Da liễu: Các loại bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp & cách đặc trị


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất là khi trời nóng hay khi giao mùa, làm ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bé và sinh hoạt của mẹ. Làn da của bé rất dễ bị kích ứng cho nên mẹ cần phải học cách nhận biết các bệnh thường gặp ở trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.



Các bệnh ngoài da ở trẻ em mà ca mẹ cần biết để có biện pháp điều trị hợp lý



Các mẹ có thể tham khảo các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất để có cách điều trị và phóng chống khoa học nhất. Hãy xem thật kỹ bài biết dưới đây, chúng tôi chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.

Các bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất và cách điều trị

Không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu trong người mà các bệnh ngoài da ở trẻ em còn khiến bé bị lở loét, nhiễm trùng da thậm chí là nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp lúc. Theo nhiều chuyên gia y tế thì thời tiết thay đổi kết hợp với ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân khiến bé mắc các bệnh ngoài da.

Hãy tham khảo ngay các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất ở trẻ em để có biện pháp phòng tránh khoa học nhất.

1. Phát ban đỏ

Phát ban đỏ chính là bệnh ngoài da hay gặp nhất ở trẻ em. Bệnh này có thể tự khắc phục tại nhà, tuy nhiên nhiều mẹo dân gian khiến bé phải kiêng tắm, kiêng nắng, gió là một sai lầm rất phổ biến.

✪ Triệu chứng:

  • Khi bệnh mới khởi phát bé sẽ nổi nốt đỏ một vài nơi trên cơ thể.
  • Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể vết đỏ lan ra khắp cả người.
  • Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 1 hoặc 2 tuần, sau đó trẻ sẽ phát sốt bất thình lình và rất cao, nhiệt độ có thể lên đến 39,5ºC.
  • Bé có thể bị đau họng nhẹ hoặc hơi sổ mũi. Ngoài ra ra một số bé có thể bị sưng hạch cổ.
✪ Cách xử lý:

  • Nếu con bạn bị bệnh thì nên giữ trẻ ở trong nhà, tránh tiếp xúc với các bé khác.
  • Khi bé bị bệnh thì cha mẹ nên chú ý bổ sung vitamin A và liều lượng phù hợp theo từng độ tuổi. Giữ da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. Chú ý không nên kiêng ăn, kiêng gió, kiêng tắm.
  • Chú ý phát hiện bệnh sớm và cho trẻ nhập viên kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tái khám đúng hẹn.
2. Bệnh chốc lở ở trẻ

Chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn nông ở da bé do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh và các vùng da lành trên cơ thể bé.



Chốc lở là một bệnh ngoài da ở trẻ em khá phổ biến mà cha mẹ cần biết để có biện pháp khắc phục hiệu quả



✪ Triệu chứng:

  • Bệnh khởi phát với những bóng nước hình tròn, dẹp, trong vài giờ các bóng nước này sẽ đục dần, có mủ rồi tự vỡ hoặc vỡ do một tác động rất nhỏ.
  • Sau khi bóng nước vỡ thì miệng vết thương sẽ kết vảy màu vàng.
  • Trẻ bị bệnh chốc lở thường không phát sốt, tuy nhiên rất dễ bị sưng to ở vùng bị chốc lở.
✪ Tác hại:

  • Chốc lở rất dễ lây lan cho nên nếu mẹ không chú ý quan sát và điều trị kịp thời cho bé thì bé rất dễ bị viêm cầu thận.
  • Viêm cầu thận sẽ xuất hiện sau khi bé bị chốc lỡ khoảng 2 tuần. Triệu chứng bao gồm phù nề ở mặt nhất là mi mắt, tiểu ít, có máu trong nước tiểu.
✪ Cách xử lý:

  • Mẹ nên cho bé đi khám ở bệnh viện uy tín để nhận được sự tư vấn của bác sỹ có chuyên môn. Tránh việc tự bắt bệnh và điều trị tại nhà.
  • Ngoài ra mẹ có thể dùng một số thuốc bôi ngoài da bao gồm dung dịch Nacl 0,9% hay thuốc tím có thể dùng để rửa vết thương và diệt khuẩn ngoài da.
  • Trường hợp nặng, bé sẽ được bác sỹ kê thuốc kháng sinh để giảm đau, chống viêm nhiễm.
  • Bên cạnh đó mẹ có thể dùng các mẹo dân gian như tắm nước là trà xanh để hỗ trợ điều trị chốc lở cho trẻ.
3. Bệnh thủy đậu ở trẻ

Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh thủy đậu. Bệnh này khá lành tính tuy nhiên rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp lúc.



Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh thủy đậu



Triệu chứng:

  • Giống như một số bệnh ngoài da ở trẻ em hay gặp khác thì bệnh thủy đậu bắt đầu bằng việc bé bị sốt, nhức đầu và đau họng nhẹ tuy nhiên lại không có dấu hiệu phát ban.
  • Triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày, mức độ sốt trung bình của bé từ 38,3°C đến 38,8°C.
  • Sau đó bé sẽ nổi các nốt đỏ ở vùng bụng và lưng, kế đến là lan ra khắp cơ thể bao gồm cả miệng, cánh tay, chân và cả bộ phận sinh dục.
  • Chúng kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày sau đó phát triển thành mụn nước.Tiếp đến chúng sẽ tự khô đi và khỏi trong 4 đến 5 ngày.
✪ Cách xử lý:

  • Thủy đậu là do virus gây ra, do đó thuốc kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. Tuy nhiên, kháng sinh vẫn được chỉ định nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét.
  • Khi bé có dấu hiệu thủy đậu, mẹ nên cho bé đi khám ở bệnh viên uy tín. Bác sỹ sẽ thiết kế liệu trình điều trị phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tình trạng bệnh của bé.
4. Bớt màu xanh tím

Các vết bớt này thường xuất hiện trên mông của bé sơ sinh. Nhiều người vẫn cho rằng đây là do bà mụ đánh dấu cho nên trẻ mới có dấu vết như vậy. Một lý do khác nghe có vẻ khoa học hơn là do mẹ ăn nhiều chất sắt khiến bé không hấp thụ được hết cho nên mới hình thành vết bớt trên da như vậy.

Thực tế thì những điều bên trên đều không chính xác. Những vết bớt này khoa học gọi là bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển thì những tế bào sắc tố di chuyển từ tế bào thần kinh đến hạ bì gây ra các vết xanh tím như vậy.

Bớt Mông Cổ là một vết bớt lành tính và thường không liên quan gì đến bệnh tật hay dị tật bẩm sinh nào. Khi bé đến 6 tháng tuổi thì vết bớt sẽ biến mất dần.

5. Chàm sữa (lác sữa)

Chàm sữa là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp nhất. Theo thống kê ở bệnh viên nhi đồng 1 thì mỗi năm có từ 2000 đến 3000 lượt khám bệnh liên quan đến các triệu chứng bệnh chàm sữa. Bệnh chàm sữa là dạng thể tạng giai đoạn đầu ở trẻ sẽ xuất hiện từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi.



Chàm sữa là một trong các bệnh ngoài da sẽ xuất hiện ở trẻ tử 2 đến 4 tháng tuổi



Triệu chứng:

  • Dấu hiệu ban đầu của bệnh chàm sữa là da trẻ bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti.
  • Sau đó da bé sẽ bị căng và nổi những mảng đỏ ở khu vực xung quanh mặt.
  • Bé sẽ có biểu hiện trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc, bú kém và gây ra hiện tượng ngứa.
✪ Cách điều trị:

  • Để điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em, mẹ cần chú ý tránh các thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, hải sản,…
  • Mẹ nên cho bé đi khám ở cơ quan y tế uy tín để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
  • Tránh tình trạng tự ý mua thuốc bổ cho bé uống, cũng không được tự ý đắp lá thuốc.
  • Chú ý giữ ẩm cho da của trẻ, không cho bé tắm rửa lâu hay quá nhiều lần.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về: Bệnh chàm sữa ở trẻ em sơ sinh: Cách chăm sóc và điều trị

6. Cứt trâu

Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh là việc tạo nên các mảng sần sùi trên da đầu của bé. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ là mất khá nhiều thời gian để bệnh tự khỏi.

✪ Dấu hiệu nhận biết:

  • Có vảy đóng thành từng mảng nứt nẻ trên da đầu của trẻ.
  • Một số nơi có hiện tượng này bị kích ứng, tấy đỏ.
  • Bé ngứa ngáy, khó chịu hay quấy khóc.
  • Vảy cứt trâu có thể đóng váng ở chân mày và mang tai của bé.
✪ Cách xử lý:

  • Tránh dùng các loại dầu gội có hóa chất mạnh để vệ sinh cho trẻ. Không được dùng tay để loại bỏ cứt trâu trên đầu của trẻ.
  • Trước khi đi ngủ, mẹ có thể thoa một lớp dầu ô liu hoặc dầu dừa lên da dầu của trẻ. Sáng hôm sau bạn sẽ thấy lớp cứt trâu bong ra, lúc này bạn chỉ cần dùng khăn hay bàn chải mềm để vệ sinh da dầu cho trẻ.
Thông tin thêm: Các triệu chứng của bệnh viêm da đầu ở trẻ em và người lớn mà bạn cần biết

7. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh có thể xuất hiện quanh năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc thì có thể dẫn tới trường hợp sốc, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi thậm chí là tử vong.

✪ Triệu chứng:

  • Sốt nhẹ hoặc cao và có các tổn thương trên da như đỏ rát, nổi mụn nước quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối.
  • Trẻ quấy khó day dẳng, thậm chí cả là cả đêm không ngủ. Đây là dấu hiệu nhiễm đọc thần kinh ở giai đoạn sớm.
  • Sốt cao trên 38,5°C, kéo dài trong 48 giờ. Giật mình ngay cả khi trẻ đang chơi, các cơn giật mình có thể tăng tần suất theo thời gian.
✪ Cách xử lý:

  • Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua đường tiếp xúc, cho nên khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì nên cách ly trẻ với các trẻ em khác.
  • Ở giai đoạn 1, thì bạn có thể tự khắc phục bệnh cho bé ngay tại nhà. Chất thải của trẻ cần được xử lý bằng chroramin B trước khi cho vào hệ thống chất thải chung. Người nhà thường xuyên vệ sinh tay khi chăm sóc cho bé.
  • Ở cấp độ 2 trở lên thì cần cho bé nhập viện để theo dõi và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phòng chống bệnh ngoài da cho trẻ

Trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da. Do đó cha mẹ bé cần phải có kiến thức chính xác và khoa học về các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ để có biện pháp xử lý đúng đắn và khoa học nhất.



Cha mẹ cần phải có kiến thức chính xác nhất để phòng ngừa các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em



Không giống như da người lớn, da của bé rất mỏng manh và rất dễ bị tác động bên ngoài ảnh hưởng. Vì vậy cha mẹ cần chú ý một số các vấn đề cơ bản sau để có thể phòng chống các bệnh ngoài da phổ biến cho trẻ.

  • Thường xuyên vệ sinh da cho bé để hạn chế vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển.
  • Khi trẻ nhà bạn mắc bệnh ngoài da thì không được cho trẻ gãi hay gây tác động mạnh lên da, tránh để da bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Xây dựng một chế đọ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ chống lại bệnh tật và có làn da khỏe mạnh.
  • Đưa bé đến bệnh viên hoặc tham khảo y kiến của chuyên gia khi có ý định sử dụng thuốc điều trị bệnh cho bé.
Chúng tôi hy vọng bài viết tổng hợp các loại bệnh ngoài da ở trẻ em cũng như cách khắc phục và phòng tránh này có thể giúp ích cho bạn. Hy vọng bạn có đủ tỉnh táo và kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.

Có thể bạn quan tâm: 7 cách chữa nổi mề đay ở trẻ em hay và an toàn nhất


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl