Da liễu –
Những dấu hiệu rạn da khi mang thai không còn quá xa lạ với các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thai kỳ. Sự thay đổi nhanh về trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân lớn gây nên rạn da. Dưới đây là một số dấu hiệu bị rạn da khi mang thai khá phổ biến.
Theo thống kê cho thấy: Có đến 70% phụ nữ mang thai bị rạn da. Rạn da không phải là một bệnh. Thực chất đó là hiện tượng cho thấy collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Tình trạng này có thể xảy ra khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Nhưng thường diễn ra nhất vào những tháng cuối khi cân nặng của cơ thể tăng lên theo sự phát triển của thai nhi.
Mức độ rạn da phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Một số mẹ bầu chỉ xuất hiện các đường nứt mỏng và nhanh chóng mờ dần sau sinh. Nhưng số khác lại có những đường rạn sẫm màu, ngoài vị trí ở bụng còn xuất hiện ở đùi, bắp chân,… Và khó có thể tự phục hồi sau đó.
Nhận biết các dấu hiệu rạn da khi mang thai
+ Cảm giác nóng ran: Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cho sự hình thành những vết rạn da. Mẹ bầu có thể cảm nhận được tại một số khu vực như: Bụng, bắp chân, đùi,… cảm giác nóng ran, ngứa ngáy hay châm chích rất khó chịu.
+ Có vết rạn màu hồng: Ban đầu vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc nâu đỏ, nâu sẫm tùy thuộc sắc tố da của mỗi người. Dần dần theo thời gian, những sắc tố này biến mất và bị thay thế bằng những vệt màu trắng đục, trông giống như vết sẹo.
Trên thực thế, khó ai có thể biết trước mình bị rạn da. Tuy nhiên, một số yếu tố sau được cho là làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da khi mang thai. Những đối tượng này nên cẩn trọng và chuẩn bị trước biện pháp phòng ngừa:
– Mang thai ở tuổi cao sau 35 tuổi vì làn da lúc này có độ đàn hồi thấp; hoặc mang thai khi còn trẻ dưới 20 tuổi thì làn da căng dễ bị rạn.
– Có mẹ hoặc chị gái bị rạn da khi mang bầu.
– Mang thai đôi hoặc thai ba.
– Đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì.
– Tăng cân quá nhanh trong giai đoạn thai kỳ,…
Làm thế nào để phòng chống rạn khi mang thai?
Ít nhiều mẹ bầu đều có thể phải trải qua vấn đề này khi mang thai. Tuy nhiên, việc thực hiện một số lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp các mẹ hạn chế được khả năng rạn da ở thời kỳ này:
+ Kiểm soát cân nặng: Đây cũng là giải pháp giúp ngừa rạn da, bởi lẽ việc tăng cân nhanh chóng đột ngột cũng là một nguyên nhân gây rạn da khi mang thai. Vì vậy hãy xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tăng cân đều và từ từ thôi.
+ Mẹo phòng trị rạn da: Với một số nguyên liệu tự nhiên như: lòng trắng trứng gà, dầu dừa, sữa tươi,… hàng ngày các mẹ chỉ cần dùng một lượng nhỏ vừa đủ massage nhẹ nhàng và đúng cách tại các vùng da như: Da đùi, bụng, bắp chân,… có dấu hiệu rạn da cũng giúp ngăn ngừa và xóa nhanh các vết rạn mất thẩm mỹ an toàn.
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa, giàu omega 3,… bởi chúng rất cần thiết cho sức khỏe lại giúp làn da khỏe mạnh và đàn hồi tốt hơn. Bên cạnh đó nhớ uống đủ nước để giúp làn da được cung cấp đủ độ ẩm, giúp làn da của mẹ và bé khỏe đẹp.
+ Tập thể dục: Vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, lại kích thích các tuyến dầu dưới da tiết ra nhiều hơn, chống khô da và hạn chế vết nứt do rạn. Tốt nhất hãy tập những bài tập yoga nhẹ nhàng là hợp lý nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Những dấu hiệu rạn da khi mang thai không còn quá xa lạ với các mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thai kỳ. Sự thay đổi nhanh về trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân lớn gây nên rạn da. Dưới đây là một số dấu hiệu bị rạn da khi mang thai khá phổ biến.
Theo thống kê cho thấy: Có đến 70% phụ nữ mang thai bị rạn da. Rạn da không phải là một bệnh. Thực chất đó là hiện tượng cho thấy collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Tình trạng này có thể xảy ra khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Nhưng thường diễn ra nhất vào những tháng cuối khi cân nặng của cơ thể tăng lên theo sự phát triển của thai nhi.
Mức độ rạn da phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Một số mẹ bầu chỉ xuất hiện các đường nứt mỏng và nhanh chóng mờ dần sau sinh. Nhưng số khác lại có những đường rạn sẫm màu, ngoài vị trí ở bụng còn xuất hiện ở đùi, bắp chân,… Và khó có thể tự phục hồi sau đó.
Nhận biết các dấu hiệu rạn da khi mang thai
+ Có vết rạn màu hồng: Ban đầu vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc nâu đỏ, nâu sẫm tùy thuộc sắc tố da của mỗi người. Dần dần theo thời gian, những sắc tố này biến mất và bị thay thế bằng những vệt màu trắng đục, trông giống như vết sẹo.
Trên thực thế, khó ai có thể biết trước mình bị rạn da. Tuy nhiên, một số yếu tố sau được cho là làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da khi mang thai. Những đối tượng này nên cẩn trọng và chuẩn bị trước biện pháp phòng ngừa:
– Mang thai ở tuổi cao sau 35 tuổi vì làn da lúc này có độ đàn hồi thấp; hoặc mang thai khi còn trẻ dưới 20 tuổi thì làn da căng dễ bị rạn.
– Có mẹ hoặc chị gái bị rạn da khi mang bầu.
– Mang thai đôi hoặc thai ba.
– Đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì.
– Tăng cân quá nhanh trong giai đoạn thai kỳ,…
Làm thế nào để phòng chống rạn khi mang thai?
Ít nhiều mẹ bầu đều có thể phải trải qua vấn đề này khi mang thai. Tuy nhiên, việc thực hiện một số lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp các mẹ hạn chế được khả năng rạn da ở thời kỳ này:
+ Kiểm soát cân nặng: Đây cũng là giải pháp giúp ngừa rạn da, bởi lẽ việc tăng cân nhanh chóng đột ngột cũng là một nguyên nhân gây rạn da khi mang thai. Vì vậy hãy xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tăng cân đều và từ từ thôi.
+ Mẹo phòng trị rạn da: Với một số nguyên liệu tự nhiên như: lòng trắng trứng gà, dầu dừa, sữa tươi,… hàng ngày các mẹ chỉ cần dùng một lượng nhỏ vừa đủ massage nhẹ nhàng và đúng cách tại các vùng da như: Da đùi, bụng, bắp chân,… có dấu hiệu rạn da cũng giúp ngăn ngừa và xóa nhanh các vết rạn mất thẩm mỹ an toàn.
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa, giàu omega 3,… bởi chúng rất cần thiết cho sức khỏe lại giúp làn da khỏe mạnh và đàn hồi tốt hơn. Bên cạnh đó nhớ uống đủ nước để giúp làn da được cung cấp đủ độ ẩm, giúp làn da của mẹ và bé khỏe đẹp.
+ Tập thể dục: Vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, lại kích thích các tuyến dầu dưới da tiết ra nhiều hơn, chống khô da và hạn chế vết nứt do rạn. Tốt nhất hãy tập những bài tập yoga nhẹ nhàng là hợp lý nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Mách nhỏ cách chữa rạn da sau sinh an toàn cho các mẹ
- Kem trị rạn da cho bà bầu loại nào tốt?
- Mách bạn cách trị rạn da sau sinh bằng nghệ tươi
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534