Lương y Trịnh Xuân Hoàng tư vấn chữa viêm xoang cho trẻ nhỏ


XuanThanh8973

Member
245
0
16
35
Xu
0
Câu hỏi:

Thưa Bác Sĩ, tôi có cháu trai 6 tuổi bị chảy nước mũi và hắt hơi , đi khám bác sĩ chẩn đoán là bị chứng viêm xoang mủ. Tôi có điều trị cho bé một thời gian dài bằng thuốc tây y, nhưng không hết. Ngừng thuốc lại bị lại, gần đây thấy mức độ bệnh của cháu càng nặng hơn. Tôi nghe nói cây cứt lợn là một vị thuốc chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả, nên tôi muốn hỏi Bác sĩ bé nên điều trị theo hướng nhỏ nước lá cây cứt lợn hay uống nước sắc của cây cứt lợn? với liều lượng bao nhiêu ? và cây đó có độc tính gì không ? Mong Bác sĩ chỉ giụp Cám ơn Bác sĩ

Trả lời:

Câu hỏi của độc giả đã được gửi tới lương y Trịnh Xuân Hoàng và được sự giải đáp như sau:

"Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, số trẻ bị viêm xoang đang ngày càng tăng.

Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị vật mũi, VA...

Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng, với các triệu chứng kéodài dưới 3 tuần, dưới 4 đợt trong năm. Bệnh nhân có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường tồn tại 5-7 ngày. Nếu tình trạng viêm đường hô hấp trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến viêm xoang cấp:





- Sốt trên 39 độ C.

- Thở hôi.

- Ho nhiều về ban đêm.

- Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh.

- Nhức đầu.

- Đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng.

- Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.

- Sốt từng đợt, sốt không cao.

- Đau họng tái phát.

- Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm.

- Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng.

- Sưng vùng mặt.

- Chảy máu cam.

- Nhức đầu.

- Ù tai, viêm tai giữa.

- Nghẹt mũi không ngửi được mùi.



Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc dưới đây hoặc nếu có gì thắc mắc hay muốn được tư vấn thì xin gọi điện theo số di động của tôi:

Lương y Trịnh Xuân Hoàng - sdt 0963024183

"Theo Đông y, cây cứt lợn vị cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi; thường được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang. Nó cũng hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Khi dùng ngoài, cây cứt lợn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau đẻ... Dân gian thường dùng cây này nấu nước gội đầu cùng với bồ kết.

Một số bài thuốc thường dùng:- Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.

- Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.

- Viêm xoang: Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Lưu ý, bé dưới 8 tuổi thì dùng với liều lượng bằng một nửa

- Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần".

Chúc bé mau khỏe!
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.