Da liễu –
Thực trạng nổi mẩn ngứa đỏ trên da xuất hiện khá phổ biến trong những năm gần đây, khiến không ít người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn mắc phải căn bệnh này? Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ngứa da như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da – Triệu chứng nên cảnh giác
Nội dung bài viết bao gồm:
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da là bị gì?
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa trên da nhanh nhất
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da là bị gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da là một trong những bệnh lý da liễu khá phổ biến hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn mắc phải hiện tượng dị ứng da. Tuy nhiên, nổi mẩn đỏ ngứa trên da cũng không ngoại lệ là triệu chứng của một số căn bệnh phát sinh từ nội tạng dẫn đến tình trạng phản ứng ngoài da. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường có dấu hiệu bị sưng đỏ, phồng rộp dưới da. Làn da bắt đầu có những biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của không ít bệnh nhân.
1. Da nổi mẩn đỏ và ngứa do các bệnh về da
Một số căn bệnh da liễu bên ngoài có thể khiến cho người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Nếu bản thân có dấu hiệu này, người bệnh nên thận trọng với các căn bệnh sau đây:
# Mề đay mẩn ngứa
Với căn bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng nổi các nốt sẩn màu đỏ ở khắp bề mặt da thành từng mảng với nhiều kích cỡ khác nhau. Có người khoảng vài tiếng thì bệnh sẽ khỏi nhưng có người phải vài ngày sau các mẩn ngứa mới lặn xuống. Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn ngứa ngáy thường xuyên ở bề mặt da.
Chúng tôi đã có bài viết chia sẻ một số cách trị nổi mề đay nhanh qua tư vấn của bác sĩ, được bạn đọc đón nhận tích cực.
# Vảy nến
Đây cũng là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Vốn dĩ vẩy nến là căn bệnh mãn tính nên việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có dấu hiệu xuất hiện các vảy nhỏ và dày ở bề mặt da. Các vảy này thường ở đầu gối và khuỷu tay, chân hoặc da đầu.
Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng sẽ khiến cho mảng vẩy nến nhanh chóng lan rộng sang những vùng da xung quanh. Bệnh nhân bắt buộc phải gãi ngứa liên tục và rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng da. (Tham khảo bài viết: Những dấu hiệu bệnh vẩy nến nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc phải nó)
# Viêm da do tiếp xúc và dị ứng với hóa chất, thực phẩm
Nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất gây bệnh hay thời tiết lạnh, mỹ phẩm sẽ đứng trước nguy cơ mắc nổi mẩn ngứa trên da rất cao. Những chất tẩy rửa này có chứa thành phần hóa học dễ gây ra tình trạng bào mòn da và nhanh chóng hình thành cơ chế phản ứng dẫn đến hiện tượng dị ứng da.
Nổi mẩn đỏ ngứa da do tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất trong mỹ phẩm
Bên cạnh đó, một số người có cơ địa quá nhạy cảm với các loại thức ăn như hải sản, trứng, sữa,… cũng có nguy cơ mắc bệnh dị ứng khá cao. Thường thì sau khi ăn, người bệnh sẽ thấy làn da nổi mẩn đỏ khắp người. Kèm theo đó, người bệnh có dấu hiệu ngứa ngáy, nóng bừng trong người.
# Phát ban Pityriasis
Căn bệnh này thường xuất hiện ở một số vị trí như ngực, bụng, cánh tay, chân. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có tìm thấy bất cứ nghiên cứu nào về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh sẽ tự động biến mất sau khoảng 12 tuần. Do đó, nếu bệnh nhân gặp phải dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa trên da do bệnh phát ban Pityriasis gây ra thì cũng không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
# Bệnh do ký sinh trùng
Thực tế, một số loại ký sinh trùng như chấy rận, ghẻ ngứa đeo bám trên bề mặt da sẽ khiến cho làn da nhanh chóng bị tổn thương. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn ngứa ngáy dữ dội do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da ở các vị trí như đường kẽ giữa các ngón tay, chân; vùng kín, rốn, ngực hay khuỷu tay. Những cơn ngứa liên tục xảy ra, nhất là vào buổi tối khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
# Nấm da
Nếu làn da không được vệ sinh sạch sẽ, người bệnh rất dễ đối diện với tình trạng nấm da, ngứa ngáy ở bề mặt da. Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa trên da là điều không thể tránh khỏi khi các loại nấm liên tục tấn công da. Tệ hơn, nếu người bệnh sử dụng tay gãi liên tục sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng và khiến làn da bị chảy máu.
2. Bị nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh bên trong
Thực tế, nổi mẩn đỏ ngứa trên da không chỉ xuất phát từ nguyên nhân mắc một số bệnh lý về da mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ bị các bệnh bên trong cơ thể. Người bệnh cần phải biết rằng, làn da là bộ mặt của sức khỏe con người. Một khi các cơ quan bên trong gặp một số vấn đề trục trặc thì làn da cũng sẽ đứng trước nguy cơ nổi các mẩn ngứa. Cụ thể, hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa trên da sẽ do các căn bệnh sau gây ra.
# Tổn thương gan, mật
Gan, mật là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể con người, giúp đào thải các độc tố bên trong có thể. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải một số căn bệnh như nóng gan, nhiễm độc gan, viêm gan,… sẽ rất dễ khiến cho chức năng gan bị suy yếu dần. Lúc này, tình trạng viêm gan, tắc mật sẽ khiến cho người bệnh gặp phải một số triệu chứng như nổi đốm đỏ ngứa, vàng da.
Nổi mẩn đỏ ngứa da do gan bị tổn thương nặng nề
Ngoài ra, bệnh nhân còn rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da. Làn da bắt đầu nổi mẩn đỏ ngứa chi chít bề mặt da. Người bệnh thường bị ngứa nhiều ở bàn tay và chân.
# Suy thận
Đây là căn bệnh khiến cho chức năng thận bị suy giảm. Điều này dẫn đến các độc tố trong cơ thể bị ứ động và không thể đào thải ra bên ngoài môi trường. Làn da bắt đầu nổi những mẩn đỏ ngứa, khó chịu như muỗi đốt. Nếu người bệnh bị suy thận ở mức độ nặng thì tình trạng ngứa ngáy ở bề mặt da sẽ càng dữ dội hơn.
# Bệnh về máu
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu người bệnh mắc phải các căn bệnh liên quan đến máu như bệnh đa hồng cầu, loạn sản tủy, bệnh tiểu cầu hoặc tăng Eosin trong máu,… sẽ đứng trước nguy cơ bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Những căn bệnh này khiến cho lượng máu trong cơ thể bị rối loạn và nhanh chóng biểu hiện thành hiện tượng bất thường ở bề mặt da.
# Nhiễm khuẩn, giun sán
Theo BS. Trần Ánh Nguyệt (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: “Giun sán là một trong những yếu tố khiến cho người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Khi giun sán xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những bất thường về đường tiêu hóa. Hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh và gây ra tình trạng kích ứng da.”
Người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa da do bị nhiễm khuẩn
Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh nổi mẩn đỏ ngứa trên da là do nhiễm khuẩn. Với những căn bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành thực hiện các xét nghiệm về phân và máu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
# Tiểu đường
Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến cho lượng đường trong máu nhanh chóng tăng cao. Chính điều này đã gây ra những rối loạn trong cơ thể và khiến cho hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm cho bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
# Bệnh bạch huyết
Các hạch huyết trong cơ thể sưng to khiến cho sức đề kháng của con người yếu dần. Người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy toàn thân. Khi các hạch huyết sưng càng to thì triệu chứng của căn bệnh này càng rõ rệt khiến cho mẩn đỏ nổi càng nhiều trên bề mặt da.
➥ Bạn cần phải biết: Trẻ bị ngứa nổi mẩn đỏ trên da là bị gì?
Nhận biết dấu hiệu người nổi mẩn đỏ ngứa
Không quá khó để người bệnh có thể nhận biết được các dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa trên bề mặt da. Tuy nhiên, bệnh nhân cần biết rõ, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
Một số dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa da điển hình nhất
Kiểm tra và chữa trị bệnh sớm sẽ giúp tránh được các tổn thương và biến chứng nghiêm trọng trên bề mặt da. Người bệnh nên tiến hành khám bác sĩ nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường về da như sau:
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa trên da nhanh nhất
Với triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa trên da, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm do tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da gây ra. Thông thường, để điều trị căn bệnh này, người bệnh thường áp dụng các cách sau đây.
1. Muốn hết nổi mẩn đỏ ngứa trước tiên cần xác định nguyên nhân
Đầu tiên, người bệnh cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh của mình. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Sau khi tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân sẽ có những hướng khắc phục đúng đắn hơn.
Chẳng hạn như, nếu người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa là do sử dụng các loại mỹ phẩm, khiến làn da bị kích ứng. Lúc này, người bệnh cần phải ngưng ngay việc sử dụng sản phẩm đó. Nếu tình trạng ngứa do các loại sâu bọ gây ra, người bệnh nên đi vệ sinh da sạch sẽ. Bên cạnh đó, mặc quần áo thoáng mát và vệ sinh nơi ở sạch sẽ để tránh mắc phải căn bệnh này.
2. Giảm nổi mẩn đỏ ngứa bằng chườm mát
Chườm mát cũng là một trong những bí quyết chữa bệnh nổi mẩn đỏ ngứa. Chỉ cần người bệnh kiên trì thực hiện, phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đây là phương pháp không chỉ giảm nhanh được tình trạng ngứa ngáy ở bề mặt da mà còn giúp làm dịu làn da. Đồng thời ngăn ngừa được tình trạng ngứa da lây lan trên diện rộng.
Chườm mát – Bí quyết chữa trị nổi mẩn đỏ trên da đơn giản nhất
Người bệnh có thể sử dụng chiếc khăn lạnh để chườm lên vị trí ngứa da khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, người bệnh nên chườm một ngày khoảng 3 lần để các triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da nhanh chóng biến mất.
3. Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng dân gian
Áp dụng các phương pháp chữa bệnh nổi mẩn đỏ ngứa từ dân gian cũng là cách giúp người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng ngứa da hiệu quả. Với các loại thảo dược lành tính từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe của người bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng chữa trị bệnh bất cứ lúc nào mà không lo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bề mặt da.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược như lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau má,… để uống hoặc sắc tắm để chữa bệnh nổi mẩn đỏ ngứa từ sâu bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là một số cách trị bệnh nổi mẩn đỏ ngứa, người bệnh có thể tham khảo áp dụng cho bản thân mình.
# Cách 1: Tắm nước Lá khế + Sả + Chanh
Sử dụng thuốc bôi chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở bề mặt da cũng là cách được rất nhiều người áp dụng. Phương pháp này khá tiện lợi và đem lại hiệu quả điều trị tức thời nên khiến người bệnh rất ưa chuộng. Sau khi bôi kem, các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da nhanh chóng được cải thiện. Đồng thời, cách chữa trị này còn giúp mẩn ngứa nhanh chóng xẹp xuống và không thể lây lan sang vùng da xung quanh.
Sử dụng thuốc bôi chữa nổi mẩn đỏ ngứa da
Một số loại thuốc được sử dụng để bôi ngoài da như:
5. Dùng thuốc kháng sinh
Hiện tại, rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ngứa trên bề mặt da. Những loại thuốc kháng sinh này có tác dụng tức thì, nhanh chóng loại bỏ được cơn ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da.
Một số loại thuốc kháng sinh được áp dụng chữa nổi mẩn đỏ ngứa da như:
Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Đồng thời, khi uống thuốc, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, vệ sinh da sạch sẽ để bệnh nhanh chóng khỏi.
Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt khi nổi mẩn đỏ ngứa
Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, chế độ ăn uống bao giờ cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt, với căn bệnh nổi mẩn đỏ ngứa thì một lối sống khoa học và thói quen ăn uống điều độ sẽ hỗ trợ tích cực giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.
Trong chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân nổi mẩn đỏ ngứa nên chú ý một số vấn đề sau:
Một số loại thực phẩm giúp kiểm soát tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ trên da
→ Có thể bạn quan tâm:
Thực trạng nổi mẩn ngứa đỏ trên da xuất hiện khá phổ biến trong những năm gần đây, khiến không ít người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn mắc phải căn bệnh này? Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ngứa da như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da – Triệu chứng nên cảnh giác
Nội dung bài viết bao gồm:
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da là bị gì?
- Da nổi mẩn đỏ và ngứa do các bệnh về da
- Bị nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh bên trong
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa trên da nhanh nhất
- Muốn hết nổi mẩn đỏ ngứa trước tiên cần xác định nguyên nhân
- Giảm nổi mẩn đỏ ngứa bằng chườm mát
- Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng dân gian
- Dùng thuốc bôi chữa nổi mẩn đỏ và giảm ngứa
- Dùng thuốc kháng sinh
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da là bị gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa trên da là một trong những bệnh lý da liễu khá phổ biến hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn mắc phải hiện tượng dị ứng da. Tuy nhiên, nổi mẩn đỏ ngứa trên da cũng không ngoại lệ là triệu chứng của một số căn bệnh phát sinh từ nội tạng dẫn đến tình trạng phản ứng ngoài da. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường có dấu hiệu bị sưng đỏ, phồng rộp dưới da. Làn da bắt đầu có những biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của không ít bệnh nhân.
1. Da nổi mẩn đỏ và ngứa do các bệnh về da
Một số căn bệnh da liễu bên ngoài có thể khiến cho người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Nếu bản thân có dấu hiệu này, người bệnh nên thận trọng với các căn bệnh sau đây:
# Mề đay mẩn ngứa
Với căn bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng nổi các nốt sẩn màu đỏ ở khắp bề mặt da thành từng mảng với nhiều kích cỡ khác nhau. Có người khoảng vài tiếng thì bệnh sẽ khỏi nhưng có người phải vài ngày sau các mẩn ngứa mới lặn xuống. Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn ngứa ngáy thường xuyên ở bề mặt da.
Chúng tôi đã có bài viết chia sẻ một số cách trị nổi mề đay nhanh qua tư vấn của bác sĩ, được bạn đọc đón nhận tích cực.
# Vảy nến
Đây cũng là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Vốn dĩ vẩy nến là căn bệnh mãn tính nên việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có dấu hiệu xuất hiện các vảy nhỏ và dày ở bề mặt da. Các vảy này thường ở đầu gối và khuỷu tay, chân hoặc da đầu.
Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng sẽ khiến cho mảng vẩy nến nhanh chóng lan rộng sang những vùng da xung quanh. Bệnh nhân bắt buộc phải gãi ngứa liên tục và rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng da. (Tham khảo bài viết: Những dấu hiệu bệnh vẩy nến nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc phải nó)
# Viêm da do tiếp xúc và dị ứng với hóa chất, thực phẩm
Nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất gây bệnh hay thời tiết lạnh, mỹ phẩm sẽ đứng trước nguy cơ mắc nổi mẩn ngứa trên da rất cao. Những chất tẩy rửa này có chứa thành phần hóa học dễ gây ra tình trạng bào mòn da và nhanh chóng hình thành cơ chế phản ứng dẫn đến hiện tượng dị ứng da.
Nổi mẩn đỏ ngứa da do tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất trong mỹ phẩm
Bên cạnh đó, một số người có cơ địa quá nhạy cảm với các loại thức ăn như hải sản, trứng, sữa,… cũng có nguy cơ mắc bệnh dị ứng khá cao. Thường thì sau khi ăn, người bệnh sẽ thấy làn da nổi mẩn đỏ khắp người. Kèm theo đó, người bệnh có dấu hiệu ngứa ngáy, nóng bừng trong người.
# Phát ban Pityriasis
Căn bệnh này thường xuất hiện ở một số vị trí như ngực, bụng, cánh tay, chân. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có tìm thấy bất cứ nghiên cứu nào về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh sẽ tự động biến mất sau khoảng 12 tuần. Do đó, nếu bệnh nhân gặp phải dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa trên da do bệnh phát ban Pityriasis gây ra thì cũng không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
# Bệnh do ký sinh trùng
Thực tế, một số loại ký sinh trùng như chấy rận, ghẻ ngứa đeo bám trên bề mặt da sẽ khiến cho làn da nhanh chóng bị tổn thương. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn ngứa ngáy dữ dội do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da ở các vị trí như đường kẽ giữa các ngón tay, chân; vùng kín, rốn, ngực hay khuỷu tay. Những cơn ngứa liên tục xảy ra, nhất là vào buổi tối khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
# Nấm da
Nếu làn da không được vệ sinh sạch sẽ, người bệnh rất dễ đối diện với tình trạng nấm da, ngứa ngáy ở bề mặt da. Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa trên da là điều không thể tránh khỏi khi các loại nấm liên tục tấn công da. Tệ hơn, nếu người bệnh sử dụng tay gãi liên tục sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng và khiến làn da bị chảy máu.
2. Bị nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh bên trong
Thực tế, nổi mẩn đỏ ngứa trên da không chỉ xuất phát từ nguyên nhân mắc một số bệnh lý về da mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ bị các bệnh bên trong cơ thể. Người bệnh cần phải biết rằng, làn da là bộ mặt của sức khỏe con người. Một khi các cơ quan bên trong gặp một số vấn đề trục trặc thì làn da cũng sẽ đứng trước nguy cơ nổi các mẩn ngứa. Cụ thể, hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa trên da sẽ do các căn bệnh sau gây ra.
# Tổn thương gan, mật
Gan, mật là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể con người, giúp đào thải các độc tố bên trong có thể. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải một số căn bệnh như nóng gan, nhiễm độc gan, viêm gan,… sẽ rất dễ khiến cho chức năng gan bị suy yếu dần. Lúc này, tình trạng viêm gan, tắc mật sẽ khiến cho người bệnh gặp phải một số triệu chứng như nổi đốm đỏ ngứa, vàng da.
Nổi mẩn đỏ ngứa da do gan bị tổn thương nặng nề
Ngoài ra, bệnh nhân còn rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da. Làn da bắt đầu nổi mẩn đỏ ngứa chi chít bề mặt da. Người bệnh thường bị ngứa nhiều ở bàn tay và chân.
# Suy thận
Đây là căn bệnh khiến cho chức năng thận bị suy giảm. Điều này dẫn đến các độc tố trong cơ thể bị ứ động và không thể đào thải ra bên ngoài môi trường. Làn da bắt đầu nổi những mẩn đỏ ngứa, khó chịu như muỗi đốt. Nếu người bệnh bị suy thận ở mức độ nặng thì tình trạng ngứa ngáy ở bề mặt da sẽ càng dữ dội hơn.
# Bệnh về máu
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu người bệnh mắc phải các căn bệnh liên quan đến máu như bệnh đa hồng cầu, loạn sản tủy, bệnh tiểu cầu hoặc tăng Eosin trong máu,… sẽ đứng trước nguy cơ bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Những căn bệnh này khiến cho lượng máu trong cơ thể bị rối loạn và nhanh chóng biểu hiện thành hiện tượng bất thường ở bề mặt da.
# Nhiễm khuẩn, giun sán
Theo BS. Trần Ánh Nguyệt (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: “Giun sán là một trong những yếu tố khiến cho người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Khi giun sán xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những bất thường về đường tiêu hóa. Hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh và gây ra tình trạng kích ứng da.”
Người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa da do bị nhiễm khuẩn
Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh nổi mẩn đỏ ngứa trên da là do nhiễm khuẩn. Với những căn bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành thực hiện các xét nghiệm về phân và máu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
# Tiểu đường
Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến cho lượng đường trong máu nhanh chóng tăng cao. Chính điều này đã gây ra những rối loạn trong cơ thể và khiến cho hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm cho bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
# Bệnh bạch huyết
Các hạch huyết trong cơ thể sưng to khiến cho sức đề kháng của con người yếu dần. Người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy toàn thân. Khi các hạch huyết sưng càng to thì triệu chứng của căn bệnh này càng rõ rệt khiến cho mẩn đỏ nổi càng nhiều trên bề mặt da.
➥ Bạn cần phải biết: Trẻ bị ngứa nổi mẩn đỏ trên da là bị gì?
Nhận biết dấu hiệu người nổi mẩn đỏ ngứa
Không quá khó để người bệnh có thể nhận biết được các dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa trên bề mặt da. Tuy nhiên, bệnh nhân cần biết rõ, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
Một số dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa da điển hình nhất
- Bệnh nhân bị viêm da dị ứng: sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, nổi các mẩn đỏ trên cơ thể. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
- Người bệnh bị nhiễm khuẩn: ngoài triệu chứng nổi ban đỏ, bệnh nhân còn có thêm triệu chứng nóng, sốt, chán ăn. Đồng thời, cơ thể mệt mỏi, mất nước, suy nhược trầm trọng. Những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị loét da thành từng mảng, làn da có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Nếu mắc bệnh gan, người bệnh sẽ có dấu hiệu bị vàng da. Da mặt xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc mụn nước. Bệnh nhân có thể bị nóng, bị nhiệt ở niêm mạc như miệng, mũi.
- Người bệnh mắc bệnh máu: Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy nhiều ở bề mặt da. Nhất là về đêm, làn da bị ngứa ngáy liên tục và cảm thấy khó thở.
- Trường hợp bệnh nhân bị thận: Làn da nổi nhiều mẩn đỏ và người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, cơ thể bị suy nhược trầm trọng.
Kiểm tra và chữa trị bệnh sớm sẽ giúp tránh được các tổn thương và biến chứng nghiêm trọng trên bề mặt da. Người bệnh nên tiến hành khám bác sĩ nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường về da như sau:
- Ngứa da, tình trạng ngứa da kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền.
- Làn da xuất hiện những mảng đỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
- Da hình thành các mảng trắng và có dấu hiệu bị mưng mủ.
- Da thường xuyên bị nóng, rát, khó chịu.
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa trên da nhanh nhất
Với triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa trên da, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm do tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da gây ra. Thông thường, để điều trị căn bệnh này, người bệnh thường áp dụng các cách sau đây.
1. Muốn hết nổi mẩn đỏ ngứa trước tiên cần xác định nguyên nhân
Đầu tiên, người bệnh cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh của mình. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Sau khi tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân sẽ có những hướng khắc phục đúng đắn hơn.
Chẳng hạn như, nếu người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa là do sử dụng các loại mỹ phẩm, khiến làn da bị kích ứng. Lúc này, người bệnh cần phải ngưng ngay việc sử dụng sản phẩm đó. Nếu tình trạng ngứa do các loại sâu bọ gây ra, người bệnh nên đi vệ sinh da sạch sẽ. Bên cạnh đó, mặc quần áo thoáng mát và vệ sinh nơi ở sạch sẽ để tránh mắc phải căn bệnh này.
2. Giảm nổi mẩn đỏ ngứa bằng chườm mát
Chườm mát cũng là một trong những bí quyết chữa bệnh nổi mẩn đỏ ngứa. Chỉ cần người bệnh kiên trì thực hiện, phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đây là phương pháp không chỉ giảm nhanh được tình trạng ngứa ngáy ở bề mặt da mà còn giúp làm dịu làn da. Đồng thời ngăn ngừa được tình trạng ngứa da lây lan trên diện rộng.
Chườm mát – Bí quyết chữa trị nổi mẩn đỏ trên da đơn giản nhất
Người bệnh có thể sử dụng chiếc khăn lạnh để chườm lên vị trí ngứa da khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, người bệnh nên chườm một ngày khoảng 3 lần để các triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da nhanh chóng biến mất.
3. Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng dân gian
Áp dụng các phương pháp chữa bệnh nổi mẩn đỏ ngứa từ dân gian cũng là cách giúp người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng ngứa da hiệu quả. Với các loại thảo dược lành tính từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe của người bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng chữa trị bệnh bất cứ lúc nào mà không lo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bề mặt da.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược như lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau má,… để uống hoặc sắc tắm để chữa bệnh nổi mẩn đỏ ngứa từ sâu bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là một số cách trị bệnh nổi mẩn đỏ ngứa, người bệnh có thể tham khảo áp dụng cho bản thân mình.
# Cách 1: Tắm nước Lá khế + Sả + Chanh
- Đầu tiên, bạn đem lá khế, sả và chanh rửa sạch.
- Tiếp đến, bạn cho 3 nguyên liệu này vào ấm nấu lấy nước.
- Sử dụng nước này để tắm toàn thân.
- Áp dụng các chữa trị này cho những người bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người.
- Bạn đem lá rau má rửa sạch và để ráo nước
- Tiếp đến, người bệnh cho rau má vào máy xay ép nhuyễn lấy nước.
- Cho vào nước rau má một ít mật ong để uống hàng ngày.
- Phương pháp này thích hợp cho người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa ở mức độ nhẹ.
Sử dụng thuốc bôi chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở bề mặt da cũng là cách được rất nhiều người áp dụng. Phương pháp này khá tiện lợi và đem lại hiệu quả điều trị tức thời nên khiến người bệnh rất ưa chuộng. Sau khi bôi kem, các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da nhanh chóng được cải thiện. Đồng thời, cách chữa trị này còn giúp mẩn ngứa nhanh chóng xẹp xuống và không thể lây lan sang vùng da xung quanh.
Sử dụng thuốc bôi chữa nổi mẩn đỏ ngứa da
Một số loại thuốc được sử dụng để bôi ngoài da như:
- Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm ngứa, kèm theo kem dưỡng ẩm, giúp làm lành vùng da bị tổn thương.
- Thuốc bôi Crotamiton: Loại thuốc này có dạng mỡ, giúp giảm nhanh tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát da. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, tổn thương da.
- Thuốc bôi Corticoid: Được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn đỏ ngứa da ở mức độ nặng, làn da bị tổn thương nghiêm trọng.
5. Dùng thuốc kháng sinh
Hiện tại, rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ngứa trên bề mặt da. Những loại thuốc kháng sinh này có tác dụng tức thì, nhanh chóng loại bỏ được cơn ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da.
Một số loại thuốc kháng sinh được áp dụng chữa nổi mẩn đỏ ngứa da như:
- Thuốc kháng Histamin dạng uống: cetirizin, fexofenadin, astemizol, loratadin,… Loại thuốc này được dùng cho trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn đỏ ngứa da ở mức độ nhẹ và trung bình. Thuốc có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa, ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ lan rộng trên bề mặt da.
- Nhóm thuốc corticoid: prednisolon, methyl, hydrocortison, betamethason,… Được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh nổi mẩn đỏ ngứa da ở mức độ nặng. Người bệnh cần phải thận trọng khi sử dụng loại thuốc này. Nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này.
Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Đồng thời, khi uống thuốc, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, vệ sinh da sạch sẽ để bệnh nhanh chóng khỏi.
Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt khi nổi mẩn đỏ ngứa
Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, chế độ ăn uống bao giờ cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt, với căn bệnh nổi mẩn đỏ ngứa thì một lối sống khoa học và thói quen ăn uống điều độ sẽ hỗ trợ tích cực giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.
Trong chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân nổi mẩn đỏ ngứa nên chú ý một số vấn đề sau:
Một số loại thực phẩm giúp kiểm soát tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ trên da
- Bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E .
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nhất là nước ép hoa quả như cam, dưa hấu đỏ, cà rốt,… để các nốt mẩn đỏ dễ dàng biến mất.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga,… Đặc biệt là các loại thức ăn có hàm lượng chất béo cao, thực phẩm cay nóng, hải sản như tôm, sò, cua, thức ăn tanh.
- Tránh các yếu tố gây ra hiện tượng dị ứng da để bảo vệ da tránh các tổn thương.
- Không được dùng tay gãi vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Người bệnh có thể sử dụng một số loại kem chống ngứa có chứa các thành phần như calamine hay hydrocortisone.
- Mặc quần áo thoáng mát và giữ môi trường sống sạch sẽ để tránh gây ảnh hưởng đến da.
- Vệ sinh làn da sạch sẽ, ngăn ngừa tình trạng ngứa da phát triển.
BTV: NGỌC BÍCH
→ Có thể bạn quan tâm:
- 3 mẹo giúp làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay
- Bệnh ngứa da toàn thân và cách điều trị
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534