Cách khắc phục đau khớp cổ tay khi tập thể hình hiệu quả nhất


trungkeng37

Member
116
0
16
31
Xu
0
Chấn thương đau khớp cổ tay là chấn thương hay gặp nhất khi tập thể hình môn đẩy tạ. Nó làm cổ tay đau âm ỉ, khó cử động, đau nhói khi xoay khớp bàn tay, cổ tay. Nếu không xử lý kịp thời thì có thể gây nên những hậu quả khôn lường về sau. Sau đây là cách xử lý khi gặp chấn thương đau khớp cổ tay khi tập thể hình

1. Đau khớp cổ tay khi tập thể hình do đâu?

Người tập thể hình mà thường xuyên vận động vùng bả vai, cánh tay với các bài tập như: Đẩy ngực, lên xà đơn hay nâng tạ… thường rất dễ bị đau khớp cổ tay. Những nguyên nhân gây đau khớp cổ tay khi tập thể hình chủ yếu do:

- Trong quá trình tập luyện cơ xương, cơ bắp co giãn quá mức, các dây thần kinh hoạt động mạnh bị giãn ra khiến cho các khối xương bị chèn ép, từ đó khiến cơ thể bạn bị đau nhức mỗi khi tập luyện.

- Nâng tạ được xem là bài tập dễ gây ra những tổn thương nhất, đặc biệt là đau nhức vùng bả vai, cổ tay. Nếu người tập sai hay sơ ý có thể dẫn tới bong điểm đám dây chằng ở vùng xương cổ tay và xương bả vai, từ đó gây ra cơn đau nhức khó chịu.

- Khi tập luyện cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều, từ đó dẫn tới thiếu nước và khiến cho máu đặc lại. Điều đó sẽ làm cho quá trình lưu thông máu kém và gây ra biểu hiện đau cổ tay khi tập thể hình.

- Ngoài ra, đau khớp cổ tay khi tập thể hình còn do tập sai tư thế, luyện tập không thường xuyên hoặc không tuân thủ đúng các quy định khi tập…. cũng là những nguyên nhân thường gặp. Vì vậy, trong quá trình tập thể hình bạn nên lưu ý tránh làm tổn thương cơ thể.



Đẩy tạ là một trong những nguyên nhân chính gây đau khớp cổ tay

2. Cách xử lí đau khớp cổ tay khi tập thể hình
- Tiến hành chườm đá lạnh, bạn cho các viên đá vào trong túi vải mỏng. Sau đó, chườm lên vùng cổ tay bị đau khoảng 20 phút, thực hiện ngày 4 lần. Sau đó, bạn hãy nâng cao cổ tay để tránh máu tụ lại và dồn về cổ tay.

- Khi khớp cổ tay bị đau, thương chấn bạn cần ngưng tập và để cho tay được nghỉ ngơi cho tới khi khỏi.

- Có thể dùng nẹp để nẹp cổ tay lại, giữ cho các khớp được cố định ở một vị trí và không bị lệch.

- Dù bị đau khớp cổ tay do tập thể hình hay do bất kì nguyên nhân nào, bạn cũng nên tới các cơ sở y tế để được băng bó. Tuyệt đối không được tự ý nắn, bóp tại nhà vì có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng và nguy hiểm hơn.

- Bên cạnh đó, cần uống đủ nước và tránh để cơ thể mất nước. Thư giãn gân cốt và không nên tập luyện quá sức.

Nên khởi động thật kỹ trước khi tập thể hình

- Nên khởi động thật kĩ trước khi tập luyện để các khớp được nghỉ ngơi và quen dần với vận động từ nhẹ tới mạnh.

- Khi bị đau khớp cổ tay, tuyệt đối không được tự ý dùng dầu nóng để xoa bóp. Mà hãy tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng bệnh, từ đó sẽ có cách khắc phục phù hợp nhất.

Trường hợp bị nặng đứt hoàn toàn dây chằng cổ tay TFCC cần phẫu thuật để nối lại.

Chỉ trở lại hoạt động thể thao khi triệu chứng đau đã hết hoàn toàn và cổ tay trở lại biên độ chuyển động như bình thường.

3. Cách điều trị đau khớp cổ tay khi tập thể hình
Các bài tập giúp hỗ trợ điều trị đau khớp cổ tay

Bài tập 1: Bóp bóng

Bài tập này rất dễ thực hiện. Bạn hãy đặt một quả bóng tennis hoặc bóng cao su trong lòng bàn tay, rồi bóp vào nhả ra khoảng 10 lần với mỗi bàn tay. Thực hiện động tác này sẽ chống được tình trạng cứng khớp và giúp cổ tay, bàn tay, ngón tay đều được vận động.

