Gia đình chị Hà – một bà mẹ trẻ ở Quảng Đông, Trung Quốc mới đây đã xảy ra lục đục cũng chỉ vì chuyện này. Bé Tiểu Bao – con chị Hà là một em bé cực kỳ gắt ngủ, thường xuyên ngủ ngày cày đêm khiến gia đình chị mệt mỏi, nhiều khi căng như dây đàn chỉ vì tiếng khóc của Tiểu Bao mỗi đêm.
Mẹ chồng chị Hà sống chung trong gia đình, nhiều đêm bà lao vào phòng con dâu, mắng chị không biết nuôi con rồi giành lấy đứa trẻ để ru cho cháu ngủ dù chị Hà cật lực phản đối.
Chỉ đến thời gian gần đây, thấy con có các biểu hiện giảm linh hoạt, lờ đờ, hay ói sữa, người mẹ mới đưa đi khám thì vô cùng đau đớn xen lẫn bực bội. Tiểu Bao đã bị tổn thương thần kinh và mạch máu mà nguyên nhân chính từ những lần rung lắc cho cháu ngủ của bà. Những tổn thương này ban đầu khó phát hiện, không có biểu hiện gì nên người lớn vẫn hồn nhiên “tra tấn’ con
“Rung lắc gây nguy hiểm cho em bé vì não chưa trưởng thành, không có sự hỗ trợ của mô liên kết, não nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Khi bị rung lắc mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể va đập vào hộp sọ. Rung lắc có thể dễ dàng gây tổn thương não, vỡ mao mạch não và xuất huyết não, có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, nếu võng mạc của mắt em bé bị thương cho rung lắc, nó có thể gây mất thị lực hoặc thậm chí bị mù.”, bác sĩ giải thích.Mặc dù Tiểu Bao đã được điều trị tích cực nhưng sau này vẫn sẽ phải chịu di chứng nặng nề như học tập khó khăn, chậm phát triển tâm thần, rối loạn vận động.
Nguy hiểm khi rung lắc trẻ
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống... đều gây nguy hại đến trẻ.
Tại Việt Nam, nhiều gia đình có thói quen ru trẻ ngủ bằng võng, thậm chí nghĩ rằng phải đưa võng mạnh thì bé mới thích. Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt. Theo các bác sĩ điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.Để phòng ngừa những nguy hiểm do hội chứng này, Bác sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo, tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài.
Mẹ chồng chị Hà sống chung trong gia đình, nhiều đêm bà lao vào phòng con dâu, mắng chị không biết nuôi con rồi giành lấy đứa trẻ để ru cho cháu ngủ dù chị Hà cật lực phản đối.
Chỉ đến thời gian gần đây, thấy con có các biểu hiện giảm linh hoạt, lờ đờ, hay ói sữa, người mẹ mới đưa đi khám thì vô cùng đau đớn xen lẫn bực bội. Tiểu Bao đã bị tổn thương thần kinh và mạch máu mà nguyên nhân chính từ những lần rung lắc cho cháu ngủ của bà. Những tổn thương này ban đầu khó phát hiện, không có biểu hiện gì nên người lớn vẫn hồn nhiên “tra tấn’ con
“Rung lắc gây nguy hiểm cho em bé vì não chưa trưởng thành, không có sự hỗ trợ của mô liên kết, não nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Khi bị rung lắc mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể va đập vào hộp sọ. Rung lắc có thể dễ dàng gây tổn thương não, vỡ mao mạch não và xuất huyết não, có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, nếu võng mạc của mắt em bé bị thương cho rung lắc, nó có thể gây mất thị lực hoặc thậm chí bị mù.”, bác sĩ giải thích.Mặc dù Tiểu Bao đã được điều trị tích cực nhưng sau này vẫn sẽ phải chịu di chứng nặng nề như học tập khó khăn, chậm phát triển tâm thần, rối loạn vận động.
Nguy hiểm khi rung lắc trẻ
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống... đều gây nguy hại đến trẻ.
Tại Việt Nam, nhiều gia đình có thói quen ru trẻ ngủ bằng võng, thậm chí nghĩ rằng phải đưa võng mạnh thì bé mới thích. Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt. Theo các bác sĩ điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.Để phòng ngừa những nguy hiểm do hội chứng này, Bác sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo, tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài.