Dù phải nằm ngoài hành lang do không thể chen nổi lên chiếc giường được phân cho nhiều bệnh nhân cùng lúc, họ vẫn phải đóng nguyên tiền giường
Giữa tháng 4 này mức viện phí mới sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, người dân đang băn khoăn tăng giá có tăng chất lượng? Theo đề xuất tăng giá, mức giá giường bệnh được điều chỉnh như sau: giường bệnh nội khoa 1.500 - 10.000 đồng được điều chỉnh lên 20.000 - 80.000 đồng; giường bệnh ngoại khoa 3.000 – 20.000 đồng được điều chỉnh lên 28.000 - 145.000 đồng; ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu 6.000 -18.000 đồng lên 50.000 - 150.000 đồng; bổ sung ngày giường bệnh hồi sức tích cực tối đa là 335.000 đồng mỗi ngày.
Một giường, 8 người nằm
Trên thực tế tình trạng quá tải, nằm ghép 3 – 4 bệnh nhân một giường không phải hiếm gặp. Bà Phạm Thị Hòa, 54 tuổi (Hà Nội), có chồng đang điều trị ung thư gan tại Bệnh viện K, than thở: “Chồng tôi hiện phải nằm ghép cùng hai bệnh nhân nữa chung một giường. Bệnh nhân ung thư đau yếu, mệt mỏi nhưng phải nằm co quắp vì chổ quá chật. Nhiều lúc muốn duỗi thẳng chân cho đỡ đau cũng không được vì sẽ đạp vào mặt bệnh nhân khác”.
Còn tại Viện Tim mạch quốc gia, ông Lê Văn Hàn, 53 tuổi ở Nam Định, chia sẻ sau khi phẫu thuật tim, khi chuyển xuống phòng điều trị nội trú, ông và người nhà choáng váng khi được biết số bệnh nhân được nằm ghép tại đây lên tới 8 bệnh nhân một giường. Trước tình thế đó, các bệnh nhân phải tự “thương thuyết” với nhau lần lượt thay phiên nhau 4 người nằm giường, 4 người ra hành lang nằm và hôm sau đổi lại.
Như vậy, chỉ tính riêng giá giường nằm, khi điều chỉnh, ba bộ có tính tới tình trạng nằm ghép để giảm mức đóng cho bệnh nhân? Trả lời vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam, cho biết quyết định tăng giá dịch vụ giường nằm đợt này đã minh bạch hơn. Nếu như trước đây, một giường nằm cho 2 - 3 bệnh nhân thì mỗi bệnh nhân vẫn phải thanh toán đủ số tiền giường nằm theo quy định. Hiện nay, quy định này đã được điều chỉnh, nếu nằm hai bệnh nhân một giường thì mỗi bệnh nhân sẽ đóng 50% giá giường nằm; nằm ghép ba thì mỗi bệnh nhân sẽ đóng 30%.
Đăng ký khám bệnh tại BV Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh: Như Ý
Tuy nhiên, vẫn còn bất cập là việc điều chỉnh lần này không đặt ra tình huống giường nằm ghép vượt quá 3 bệnh nhân và bệnh nhân phải nằm hành lang. Như vậy, dù phải nằm ngoài hành lang, bệnh nhân vẫn phải đóng tiền giường và mức chi giảm thấp nhất cho một bệnh nhân là 30%.
Chặn lạm dụng xét nghiệm
Mục tiêu của đợt điều chỉnh phí dịch vụ y tế đợt này mà BHXH hướng tới là hạn chế được tình trạng lạm dụng kỹ thuật cao tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trước đây, nhiều dịch vụ y tế được ban hành có mức giá tối thiểu, tối đa chênh lệch lớn, Bộ Y tế giao quyền quyết định mức thu này cho Giám đốc Sở Y tế hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh. Chính điều này khiến các cơ sở đều chọn mức thu tối đa, gây thiệt thòi cho người bệnh.
Còn tại đợt điều chỉnh lần này, theo ông Sơn, các dịch vụ đã được tính đúng, tính đủ và được phê duyệt theo một giá nhằm đảm bảo công bằng cho người bệnh. Một số dịch vụ có giá tối thiểu, tối đa với mức chênh nhau trung bình chỉ 10%, có 5 dịch vụ giảm so với mức tối đa. Ví dụ như kỹ thuật CT-SC trước kia có giá từ 300.000 đồng và 1.000.000 đồng lượt nếu có thuốc phản quang. Tuy nhiên, do muốn thu được nhiều tiền, nhiều bệnh viện đều chỉ định dùng thuốc phản quang cho mọi bệnh nhân, dẫn tới lạm dụng kỹ thuật.
Để khắc phục tình trạng này, quy định mới đã quy định rõ các bệnh cần dùng thuốc chống phản quang, và mức tối đa được phép thu là 800.000 đồng. Nhằm phát hiện sớm các trường hợp cơ sở khám chữa bệnh lạm dụng kỹ thuật, thời gian tới cơ quan BHXH sẽ thay đổi phương pháp giám định lẫn quy trình thực hiện. Theo đó, thay vì giám định 100% hồ sơ bệnh án (trên thực tế không thể kham nổi), BHXH sẽ chọn các hồ sơ giám định ngẫu nhiên theo tỷ lệ và khấu trừ các chi phí sai sót rồi áp dụng cho toàn bộ hồ sơ còn lại.
Tác động đến người dân
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ tài chính, Bộ Y tế, cho rằng giá viện phí tăng chắc chắn sẽ tác động đến toàn bộ người dân. Đối với 62% dân số đã có thẻ BHYT mức tác động không nhiều bởi các đối tượng này chỉ phải đồng chi trả 5% - 20%. Còn đối với 38% dân số còn lại chưa có thẻ BHYT có bị ảnh hưởng nhưng vẫn còn khả năng chi trả.
Khó khăn nhất hiện nay là những người mắc bệnh nặng, chi phí điều trị nhiều rất dễ rơi vào bẫy nghèo do gánh nặng y tế. Do đó, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung hỗ trợ thêm cho các đối tượng này. Đồng thời cũng quy định các BV phải trích một phần nguồn thu để lập Quỹ hỗ trợ cho bệnh nhân khó khăn.
Theo ông Sơn, điều băn khoăn nhất hiện nay là khi tăng viện phí làm sao để người dân khi vào viện không phải bỏ thêm bất cứ một khoản nào, không cần phải bỏ tiền cảm ơn bác sĩ mà vẫn an tâm được điều trị tốt. Hiện tại, việc điều chỉnh mức đóng BHYT chưa được đặt ra. Trước mắt, Bộ Y tế và BHXH sẽ tập trung thực hiện và đánh giá tác động của việc tăng giá viện phí, sau đó mới tính toán đến việc tăng mức đóng BHYT sau năm 2012.
AloBacsi.
Giữa tháng 4 này mức viện phí mới sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, người dân đang băn khoăn tăng giá có tăng chất lượng? Theo đề xuất tăng giá, mức giá giường bệnh được điều chỉnh như sau: giường bệnh nội khoa 1.500 - 10.000 đồng được điều chỉnh lên 20.000 - 80.000 đồng; giường bệnh ngoại khoa 3.000 – 20.000 đồng được điều chỉnh lên 28.000 - 145.000 đồng; ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu 6.000 -18.000 đồng lên 50.000 - 150.000 đồng; bổ sung ngày giường bệnh hồi sức tích cực tối đa là 335.000 đồng mỗi ngày.
Một giường, 8 người nằm
Trên thực tế tình trạng quá tải, nằm ghép 3 – 4 bệnh nhân một giường không phải hiếm gặp. Bà Phạm Thị Hòa, 54 tuổi (Hà Nội), có chồng đang điều trị ung thư gan tại Bệnh viện K, than thở: “Chồng tôi hiện phải nằm ghép cùng hai bệnh nhân nữa chung một giường. Bệnh nhân ung thư đau yếu, mệt mỏi nhưng phải nằm co quắp vì chổ quá chật. Nhiều lúc muốn duỗi thẳng chân cho đỡ đau cũng không được vì sẽ đạp vào mặt bệnh nhân khác”.
Còn tại Viện Tim mạch quốc gia, ông Lê Văn Hàn, 53 tuổi ở Nam Định, chia sẻ sau khi phẫu thuật tim, khi chuyển xuống phòng điều trị nội trú, ông và người nhà choáng váng khi được biết số bệnh nhân được nằm ghép tại đây lên tới 8 bệnh nhân một giường. Trước tình thế đó, các bệnh nhân phải tự “thương thuyết” với nhau lần lượt thay phiên nhau 4 người nằm giường, 4 người ra hành lang nằm và hôm sau đổi lại.
Như vậy, chỉ tính riêng giá giường nằm, khi điều chỉnh, ba bộ có tính tới tình trạng nằm ghép để giảm mức đóng cho bệnh nhân? Trả lời vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam, cho biết quyết định tăng giá dịch vụ giường nằm đợt này đã minh bạch hơn. Nếu như trước đây, một giường nằm cho 2 - 3 bệnh nhân thì mỗi bệnh nhân vẫn phải thanh toán đủ số tiền giường nằm theo quy định. Hiện nay, quy định này đã được điều chỉnh, nếu nằm hai bệnh nhân một giường thì mỗi bệnh nhân sẽ đóng 50% giá giường nằm; nằm ghép ba thì mỗi bệnh nhân sẽ đóng 30%.
Đăng ký khám bệnh tại BV Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh: Như Ý
Tuy nhiên, vẫn còn bất cập là việc điều chỉnh lần này không đặt ra tình huống giường nằm ghép vượt quá 3 bệnh nhân và bệnh nhân phải nằm hành lang. Như vậy, dù phải nằm ngoài hành lang, bệnh nhân vẫn phải đóng tiền giường và mức chi giảm thấp nhất cho một bệnh nhân là 30%.
Chặn lạm dụng xét nghiệm
Mục tiêu của đợt điều chỉnh phí dịch vụ y tế đợt này mà BHXH hướng tới là hạn chế được tình trạng lạm dụng kỹ thuật cao tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trước đây, nhiều dịch vụ y tế được ban hành có mức giá tối thiểu, tối đa chênh lệch lớn, Bộ Y tế giao quyền quyết định mức thu này cho Giám đốc Sở Y tế hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh. Chính điều này khiến các cơ sở đều chọn mức thu tối đa, gây thiệt thòi cho người bệnh.
Còn tại đợt điều chỉnh lần này, theo ông Sơn, các dịch vụ đã được tính đúng, tính đủ và được phê duyệt theo một giá nhằm đảm bảo công bằng cho người bệnh. Một số dịch vụ có giá tối thiểu, tối đa với mức chênh nhau trung bình chỉ 10%, có 5 dịch vụ giảm so với mức tối đa. Ví dụ như kỹ thuật CT-SC trước kia có giá từ 300.000 đồng và 1.000.000 đồng lượt nếu có thuốc phản quang. Tuy nhiên, do muốn thu được nhiều tiền, nhiều bệnh viện đều chỉ định dùng thuốc phản quang cho mọi bệnh nhân, dẫn tới lạm dụng kỹ thuật.
Để khắc phục tình trạng này, quy định mới đã quy định rõ các bệnh cần dùng thuốc chống phản quang, và mức tối đa được phép thu là 800.000 đồng. Nhằm phát hiện sớm các trường hợp cơ sở khám chữa bệnh lạm dụng kỹ thuật, thời gian tới cơ quan BHXH sẽ thay đổi phương pháp giám định lẫn quy trình thực hiện. Theo đó, thay vì giám định 100% hồ sơ bệnh án (trên thực tế không thể kham nổi), BHXH sẽ chọn các hồ sơ giám định ngẫu nhiên theo tỷ lệ và khấu trừ các chi phí sai sót rồi áp dụng cho toàn bộ hồ sơ còn lại.
Tác động đến người dân
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ tài chính, Bộ Y tế, cho rằng giá viện phí tăng chắc chắn sẽ tác động đến toàn bộ người dân. Đối với 62% dân số đã có thẻ BHYT mức tác động không nhiều bởi các đối tượng này chỉ phải đồng chi trả 5% - 20%. Còn đối với 38% dân số còn lại chưa có thẻ BHYT có bị ảnh hưởng nhưng vẫn còn khả năng chi trả.
Khó khăn nhất hiện nay là những người mắc bệnh nặng, chi phí điều trị nhiều rất dễ rơi vào bẫy nghèo do gánh nặng y tế. Do đó, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung hỗ trợ thêm cho các đối tượng này. Đồng thời cũng quy định các BV phải trích một phần nguồn thu để lập Quỹ hỗ trợ cho bệnh nhân khó khăn.
Theo ông Sơn, điều băn khoăn nhất hiện nay là khi tăng viện phí làm sao để người dân khi vào viện không phải bỏ thêm bất cứ một khoản nào, không cần phải bỏ tiền cảm ơn bác sĩ mà vẫn an tâm được điều trị tốt. Hiện tại, việc điều chỉnh mức đóng BHYT chưa được đặt ra. Trước mắt, Bộ Y tế và BHXH sẽ tập trung thực hiện và đánh giá tác động của việc tăng giá viện phí, sau đó mới tính toán đến việc tăng mức đóng BHYT sau năm 2012.
AloBacsi.