Trẻ tiếp xúc với thuốc gây mê lúc nhỏ có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) gấp đôi bình thường. Nghiên cứu này vừa được các nhà khoa học công bố trên trang Psychcentral.com.> Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ bị tăng..
/ Cụ thể, nhà nghiên cứu David Warner (bác sĩ gây mê làm việc tại viện Mayo Clinic, Mỹ) chỉ ra rằng, trẻ em dưới 3 tuổi bị gây mê từ 2 lần trở lên có nguy cơ mắc chứng tăng động gấp đôi trẻ bình thường. Trước đó, nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc gây mê được dùng trong phẫu thuật gây ra những biến đổi trong não của các con vật nhỏ. Phát hiện này đã khơi mào cho một cuộc khảo sát dựa trên kết quả dịch tễ học, tập hợp hồ sơ của các em nhỏ chào đời từ năm 1976 đến 1982, tại thành phố Rochester, qua đó tìm ra những đối tượng mắc chứng tăng động hoặc chậm phát triển trí tuệ. Có 341 trường hợp trẻ từ 19 tuổi trở xuống mắc chứng tăng động giảm chú ý. Các nhà nghiên cứu đã truy xét lại hồ sơ bệnh án kéo dài cả thập kỷ của các đối tượng trên để tìm xem liệu có mối tương quan nào giữa căn bệnh này với chất gây mê và phẫu thuật lúc còn nhỏ không. Kết quả cuối cùng ghi nhận, những trẻ không tiếp xúc với thuốc gây mê và phẫu thuật lúc còn nhỏ thì tỷ lệ mắc chứng tăng động là 7,3%, trong khi những em từng bị gây mê và phẫu thuật thì tỷ lệ này là 17,9%. (Nghiên cứu đã tính toán đến các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khảo sát như tuổi tác, giới tính, trọng lượng lúc mới sinh và các điều kiện sức khỏe...). Mặc dù vậy bác sĩ David Warner cho rằng, phát hiện này không phải khẳng định chất gây mê gây ra chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Ông nói: "Đây mới là một nghiên cứu khảo sát. Có thể còn nhiều yếu tố khác góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc chứng tăng động ở trẻ khi thường xuyên tiếp xúc. Song những phát hiện bước đầu trên chắc chắn sẽ mở ra một cuộc điều tra sâu hơn. Hiện các nhà nghiên cứu tại Mayo Clinic và những nơi khác vẫn đang tích cực theo dõi vấn đề này". |
( Theo http://vietbao.vn/ )
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,352
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,140