Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì, kiêng ăn gì?


tho7782

New Member
28
0
1
42
Xu
0
Đái tháo đường là căn bệnh đường bài tiết thường gặp, có thể chia thành hai loại lớn là bệnh nguyên phát và bệnh thứ phát. Đái tháo đường dạng nguyên phát chiếm phần lớn. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ, có tính di truyền. Biểu hiện lâm sàng thời kỳ đầu khó phát hiện, đến thời kỳ phát bệnh mới có biểu hiện ăn nhiều, đi tiểu nhiều, phiền khát, chóng đói, gầy yếu.

Người bị đái tháo đường lâu ngày thường kèm theo bệnh về tim mạch, thận, mắt, thần kinh với biểu hiện lâm sàng tương ứng, thường hau bị viêm nhiễm, viêm đường tiết niệu, lao phổi v.v… Nếu bệnh được điều trị sớm, có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, có thể khống chế huyết đường có hiệu quả, giảm bớt hoặc làm chậm quá trình bệnh lý kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Người bệnh đái tháo đường nên định mức ăn uống như thế nào?
  • Định mức nhiệt lượng: Tổng số nhiệt lượng do thức ăn cung cấp hàng ngày chủ yếu căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng, trọng lượng cơ thể, tuổi tác, giới tính và mức độ hoạt động cơ bắp, chỉ số trọng lượng cơ thể ở mức tiêu chuẩn được tính bằng công thức: chiều cao (cm) – 105 = cân nặng. Nếu chỉ số vượt 20% là béo phì, dưới 20% là gầy. Người béo cần tăng cường vận động, khống chế tổng nhiệt lượng được hấp thụ, giảm ăn để giảm cân nặng xuống mức tiêu chuẩn. Phụ nữ có thai, cho con bú và những người thể trạng gầy, tổng nhiệt lượng hấp thụ tăng vừa phải 10-15% để cung cấp nhiệt lượng.
Người bệnh cao tuổi, hoạt động ít, quy định 20calo/kg/ngày.

  • Định mức prôtêin: Nhiệt lượng do prôtêin cung cấp chiếm 10-20% tổng nhiệt lượng được người bệnh hấp thụ. Thông thường mỗi ngày cần 1-1,5 gam cho 1kg thể trạng. Nếu nhu cầu nhiệt lượng tổng thể tăng lên thì lượng cung cấp prôtêin cũng tăng lên tương ứng. Nếu người bệnh có chỉ số cân nặng quá ít, bệnh tật có tính tiêu hao cao hoặc phụ nữ có thai thì prôtêin có thể tăng ở mức 1,5-2 gam/kg thể trạng/ngày, trẻ em khoảng 2-3 gam.
  • Định mức gluxit: Nhiệt lượng do gluxit cung cấp cho người bệnh cần chiếm 45-65% trong ăn uống. Định lượng thông thường mỗi ngày 250-350 gam. Mật ong, đường trắng, đường đỏ, hoa quả ngọt hấp thụ nhanh, cần kiêng dùng.
  • Định lượng lipit: Lượng lipit cần chiếm 25-35% nhiệt lượng trong ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường, thông thường mỗi ngày 1 gam trở xuống cho 1 kg thể trạng. Cần hạn chế ăn mỡ động vật. Dầu thực vật như dầu đậu, dầu lạc, dầu vừng, dầu cải chứa nhiều axit béo không no, nên dùng thích hợp.
  • Vitamin, chất khoáng và nguyên tố vi lượng: Người bệnh đái tháo đường có nhu cầu vitamin giống như người bệnh thường, nhưng do tiểu tiện nhiều dẫn đến vitamin hòa tan trong nước bị thiếu, cần được bổ sung vitamin nhóm B, trong đó có vitamin B12 giúp cải thiện bệnh trạng thần kinh; bổ sung vitamin C có dụng phòng ngừa bệnh vi huyết quản. Muối ăn khồn nên dùng quá nhiều. Nguyên tố vi lượng crômin có tác dụng cải thiện lượng đái đường, có ở trong men rượu, thịt bò, gan, nấm, bia. Kẽm có tác dụng hỗ trợ cho đường glucô vận chuyển trên màng tế bào, chủ yếu có trong loại sò biển.
  • Chất xenluylô: Có tác dụng đỡ cảm giác đói bụng và hạ huyết đường sau bữa ăn, cải thiện lượng đường glucô, do đó người bệnh đái tháo đường cần tăng cường chất xenluylô. Thực phẩm chứa nhiều xenluylô là vỏ ngô hạt, cám, vỏ hạt đậu tương, rau xanh v.v… Xenluylô cần ăn lẫn trong thực phẩm chứa nhiều gluxit.
Ngoài ra, cần chú ý đến giờ giấc ăn hàng ngày. Mỗi ngày ăn ít nhất 3 bữa sáng, trưa, chiều. Mỗi lần ăn cần chú ý tỷ lệ về prôtêin, lipit, gluxit.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì?

Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường là: Có chế độ ăn uống hợp lý, thành phần prôtêin, lipit, gluxit, vitamin được kết hợp theo tỷ lệ. Hằng ngày ăn uống đúng giờ quy định, ăn ít một,chia thành nhiều bữa.

Do đó, trong định lượng ăn uống của người bệnh cần chọn cơm gạo, mì lên men chua, bột ngô, mày ngô, cám gạo, sữa bò, sữa đậu nành, lòng trắng trứng, thịt nạc, cá, dầu thực vật, rau tươi (nhất là rau có màu xanh diệp lục) như rau cần, bí xanh, rau chân vịt, cà chua, bắp cải, dưa chuột, mướp đắng, đậu phụ, nấm v.v…

Phương pháp chế biến gồm hấp, luộc, hầm, ăn nộm là chính. Mỗi bữa ăn cần có sự kết hợp các thành phần theo định lượng, như vậy sẽ có thể đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng theo nhu cầu người bệnh, giảm gánh nặng cho tụy, bớt biểu hiện bệnh lâm sàng, giảm hiện tượng huyết đường quá cao và đái đường, nhờ đó mà duy trì sinh hoạt và làm việc bình thường của bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh nhân có thể căn cứ bệnh trạng của mình mà điều chỉnh thực đơn, Nếu ăn theo định lượng vẫn không đủ no, có thể tăng thêm rau xanh xenluylô, ăn nhiều chẳng những có tác dụng hạ huyết đường, hạ men gan mà còn cho cảm giác no bụng. Ngoài ra, các gia vị như hành, gừng đều có thể ăn được.

Bệnh nhân đái tháo đường nên kiêng ăn gì?

  • Kiêng các món ăn ngọt như mật ong, đường đỏ, trắng, hoa quả ngọt, kẹo, bánh ngọt. Ăn ngọt nhiều sẽ hấp thụ đường qua ruột nhanh, tác dụng tăng huyết đường cũng nhanh tăng thêm gánh nặng cho tụy, làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, khoai tây, củ mài và những thực phẩm chứa nhiều tinh bột cũng hạn chế dùng, không ăn thêm ngoài định lượng.
  • Hạn chế ăn mỡ động vật, bơ, sữa chưa tách bơ, lòng đỏ trứng, lạc vừng và các loại hạt chứa nhiều lipit cũng không nên ăn nhiều, nhất là đối với người béo phì cần kiêng ăn. Không ăn các món quay rán.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl