Một số nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, nhiều năm trở lại đây, đã xuất hiện một loại thị trường có một không hai..
Thị trường buôn bán trứng của các thiếu nữ trẻ, đẹp, chủ yếu là sinh viên trường VIP, các người đẹp trong giới người mẫu – diễn viên cho những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc những người thích có con đẹp, khỏe và thông minh.
Chuyện tưởng cũ những chưa hề cũ, khi nhiều người không khỏi giật mình nghe chuyện đâu đây ngay quanh mình cũng có những tay cò mua bán trứng bất chấp những hiểm họa. Dưới đây là những câu chuyện tổng hợp từ nhiều nguồn báo uy tín nhằm nhìn lại đầy đủ hơn và làm rõ hơn vấn đề này.
Thứ hàng hóa ngụ danh tình mẹ
Các nữ sinh theo học tại những ngôi trường danh giá thường xuyên bắt gặp những quảng cáo kiểu như thế này: Cần: người cho trứng, cao ráo, hấp dẫn, khỏe mạnh, dưới 26 tuổi, điểm SAT (một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Hoa Kỳ) trên 1.300, hậu đãi: 5.000$.
Thật là một lời mời gọi quyến rũ đối với những sinh viên bận rộn mà kẹt tiền. Với những trường danh giá như Havard, Yale, Brown – giá được đưa ra có thể dao động từ 15.000 cho tới 60.000$ cho mỗi chu kỳ trứng rụng. Mấy năm trước, một quảng cáo chạy trên tờ Stanford Daily còn đưa ra mức giá 100.000$.
Sinh viên không phải đối tượng duy nhất của những quảng cáo như thế này. Một bài báo trên tờ USA Today, Mỹ kể về một nữ luật sư ở Virginia đã nhận được 7.500$ cho lần cho trứng đầu tiên với số lượng 15 quả, và tiếp tục nhận được 7.500$ nữa cho chu kỳ thứ hai.
Số tiền này sẽ giúp cô góp vào nộp khoản tiền học phí đại học 175.000$. Không chỉ phụ nữ độc thân mà ngay cả phụ nữ đã có gia đình cũng bán trứng – từ các chị các cô đi làm tới các chị em ở nhà nội trợ, những phụ nữ này có một sự đảm bảo: họ đã “tạo ra” trẻ con “xịn” với trứng của mình.
Tuy nhiên, cô luật sư và sinh viên nhóm các trường đại học nổi tiếng ở miền Đông nước Mỹ (Ivy League) chiếm ưu thế trên thị trường mua bán trứng so với các đối tượng là phụ nữ nội trợ ở nhà.
Trên thị trường này, “hàng” có giá cao nhất sẽ hội tụ các tố chất được yêu cầu nhiều nhất: trí thông minh được chứng tỏ thông qua thành tích học tập, sắc đẹp, năng lực thể thao và tiền sử sức khỏe của gia đình đối tượng.
Nhu cầu về trứng chưa có vẻ gì là suy giảm. Những người tìm kiếm trứng vẫn rất tích cực và thường liều lĩnh. Phần nhiều trong số họ là những phụ nữ có sự nghiệp thành đạt đã trì hoãn việc sinh nở và hiện đang ở độ tuổi cuối 30, ngoài 40, thậm chí là ngoài 50.
Ở độ tuổi này, nguy cơ và khuyết điểm di truyền cho đứa trẻ cao một cách đáng quan ngại và việc đặt mua trứng của người trẻ hơn, khỏe hơn được họ cho là một giải pháp.
Các tổ chức bảo vệ đạo đức và sức khỏe ở Mỹ đã và đang lên tiếng phản đối kịch liệt sự lan tràn của "ngành công nghiệp vô đạo núp dưới danh nghĩa hạnh phúc". (Ảnh minh họa)
18.000 USD cho 17 quả trứng
Rachel, một nữ sinh viên ngành luật tại Đại học Havard nhớ lại chuyện khi cô trốn trường bỏ học mất một tuần. Cô đã đáp máy bay đến thành phố San Francisco, bang California, để thực hiện một "phi vụ" đặc biệt.
Khi đến nơi, Rachel được một cặp vợ chồng trung niên đón tiếp. Hai vợ chồng này thích thú ngắm nhìn cô gái xinh đẹp, cao 1,8m, mảnh khảnh, tóc vàng, mắt xanh, mang dòng máu Bắc Âu.
Chả là họ muốn có con và đã đồng ý trả cho Rachel 18.000 USD để "mua lại" một số trứng của cô. Họ biết nhau thông qua một người môi giới.
Ngay sáng hôm sau, Rachel leo lên một chiếc bàn mổ tại bệnh viện và được gây mê. Bác sĩ đưa một chiếc kim chọc nhỏ vào buồng trứng rồi lấy ra 17 quả trứng. Trước đó, trong vòng một tuần, cô đã phải dùng thuốc kích thích rụng trứng để có được số trứng lớn như vậy.
Những trứng này sau đó sẽ được thụ tinh với tinh trùng của người chồng rồi cấy vào tử cung của người vợ. Số tiền thu được khi bán 17 quả trứng này đủ để cô chi trả trọn vẹn cho những năm học đại học của mình.
Chưa hết, chỉ vài tuần sau, Rachel lại tiếp tục đáp máy bay trở lại California. Lần này là tới thành phố San Diego. Cô lại tiếp tục kiếm được ngần ấy tiền nhờ bán trứng cho một cặp vợ chồng khác.
Rachel cho biết buồng trứng của cô còn đầy và cô đang ở trong tuổi sung mãn. Cứ lâu lâu, khi cần tiền, cô lại "đẩy" đi một số trứng mới.
Bị thu hút bởi khoản tiền lên tới hàng chục ngàn USD, Nicole Hodges, nữ sinh viên 23 tuổi ở New York cho biết, cô đã quyết định đi bán trứng của mình bởi túng quẫn về tiền mặt.
Hodges đã được tiêm thuốc kích thích cho rụng trứng từ trước đó một tuần, chỉ cần bác sĩ đưa chiếc kim chọc nhẹ vào buồng trứng của cô lấy ra vài quả là cô đã có được số tiền không nhỏ: 18.000 USD.
Những sinh viên đi bán trứng để lấy tiền đóng học phí như Hodges không phải là ít. Trung tâm mua bán trứng ở bang Illinois cho biết từ đầu năm, con số người xin hiến đã tăng 40%. Còn tại Trung tâm y học sinh sản Colorado, các đề nghị bán trứng đã tăng thêm 10%.
Đa phần đều là sinh viên, ngoài ra còn có người mẫu, diễn viên điện ảnh. Bên cạnh sức khỏe và sự trẻ trung, những đối tượng này còn được ưa chuộng vì sắc đẹp và trình độ tri thức.
Hiện nước Mỹ có khoảng 6 triệu phụ nữ gặp rắc rối về sinh nở, điều này cũng đồng nghĩa với việc có hàng triệu cặp vợ chồng gặp trục trặc về đường con cái. Chính vì thế mà trứng người trở thành một mặt hàng đắt khách.
Theo các số liệu được công bố gần đây thì "ngành kinh doanh" trứng và các loại thuốc hỗ trợ tại Mỹ đã đạt doanh thu khoảng 3 tỷ USD/năm, trong đó người bán trứng thu được khoảng 38 triệu USD.
Chợ trứng lớn nhất nước Mỹ
Bang California được coi là "chợ trứng phụ nữ" lớn nhất của Mỹ. Tại đó, việc mua bán diễn ra sôi nổi không kém bất cứ thị trường nào. Khởi đầu từ một vài vụ lẻ tẻ, dịch vụ này đã nhanh chóng phát triển thành một ngành phát đạt, mang lại bạc tỷ cho những tay kinh doanh trứng.
Vì đồng tiền, các tay cò trứng không từ bất cứ thủ đoạn nào. Họ có thể lừa gạt cả người bán và người mua.
Một trong các công cụ đắc lực nhất của cò là những lời quảng cáo. Nắm được tâm lý cần tiền của các thiếu nữ, các tay cò cho đăng những lời lẽ chiêu dụ kiểu như:
"Hỡi những cô thiếu nữ, hãy trả tiền học phí bằng trứng của mình" hay như một quảng cáo mới được đăng trên tờ The New York Times gần đây: "Cần mua trứng phụ nữ trẻ. Tiêu chuẩn: thông minh, khỏe mạnh.
Chiều cao tối thiểu: 1,75 m. Chỉ số thông minh (IQ): 120 trở lên.Không có tiền sử bệnh tật. Giá 50.000 USD". Còn có cả những website quảng cáo bán trứng trên Internet, với những lời rao đầy hấp dẫn như "trứng ngôi sao điện ảnh", "trứng sinh viên", thậm chí cả "trứng bác sĩ, mướt và láng"…
Nhìn vào số tiền được hứa hẹn, ít có thiếu nữ nào chống lại được sự cám dỗ. Chỉ có điều, thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Karen Synesious, một tay cò trứng cho biết quảng cáo chỉ là trò bịp bợm.
Một khi cá đã cắn câu, người ta sẽ cho các cô biết rằng trứng của các cô không xứng với giá đó và hứa sẽ giới thiệu cho mối khác, với giá 5.000 USD. Với mỗi vụ như vậy, cò kiếm được khoảng 3.000- 5.000 USD.
Nhiều tay cò đã trở nên giàu có nhờ việc bán trứng này. Một số, sau thời gian ngắn đã mở những công ty lớn chuyên kinh doanh trứng. Lượng khách hàng mua trứng không ngừng tăng (gần gấp đôi mỗi năm) nhưng sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt.
Chủng loại đắt giá nhất: trứng phụ nữ châu Á
Có thời gian, chủng loại trứng đắt giá và khan hiếm nhất tại thị trường Mỹ là trứng của phụ nữ châu Á. Tại tất cả các bệnh viện và trung tâm sinh sản của Mỹ đều gia tăng nhu cầu tuyển chọn người bán trứng thuộc các chủng tộc châu Á.
Vì những lý do liên quan đến văn hóa, nên trứng của phụ nữ châu Á đang trở nên khan hiếm... Nguồn cung này không đủ cho các nhóm người Mỹ gốc Á, thậm chí cho cả những người Mỹ nửa da trắng. May mắn lắm mới có thể tìm người hiến trứng thích hợp với yêu cầu...
Các bệnh viện ở khu vực phía Tây nước Mỹ càng khó khăn hơn trong việc tìm người hiến gốc Á. Một số cặp vợ chồng vô sinh đành chọn mua trứng một cách bí mật. Điều này đã làm cho trứng của phụ nữ châu Á trở lên đắt giá, có khi gấp đôi, gấp ba trứng của người gốc Âu.
Người đăng ký nhận trứng còn phải đợi chờ lâu hơn, mất nhiều công sức hơn cho việc tìm kiếm, và các ngân hàng trứng cũng sẽ thu thêm phí cho việc tìm người, có thể lên đến hàng ngàn USD.
Website của các trung tâm sinh sản ở Washington gần đây đều gia tăng nhu cầu về người hiến trứng gốc Trung Quốc, Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.
Những hiểm họa khôn lường
Các tổ chức bảo vệ đạo đức và sức khỏe ở Mỹ đã và đang lên tiếng phản đối kịch liệt sự lan tràn của "ngành công nghiệp vô đạo núp dưới danh nghĩa hạnh phúc".
Việc cho trứng lúc đầu xuất phát từ mục đích nhân đạo nhưng đã chuyển sang thương mại hóa hoàn toàn, biến các thiếu nữ thành những "con giống" không hơn không kém.
Đặc biệt là những nguy cơ đối với sức khỏe của người phụ nữ, việc bán trứng nhiều lần có thể gây ra những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng, ung thư, vô sinh và tử vong.
Các nhà đạo đức cũng phản đối mạnh mẽ, họ cho rằng việc bán trứng sẽ gây ra những hiểm họa tiềm ẩn cho nền tảng đạo đức xã hội.
Nó sẽ làm băng hoại những thiếu nữ xuất phát từ ý nghĩ kiếm tiền bằng "vốn tự có" rất dễ dàng, tiếp đó sẽ phát sinh những quan niệm lệch lạc từ các cặp vợ chồng luôn muốn có những đứa con khỏe mạnh, xinh đẹp và thông minh - một sinh vật hoàn hảo nhất mang tên họ của họ để có thể "nở mày nở mặt" với mọi người!
AloBacsi.
Thị trường buôn bán trứng của các thiếu nữ trẻ, đẹp, chủ yếu là sinh viên trường VIP, các người đẹp trong giới người mẫu – diễn viên cho những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc những người thích có con đẹp, khỏe và thông minh.
Chuyện tưởng cũ những chưa hề cũ, khi nhiều người không khỏi giật mình nghe chuyện đâu đây ngay quanh mình cũng có những tay cò mua bán trứng bất chấp những hiểm họa. Dưới đây là những câu chuyện tổng hợp từ nhiều nguồn báo uy tín nhằm nhìn lại đầy đủ hơn và làm rõ hơn vấn đề này.
Thứ hàng hóa ngụ danh tình mẹ
Các nữ sinh theo học tại những ngôi trường danh giá thường xuyên bắt gặp những quảng cáo kiểu như thế này: Cần: người cho trứng, cao ráo, hấp dẫn, khỏe mạnh, dưới 26 tuổi, điểm SAT (một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Hoa Kỳ) trên 1.300, hậu đãi: 5.000$.
Thật là một lời mời gọi quyến rũ đối với những sinh viên bận rộn mà kẹt tiền. Với những trường danh giá như Havard, Yale, Brown – giá được đưa ra có thể dao động từ 15.000 cho tới 60.000$ cho mỗi chu kỳ trứng rụng. Mấy năm trước, một quảng cáo chạy trên tờ Stanford Daily còn đưa ra mức giá 100.000$.
Sinh viên không phải đối tượng duy nhất của những quảng cáo như thế này. Một bài báo trên tờ USA Today, Mỹ kể về một nữ luật sư ở Virginia đã nhận được 7.500$ cho lần cho trứng đầu tiên với số lượng 15 quả, và tiếp tục nhận được 7.500$ nữa cho chu kỳ thứ hai.
Số tiền này sẽ giúp cô góp vào nộp khoản tiền học phí đại học 175.000$. Không chỉ phụ nữ độc thân mà ngay cả phụ nữ đã có gia đình cũng bán trứng – từ các chị các cô đi làm tới các chị em ở nhà nội trợ, những phụ nữ này có một sự đảm bảo: họ đã “tạo ra” trẻ con “xịn” với trứng của mình.
Tuy nhiên, cô luật sư và sinh viên nhóm các trường đại học nổi tiếng ở miền Đông nước Mỹ (Ivy League) chiếm ưu thế trên thị trường mua bán trứng so với các đối tượng là phụ nữ nội trợ ở nhà.
Trên thị trường này, “hàng” có giá cao nhất sẽ hội tụ các tố chất được yêu cầu nhiều nhất: trí thông minh được chứng tỏ thông qua thành tích học tập, sắc đẹp, năng lực thể thao và tiền sử sức khỏe của gia đình đối tượng.
Nhu cầu về trứng chưa có vẻ gì là suy giảm. Những người tìm kiếm trứng vẫn rất tích cực và thường liều lĩnh. Phần nhiều trong số họ là những phụ nữ có sự nghiệp thành đạt đã trì hoãn việc sinh nở và hiện đang ở độ tuổi cuối 30, ngoài 40, thậm chí là ngoài 50.
Ở độ tuổi này, nguy cơ và khuyết điểm di truyền cho đứa trẻ cao một cách đáng quan ngại và việc đặt mua trứng của người trẻ hơn, khỏe hơn được họ cho là một giải pháp.
Các tổ chức bảo vệ đạo đức và sức khỏe ở Mỹ đã và đang lên tiếng phản đối kịch liệt sự lan tràn của "ngành công nghiệp vô đạo núp dưới danh nghĩa hạnh phúc". (Ảnh minh họa)
18.000 USD cho 17 quả trứng
Rachel, một nữ sinh viên ngành luật tại Đại học Havard nhớ lại chuyện khi cô trốn trường bỏ học mất một tuần. Cô đã đáp máy bay đến thành phố San Francisco, bang California, để thực hiện một "phi vụ" đặc biệt.
Khi đến nơi, Rachel được một cặp vợ chồng trung niên đón tiếp. Hai vợ chồng này thích thú ngắm nhìn cô gái xinh đẹp, cao 1,8m, mảnh khảnh, tóc vàng, mắt xanh, mang dòng máu Bắc Âu.
Chả là họ muốn có con và đã đồng ý trả cho Rachel 18.000 USD để "mua lại" một số trứng của cô. Họ biết nhau thông qua một người môi giới.
Ngay sáng hôm sau, Rachel leo lên một chiếc bàn mổ tại bệnh viện và được gây mê. Bác sĩ đưa một chiếc kim chọc nhỏ vào buồng trứng rồi lấy ra 17 quả trứng. Trước đó, trong vòng một tuần, cô đã phải dùng thuốc kích thích rụng trứng để có được số trứng lớn như vậy.
Những trứng này sau đó sẽ được thụ tinh với tinh trùng của người chồng rồi cấy vào tử cung của người vợ. Số tiền thu được khi bán 17 quả trứng này đủ để cô chi trả trọn vẹn cho những năm học đại học của mình.
Chưa hết, chỉ vài tuần sau, Rachel lại tiếp tục đáp máy bay trở lại California. Lần này là tới thành phố San Diego. Cô lại tiếp tục kiếm được ngần ấy tiền nhờ bán trứng cho một cặp vợ chồng khác.
Rachel cho biết buồng trứng của cô còn đầy và cô đang ở trong tuổi sung mãn. Cứ lâu lâu, khi cần tiền, cô lại "đẩy" đi một số trứng mới.
Bị thu hút bởi khoản tiền lên tới hàng chục ngàn USD, Nicole Hodges, nữ sinh viên 23 tuổi ở New York cho biết, cô đã quyết định đi bán trứng của mình bởi túng quẫn về tiền mặt.
Hodges đã được tiêm thuốc kích thích cho rụng trứng từ trước đó một tuần, chỉ cần bác sĩ đưa chiếc kim chọc nhẹ vào buồng trứng của cô lấy ra vài quả là cô đã có được số tiền không nhỏ: 18.000 USD.
Những sinh viên đi bán trứng để lấy tiền đóng học phí như Hodges không phải là ít. Trung tâm mua bán trứng ở bang Illinois cho biết từ đầu năm, con số người xin hiến đã tăng 40%. Còn tại Trung tâm y học sinh sản Colorado, các đề nghị bán trứng đã tăng thêm 10%.
Đa phần đều là sinh viên, ngoài ra còn có người mẫu, diễn viên điện ảnh. Bên cạnh sức khỏe và sự trẻ trung, những đối tượng này còn được ưa chuộng vì sắc đẹp và trình độ tri thức.
Hiện nước Mỹ có khoảng 6 triệu phụ nữ gặp rắc rối về sinh nở, điều này cũng đồng nghĩa với việc có hàng triệu cặp vợ chồng gặp trục trặc về đường con cái. Chính vì thế mà trứng người trở thành một mặt hàng đắt khách.
Theo các số liệu được công bố gần đây thì "ngành kinh doanh" trứng và các loại thuốc hỗ trợ tại Mỹ đã đạt doanh thu khoảng 3 tỷ USD/năm, trong đó người bán trứng thu được khoảng 38 triệu USD.
Chợ trứng lớn nhất nước Mỹ
Bang California được coi là "chợ trứng phụ nữ" lớn nhất của Mỹ. Tại đó, việc mua bán diễn ra sôi nổi không kém bất cứ thị trường nào. Khởi đầu từ một vài vụ lẻ tẻ, dịch vụ này đã nhanh chóng phát triển thành một ngành phát đạt, mang lại bạc tỷ cho những tay kinh doanh trứng.
Vì đồng tiền, các tay cò trứng không từ bất cứ thủ đoạn nào. Họ có thể lừa gạt cả người bán và người mua.
Một trong các công cụ đắc lực nhất của cò là những lời quảng cáo. Nắm được tâm lý cần tiền của các thiếu nữ, các tay cò cho đăng những lời lẽ chiêu dụ kiểu như:
"Hỡi những cô thiếu nữ, hãy trả tiền học phí bằng trứng của mình" hay như một quảng cáo mới được đăng trên tờ The New York Times gần đây: "Cần mua trứng phụ nữ trẻ. Tiêu chuẩn: thông minh, khỏe mạnh.
Chiều cao tối thiểu: 1,75 m. Chỉ số thông minh (IQ): 120 trở lên.Không có tiền sử bệnh tật. Giá 50.000 USD". Còn có cả những website quảng cáo bán trứng trên Internet, với những lời rao đầy hấp dẫn như "trứng ngôi sao điện ảnh", "trứng sinh viên", thậm chí cả "trứng bác sĩ, mướt và láng"…
Nhìn vào số tiền được hứa hẹn, ít có thiếu nữ nào chống lại được sự cám dỗ. Chỉ có điều, thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Karen Synesious, một tay cò trứng cho biết quảng cáo chỉ là trò bịp bợm.
Một khi cá đã cắn câu, người ta sẽ cho các cô biết rằng trứng của các cô không xứng với giá đó và hứa sẽ giới thiệu cho mối khác, với giá 5.000 USD. Với mỗi vụ như vậy, cò kiếm được khoảng 3.000- 5.000 USD.
Nhiều tay cò đã trở nên giàu có nhờ việc bán trứng này. Một số, sau thời gian ngắn đã mở những công ty lớn chuyên kinh doanh trứng. Lượng khách hàng mua trứng không ngừng tăng (gần gấp đôi mỗi năm) nhưng sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt.
Chủng loại đắt giá nhất: trứng phụ nữ châu Á
Có thời gian, chủng loại trứng đắt giá và khan hiếm nhất tại thị trường Mỹ là trứng của phụ nữ châu Á. Tại tất cả các bệnh viện và trung tâm sinh sản của Mỹ đều gia tăng nhu cầu tuyển chọn người bán trứng thuộc các chủng tộc châu Á.
Vì những lý do liên quan đến văn hóa, nên trứng của phụ nữ châu Á đang trở nên khan hiếm... Nguồn cung này không đủ cho các nhóm người Mỹ gốc Á, thậm chí cho cả những người Mỹ nửa da trắng. May mắn lắm mới có thể tìm người hiến trứng thích hợp với yêu cầu...
Các bệnh viện ở khu vực phía Tây nước Mỹ càng khó khăn hơn trong việc tìm người hiến gốc Á. Một số cặp vợ chồng vô sinh đành chọn mua trứng một cách bí mật. Điều này đã làm cho trứng của phụ nữ châu Á trở lên đắt giá, có khi gấp đôi, gấp ba trứng của người gốc Âu.
Người đăng ký nhận trứng còn phải đợi chờ lâu hơn, mất nhiều công sức hơn cho việc tìm kiếm, và các ngân hàng trứng cũng sẽ thu thêm phí cho việc tìm người, có thể lên đến hàng ngàn USD.
Website của các trung tâm sinh sản ở Washington gần đây đều gia tăng nhu cầu về người hiến trứng gốc Trung Quốc, Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.
Những hiểm họa khôn lường
Các tổ chức bảo vệ đạo đức và sức khỏe ở Mỹ đã và đang lên tiếng phản đối kịch liệt sự lan tràn của "ngành công nghiệp vô đạo núp dưới danh nghĩa hạnh phúc".
Việc cho trứng lúc đầu xuất phát từ mục đích nhân đạo nhưng đã chuyển sang thương mại hóa hoàn toàn, biến các thiếu nữ thành những "con giống" không hơn không kém.
Đặc biệt là những nguy cơ đối với sức khỏe của người phụ nữ, việc bán trứng nhiều lần có thể gây ra những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng, ung thư, vô sinh và tử vong.
Các nhà đạo đức cũng phản đối mạnh mẽ, họ cho rằng việc bán trứng sẽ gây ra những hiểm họa tiềm ẩn cho nền tảng đạo đức xã hội.
Nó sẽ làm băng hoại những thiếu nữ xuất phát từ ý nghĩ kiếm tiền bằng "vốn tự có" rất dễ dàng, tiếp đó sẽ phát sinh những quan niệm lệch lạc từ các cặp vợ chồng luôn muốn có những đứa con khỏe mạnh, xinh đẹp và thông minh - một sinh vật hoàn hảo nhất mang tên họ của họ để có thể "nở mày nở mặt" với mọi người!
AloBacsi.