Bài tập 2: Nắm duỗi, xoay cổ tay

Để thực hiện động tác này, bạn hãy giữ tay thẳng lên, sau đó từ từ uốn cong bốn ngón tay trỏ, giữa, nhẫn và út thành nắm tay và cuối cùng uốn cong ngón tay cái bao bên ngoài bốn ngón tay trên của bạn. Hãy thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng và từ từ, đừng siết chặt bàn tay, sau đó mở bàn tay của bạn cho đến khi các ngón tay duỗi thẳng. Thực hiện khoảng 10 nhịp mỗi bàn tay.

Sau khi nắm duỗi bàn tay, bạn hãy tiếp tục xoay cổ tay sang trái 10 lần và và sang phải 10 lần. Bài tập này sẽ cổ tay mềm dẻo và giảm nguy cơ cứng khớp, đau khớp.


Xoay cổ tay​
Bài tập 3: Uốn ngón tay

Với động tác này, đầu tiên bạn hãy dựng bàn tay trái thẳng lên và uốn cong ngón tay cái về phía lòng bàn tay, giữ nó trong 5 giây, sau đó duỗi ngón tay cái trở lại. Lặp lại động tác này với mỗi ngón tay trên bàn tay, sau đó thực hiện với bàn tay còn lại.

Riêng ngón tay cái - là ngón tay đảm nhiệm nhiều trách nhiệm nhất trong các hoạt động của bàn tay, cũng là ngón tay dễ bị thoái hóa khớp nhất - thì bạn nên thực hiện động tác này khoảng 10 lần để tăng cường chức năng cho khớp ngón tay cái.

Bài tập 4: Uốn cong ngón tay với bàn

Với bài tập này, bạn hãy đặt cạnh bàn tay trái của mình lên bàn, chỉ ngón cái thẳng lên, sau đó hãy uốn cong bốn ngón tay còn lại vào trong, đến khi thấy tay bạn có chữ L thì giữ tư thế này ở vài giây, sau đó di chuyển các ngón tay về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này 10 lần và thực hiện bài tập tương tự với bàn tay còn lại

Bài tập 5: Kéo ngón tay

Đặt một bàn tay của bạn trên mặt bàn, lấy tay còn lại từ từ kéo duỗi từng ngón tay, giữ vài giây, sau đó thả ra. Tiếp tục đổi tay, làm tương tự với bàn tay còn lại.

Bài tập 6: Kéo căng cổ tay

Úp lòng bàn tay trái xuống, đặt bàn tay phải lên bàn tay trái, nhẹ nhàng ấn xuống cho đến khi bạn cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay, thì giữ nguyên động tác trong 10 giây. Làm động tác này 10 lần, sau đó tiếp tục đổi tay, làm tương tự với bàn tay phải.

Điều trị đau khớp cổ tay bằng thực phẩm chức năng

Đặc biệt người đau khớp cổ tay và người bắt đầu có những triệu chứng, biểu hiện các bệnh về khớp nên dùng các thực phẩm chức năng bổ sung hàng ngày có chứa các thành phần sau đây để bảo vệ cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đau khớp cổ tay

- Glucosamin:
Là thành phần cấu tạo nên sụn và glucosamin là chất có trong thành phần phân tử của ít nhất 2 glucosaminoglycans: chondroitin và acid hyaluronic. Vì thế glucosamin đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan.

- Chondroitin sulfat:
Tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành động mạch. Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).

- Hyaluronic Acid:
Là thành phần quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều. Ở hệ thống khớp, Hyaluronic Acid là một trong những thành phần không thể thiếu trong dịch khớp để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.


Bi-JCare Hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp
Công dụng: Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Đối tượng sử dụng: Người bị dãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.


Xem thông tin chi tiết >>> Bi-JCare



Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Giúp bạn biết được cách điều trị đau khớp cổ tay khi tập thể hình. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !

Xem ngay >>> Thuốc xương khớp của mỹ nhập khẩu trực tiếp do B.sĩ, Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng

-----------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:

>>> Đau khớp ngón tay giữa và cách trị bệnh đau khớp ngón tay giữa dứt điểm
>>> Thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?
>>> Đau khớp vai khi tập gym phải làm sao? cách điều trị hiệu quả nhất
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl