp để thay thế hoặc không đủ kinh phí để chạy thận. Vì vậy ở giai đoạn này bệnh suy thận rất nguy hiểm cho người bệnh.

4. Cách phát hiện bệnh suy thận sớm và cách điều trị
Có ba cách để phát hiện bệnh: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Các cách này cũng được áp dụng với những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người bình thường khác: người bị bệnh đái tháo đường, người bị bệnh cao huyết áp, người trên 60 tuổi, người trải qua giai đoạn điều trị bằng thuốc có hại cho thận trong một thời gian dài như các loại thuốc chống viêm sưng (trong đó có aspirine)…

Cách điều trị bệnh suy thận hiệu quả

- Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

- Kiểm soát đường huyết để phòng tránh suy thận

- Theo một chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.

- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.

- Theo dõi huyết áp thường xuyên

- Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.

- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.

- Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.

- Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình X-quang cũng
có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chụp X-quang.

- Kiểm soát cân nặng, với người bị thừa cân béo phì nên xem lại khẩu phần ăn hàng ngày của mình

- Không hút thuốc lá, không rượu bia, không sử dụng chất

- Phòng tránh suy thận bằng cách không ăn mặn

- Khi cơ thể có bất cứ vấn đề nào hãy đến gặp bác sĩ ngay, bên cạnh đó nhớ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần

- Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình X-quang cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chụp X-quang.

- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bởi một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid, kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang… có thể gây ngộ độc thận nếu bạn lạm dụng.

Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn biết được bệnh suy thận biểu hiện như thế nào?. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !

Xem ngay >>> Thuốc chữa bệnh sỏi thận hiệu quả nhất

Bài liên quan:

>>> Bệnh suy thận có lây không? biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận

>>> Hỏi đáp: Bệnh suy thận phải kiêng những gì thưa bác sĩ?

>>> Bệnh nhân mổ sỏi thận phải kiêng ăn gì tránh sỏi tái phát
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl