Béo phì không phải là thể trạng mà là một loại bệnh. Do có sự thay đổi chức năng sinh hóa và sinh lý trong cơ thể, nhiệt lượng được hấp thụ lớn hơn nhiệt lượng bị tiêu hao dẫn tới mỡ dự trữ. Béo phì có thể dẫn tới nhiều bệnh tật nghiêm trọng như bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, lượng mỡ trong máu cao, bệnh tim mạch, sỏi thận, viêm khớp… với những biểu hiện lâm sàng tương ứng.
Người béo phì nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Mục đích của chế độ ăn uống đối với người bệnh béo phì là trên cơ sở đảm bảo nhu cầu cơ bản của cơ thể về prôtêin và các chất dinh dưỡng khác, duy trì trạng thái cân bằng về nhiệt lượng để cơ thể giảm dần cân nặng. Do đó phải kiên trì, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, hạn chế năng lượng hấp thụ, tăng cường năng lượng tiêu hao, điều chỉnh năng lượng dư thừa.
Vấn đề chủ yếu trong chế độ ăn uống của người bệnh béo phì là: hạn chế một cách hợp lý tổng nhiệt lượng, đặc biệt chú ý hạn chế đường, axit béo, chất cồn. Người béo vừa trở lên giảm bớt tỷ lệ gluxit trong bữa ăn, nâng cao tỷ lệ prôtêin. Ngoài ra vẫn phải đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng theo mức bình thường cụ thể là :
Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân béo phì là: nhiệt lượng thấp, ít lipit, ít gluxit nhưng phải ăn đủ prôtêin chất lượng cao, muối khoáng, vitamin và xenluylô; ăn nhạt muối, ăn ít một thành nhiều bữa, ăn chậm nhai kỹ, hạn chế ăn uống một cách kiên trì đến khi cân nặng trở lại mức bình thường.
Do đó, người bệnh cần chọn ăn đậu nành, bột đậu, sữa bột, ruốc thịt, thịt bò khô, thịt nạc ngon, tim, gan, tụy, trứng, đậu phụ, thịt gia cầm, mề, dạ dày, phổi, bầu dục, giá đậu, sữa bò, sữa đậu nành, cá, tôm, cua là những thực phẩm cho prôtêin chất lượng cao.
Cần ăn tỏi tây, cà rốt, hành tây, tỏi, củ niễng, rau muống, rau cải, bầu bí, cải thìa là những thực phẩm cho nhiệt lượng thấp, nhiều xenluylô và chất khoáng. Cách chế biến chủ yếu là hấp, luộc, ninh, làm nộm. Như vậy vừa đảm bảo chất dinh dưỡng phong phú theo nhu cầu hàng ngày, vừa tăng cảm giác no, trợ giúp cho việc hạn chế ăn uống được thuận lợi.
Lương thực theo định lượng cần chọn gạo, mì, hoa màu, các loại đậu là những thực phẩm có nhiều tinh bột. Những thực phẩm ít lipit, các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu cải cho nhiều axit béo không no cũng nên chọn dùng.
Người bệnh béo phì nên kiêng gì?
Người béo phì nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Mục đích của chế độ ăn uống đối với người bệnh béo phì là trên cơ sở đảm bảo nhu cầu cơ bản của cơ thể về prôtêin và các chất dinh dưỡng khác, duy trì trạng thái cân bằng về nhiệt lượng để cơ thể giảm dần cân nặng. Do đó phải kiên trì, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, hạn chế năng lượng hấp thụ, tăng cường năng lượng tiêu hao, điều chỉnh năng lượng dư thừa.
Vấn đề chủ yếu trong chế độ ăn uống của người bệnh béo phì là: hạn chế một cách hợp lý tổng nhiệt lượng, đặc biệt chú ý hạn chế đường, axit béo, chất cồn. Người béo vừa trở lên giảm bớt tỷ lệ gluxit trong bữa ăn, nâng cao tỷ lệ prôtêin. Ngoài ra vẫn phải đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng theo mức bình thường cụ thể là :
- Về tổng nhiệt lượng: Ăn uống các món có nhiệt lượng thấp. Tổng nhiệt lượng mỗi ngày khống chế ở mức 1000-2000 calo, cân nặng mỗi tháng giảm 0,5-1kg là vừa cho đến khi xuống đến mức cân nặng bình thường.
- Về prôtêin: Người bệnh béo phì cần được cung cấp đủ prôtêin chất lượng cao. Hàng ngày mỗi kg trọng lượng cơ thể cần 1 gam prôtêin trở lên. Những thực phẩm như thịt nạc, cá, tôm, sữa tách bơ, chế phẩm đậu tương v.v… sẽ đảm bảo đủ prôtêin cho người bệnh đồng thời cho cảm giác no bụng – một khâu quan trọng để việc khống chế ăn uống tiến hành thuận lợi.
- Về lipit: Tỷ lệ nhiệt lượng do lipit cung cấp không nên vượt quá 30% tổng số nhiệt lượng trong ăn uống. Cần tránh dùng hoặc dùng càng ít càng tốt các loại mỡ, gia cầm béo, bánh điểm tâm có nhiều mỡ. Khi chế biến thức ăn nên dùng dầu thực vật. Người bệnh béo phì lại ăn nhiều mỡ dễ sinh nhiễm mỡ trong máu, cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác.
- Vê gluxit: Cần hạn chế chặt chẽ hấp thụ gluxit. Mỗi ngày nên dùng 100-200 gam là vừa, nhưng cũng không nên ăn ít tới mức chỉ 50 gam. Nên dùng đường tinh bột, tránh ăn đường xacarô và các loại bánh kẹo ngọt. Đường ngọt rất dễ chuyển hóa thành mỡ tích trữ trong cơ thể.
- Về muối khoáng và vitamin: Cần đảm bảo đủ theo định lượng bình thường.
- Về chất xenluylô: Người béo phì nên chọn ăn nhiều thực phẩm có xenluylô và nhiệt lượng thấp để giảm nhiệt lượng hấp thụ mà vẫn cho cảm giác no.
- Ăn nhạt muối: Ăn nhạt muối là một nguyên tắc của bệnh nhân béo phì. Thời gian giảm cân nặng mỗi ngày chỉ dùng 1-2 gam muối. Đến mức cân bình thường mới trở lại 3-5 gam/ngày. Ăn nhạt có tác dụng làm cho bệnh nhân bớt thèm ăn. Đồng thời ăn nhạt là một trong những biện pháp phòng ngừa cao huyết áp và các bệnh tim thường gặp ở người béo phì.
- Về rượu bia: Tất cả những người bệnh béo đều phải kiên trì cai rượu vì mỗi gam cồn sản nhiệt khoảng 7 calo. Bia tuy có hàm lượng cồn thấp song lượng dùng cũng phải hạn chế.
Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân béo phì là: nhiệt lượng thấp, ít lipit, ít gluxit nhưng phải ăn đủ prôtêin chất lượng cao, muối khoáng, vitamin và xenluylô; ăn nhạt muối, ăn ít một thành nhiều bữa, ăn chậm nhai kỹ, hạn chế ăn uống một cách kiên trì đến khi cân nặng trở lại mức bình thường.
Do đó, người bệnh cần chọn ăn đậu nành, bột đậu, sữa bột, ruốc thịt, thịt bò khô, thịt nạc ngon, tim, gan, tụy, trứng, đậu phụ, thịt gia cầm, mề, dạ dày, phổi, bầu dục, giá đậu, sữa bò, sữa đậu nành, cá, tôm, cua là những thực phẩm cho prôtêin chất lượng cao.
Cần ăn tỏi tây, cà rốt, hành tây, tỏi, củ niễng, rau muống, rau cải, bầu bí, cải thìa là những thực phẩm cho nhiệt lượng thấp, nhiều xenluylô và chất khoáng. Cách chế biến chủ yếu là hấp, luộc, ninh, làm nộm. Như vậy vừa đảm bảo chất dinh dưỡng phong phú theo nhu cầu hàng ngày, vừa tăng cảm giác no, trợ giúp cho việc hạn chế ăn uống được thuận lợi.
Lương thực theo định lượng cần chọn gạo, mì, hoa màu, các loại đậu là những thực phẩm có nhiều tinh bột. Những thực phẩm ít lipit, các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu cải cho nhiều axit béo không no cũng nên chọn dùng.
Người bệnh béo phì nên kiêng gì?
- Ngoài lượng thức ăn theo định lượng, không nên dùng những thực phẩm như khoai tây, củ mài. Kiêng ăn bánh ngọt, kẹo, mứt, hoa quả ngọt vì những thứ này có nhiều đường tiêu hóa và hấp thụ nhanh, dễ chuyển hóa thành mỡ dự trữ trong cơ thể.
- Kiêng ăn tất cả các loại mỡ động vật và lạc nhân đào hạt vì chứa nhiều lipit.
- Kiêng ăn mặn
- Kiêng uống rượu.
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,528