Da liễu –
Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ rất dễ gây ra viêm và các tổn thương khác trên bề mặt da. Mỗi dạng dị ứng thời tiết nóng và lạnh cũng cần có những hướng xử trí khác nhau. Đâu là cách xử trí khi bé bị viêm da dị ứng thời tiết? Bạn cần lưu ý những gì?
Sơ lược về dị ứng thời tiết ở trẻ
Dị ứng thời tiết ở trẻ có thể bùng phát vào những thời điểm chuyển mùa, có sự biến động về nền nhiệt, độ ẩm. Do là yếu tố liên quan đến môi trường nên phạm vi của các đợt dị ứng thời tiết thường rộng và dễ mắc nếu như không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Hiện nay, đa số các trường hợp dị ứng thời tiết ở trẻ có dạng mạn tính, thường tái đi tái lại thành đợt hằng năm. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà mức độ dị ứng, kích ứng do thời tiết có thể có những biểu hiện với mức độ khác nhau:
Thời tiết thay đổi có thể dẫn đến dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Xử trí khi bé bị viêm da dị ứng thời tiết
Đối với trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết, phụ huynh cần áp dụng các biện pháp xử lý sớm và đúng cách nhằm tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, để xử trí khi bé bị viêm da dị ứng thời tiết cho trẻ, phụ huynh cần chú ý một số lưu ý sau:
1. Thăm khám sớm, tránh lạm dụng thuốc bừa bãi
Nhiều phụ huynh có thói quen lạm dụng thuốc bừa bãi khi trẻ có các dấu hiệu viêm da dị ứng thời tiết, đặc biệt là tự ý sử dụng các thuốc bôi ngoài da. Điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho làn da của bé, khiến cho tình trạng viêm da dị ứng nặng hơn. Liều dùng và thời gian sử dụng thuốc cho trẻ thường nhẹ hơn người lớn, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ nên không được tự ý lạm dụng thuốc bừa bãi.
Những trường hợp viêm da dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ thường có những mức độ khác nhau. Tùy theo tình trạng kích ứng của trẻ mà phụ huynh có thể được hướng dẫn sử dụng các loại dung dịch, thuốc mỡ, thuốc bôi ngoài da, kết hợp một số thuốc uống khác như thuốc giảm ngứa. Những trường hợp trẻ có các dấu hiệu dị ứng đường hô hấp có thể chỉ định thêm một số thuốc cảm.
Thăm khám sớm khi trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết
2. Tránh để trẻ tiếp xúc với yếu tố nóng, lạnh
Với trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết, cần tránh để cho da bé tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh bên ngoài môi trường. Tùy theo điều kiện thời tiết mà phụ huynh có thể cân nhắc một số hướng dẫn sau:
Ảnh hưởng của thời tiết nóng, lạnh thất thường có thể làm cho trẻ bị khô. Tình trạng khô da có thể kéo theo bong tróc, viêm da và các thương tổn khác nên cần chú ý can thiệp sớm.
Phụ huynh có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da phù hợp, dành riêng cho trẻ nhỏ. Tránh dùng chung các sản phẩm với người lớn vì có thể chứa một số thành phần không phù hợp cho da của bé.
Áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm cho bé
4. Áp dụng các biện pháp vệ sinh da thường xuyên, đúng cách
Với trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết, cần chú ý áp dụng các biện pháp vệ sinh da thường xuyên, đúng cách để giúp cho da bé được sạch, ngăn ngừa tình trạng khô, viêm sưng và bong tróc da.
Khi thực hiện vệ sinh da cho bé cần chú ý sử dụng các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ, mức độ kích ứng da thấp. Khi tắm cho bé cần tránh gió lùa, nhiệt độ nơi tắm khoảng 27 – 30 độ, nhiệt độ nước tắm khoảng 30 độ. Ngoài ra khi tắm cho trẻ cũng cần lưu ý thời gian vừa phải, trong khoảng từ 10 – 15 phút là được, tránh tắm quá lâu cũng dễ gây khô da.
Hướng dẫn trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn chuyên môn cũng như chỉ định của bác sĩ điều trị. Khi bị viêm da dị ứng thời tiết, tùy theo từng trường hợp cụ thể của trẻ mà bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da và điều trị phù hợp nhất.
Những vấn đề cần biết khi thời tiết thay đổi
Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ rất dễ gây ra viêm và các tổn thương khác trên bề mặt da. Mỗi dạng dị ứng thời tiết nóng và lạnh cũng cần có những hướng xử trí khác nhau. Đâu là cách xử trí khi bé bị viêm da dị ứng thời tiết? Bạn cần lưu ý những gì?
Sơ lược về dị ứng thời tiết ở trẻ
Dị ứng thời tiết ở trẻ có thể bùng phát vào những thời điểm chuyển mùa, có sự biến động về nền nhiệt, độ ẩm. Do là yếu tố liên quan đến môi trường nên phạm vi của các đợt dị ứng thời tiết thường rộng và dễ mắc nếu như không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Hiện nay, đa số các trường hợp dị ứng thời tiết ở trẻ có dạng mạn tính, thường tái đi tái lại thành đợt hằng năm. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà mức độ dị ứng, kích ứng do thời tiết có thể có những biểu hiện với mức độ khác nhau:
- Da của trẻ bị giảm tiết mồ hôi, giảm tiết bã nhờn. kéo theo tình trạng da bị khô, mất nước, một số trường hợp có thể viêm sưng, bong tróc da (thường gặp trong mùa lạnh).
- Trẻ xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn, ngứa và mề đay do sự biến đổi của một số protein trong cơ thể thành các chất đối nghịch (có thể gặp trong mùa nóng lẫn mùa lạnh).
- Một số trường hợp trẻ mẫn cảm với thời tiết tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh một thời gian ngắn đã bắt đầu có cảm giác ngứa và sưng nề trên da. Nguyên nhân do sự thay đổi thời tiết (nhất là chuyển sang lạnh) làm cho các mạch máu giãn, đẩy huyết tương trong máu tràn qua thành mạch, đi vào các mô gây sưng.
- Ngoài các phản ứng khó chịu, ngứa ngáy ngoài da, trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết có thể gặp thêm một số triệu chứng đường hô hấp như chảy mũi, khó thở, ngạt mũi, hắt hơi,… Với trẻ đã từng có tiền sử mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm xoang,… thì càng dễ mắc phải các triệu chứng này khi có sự thay đổi thời tiết.
Thời tiết thay đổi có thể dẫn đến dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Xử trí khi bé bị viêm da dị ứng thời tiết
Đối với trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết, phụ huynh cần áp dụng các biện pháp xử lý sớm và đúng cách nhằm tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, để xử trí khi bé bị viêm da dị ứng thời tiết cho trẻ, phụ huynh cần chú ý một số lưu ý sau:
1. Thăm khám sớm, tránh lạm dụng thuốc bừa bãi
Nhiều phụ huynh có thói quen lạm dụng thuốc bừa bãi khi trẻ có các dấu hiệu viêm da dị ứng thời tiết, đặc biệt là tự ý sử dụng các thuốc bôi ngoài da. Điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho làn da của bé, khiến cho tình trạng viêm da dị ứng nặng hơn. Liều dùng và thời gian sử dụng thuốc cho trẻ thường nhẹ hơn người lớn, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ nên không được tự ý lạm dụng thuốc bừa bãi.
Những trường hợp viêm da dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ thường có những mức độ khác nhau. Tùy theo tình trạng kích ứng của trẻ mà phụ huynh có thể được hướng dẫn sử dụng các loại dung dịch, thuốc mỡ, thuốc bôi ngoài da, kết hợp một số thuốc uống khác như thuốc giảm ngứa. Những trường hợp trẻ có các dấu hiệu dị ứng đường hô hấp có thể chỉ định thêm một số thuốc cảm.
Thăm khám sớm khi trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết
2. Tránh để trẻ tiếp xúc với yếu tố nóng, lạnh
Với trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết, cần tránh để cho da bé tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh bên ngoài môi trường. Tùy theo điều kiện thời tiết mà phụ huynh có thể cân nhắc một số hướng dẫn sau:
- Chọn lựa trang phục phù hợp với bé. Nếu dị ứng thời tiết do nhiệt cần ưu tiên trang phục thoáng mát, hút ẩm, hút mồ hôi tốt, mỏng, nhẹ. Nếu dị ứng thời tiết do lạnh cần trang bị găng tay, ủng, các loại quần áo đủ ấm.
- Giữ nhiệt độ nơi ở phù hợp với tình trạng da của bé. Nếu thời tiết nóng cần giữ nơi ở thoáng mát, lưu thông không khí, có thể sử dụng thêm các thiết bị làm mát. Nếu thời tiết lạnh cần chú ý đóng kín cửa, tránh gió lùa, có thể sử dụng thêm các thiết bị sưởi,
Ảnh hưởng của thời tiết nóng, lạnh thất thường có thể làm cho trẻ bị khô. Tình trạng khô da có thể kéo theo bong tróc, viêm da và các thương tổn khác nên cần chú ý can thiệp sớm.
Phụ huynh có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da phù hợp, dành riêng cho trẻ nhỏ. Tránh dùng chung các sản phẩm với người lớn vì có thể chứa một số thành phần không phù hợp cho da của bé.
Áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm cho bé
4. Áp dụng các biện pháp vệ sinh da thường xuyên, đúng cách
Với trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết, cần chú ý áp dụng các biện pháp vệ sinh da thường xuyên, đúng cách để giúp cho da bé được sạch, ngăn ngừa tình trạng khô, viêm sưng và bong tróc da.
Khi thực hiện vệ sinh da cho bé cần chú ý sử dụng các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ, mức độ kích ứng da thấp. Khi tắm cho bé cần tránh gió lùa, nhiệt độ nơi tắm khoảng 27 – 30 độ, nhiệt độ nước tắm khoảng 30 độ. Ngoài ra khi tắm cho trẻ cũng cần lưu ý thời gian vừa phải, trong khoảng từ 10 – 15 phút là được, tránh tắm quá lâu cũng dễ gây khô da.
Hướng dẫn trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn chuyên môn cũng như chỉ định của bác sĩ điều trị. Khi bị viêm da dị ứng thời tiết, tùy theo từng trường hợp cụ thể của trẻ mà bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da và điều trị phù hợp nhất.
Những vấn đề cần biết khi thời tiết thay đổi
- Phát ban do thời tiết làm sao khỏi? [Giải đáp từ chuyên gia]
- Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh [Mẹo tự nhiên & thuốc phù hợp]
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513