Da liễu –
Các triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặp như “tổ đỉa” chỉ xảy ra ở tay chân, da xuất hiện mụn nước kèm với tình trạng khô, bong tróc v.v…có thể nhận biết được bằng mắt thường. Tuy vậy cũng cần lưu ý xem bài viết sau để không nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác.
Theo bác sỹ Trần Nguyễn Hoàng Nam, bệnh viện da liễu Tp.Hcm thì: “Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) là một thể đặc biệt của chàm, chỉ tình trạng viêm nhiễm của da. Độ tuổi mắc bệnh thường là từ 20 đến 40 với tỷ lệ nam – nữ tương đương nhau. Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phức tạp, có thể là do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc do thay đổi thời tiết. Có một điều cần lưu ý là tuy bệnh có khá nhiều điểm giống với bệnh chàm (Eczema), nhưng đặc trưng của tổ đỉa là chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón”.
Bệnh tổ đỉa dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc bệnh, bên cạnh đó còn gây mất thẩm mỹ, mang đến những cảm giác khó chịu. Thậm chí, bệnh sẽ lở loét, khiến móng tay/chân mất hình dạng thông thường và để lại sẹo trên da suốt đời nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa cần được nhận biết sớm các triệu chứng để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
I/ Các triệu chứng bệnh tổ đỉa
Chúng ta có thể nhận biết các triệu chứng bệnh tổ đỉa thông qua các dấu hiệu mà hầu hết các bệnh nhân thường gặp và theo từng giai đoạn tiến triển của bênh.
1. 5 dấu hiệu chung của bệnh tổ đỉa
Theo bác sỹ Nam, trên 70% người mắc bệnh tổ đỉa sẽ bắt gặp cơ thể mình có những dấu hiệu như xuất hiện mụn nước, ngứa rát, da khô dày ở lòng bàn tay hoặc chân.
#Chỉ xảy ra ở tay và chân
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tổ đỉa là chỉ diễn ra ở tay và chân. Có nghĩa là nếu thấy ở lòng bàn tay; lòng bàn chân; ở bên mé của ngón tay; mặt trên, mặt bên, mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân…xuất hiện những mụn nước thì có nghĩa là trên 70% bạn đã bị tổ đỉa. Bệnh sẽ không bao giờ vượt lên trên cổ tay và cổ chân.
#Xuất hiện mụn nước
Mụn nước là dấu hiệu nhận biết của các bệnh viêm nhiễm về da như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng v.v…Đối với bệnh tổ đỉa, những mụn nước sẽ có đặc điểm sau đây:
#Da khô, dày và bong tróc
Nếu các triệu chứng của bệnh tổ đỉa kéo dài mà không có bất kỳ sự điều trị nào thì hiển nhiên bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn. Lúc này, những mụn nước sẽ vỡ ra hoặc tự khô lại không thể kiểm soát được, dẫn đến da bị một lớp sừng nhám, dày, màu vàng đục bao lấy và rất ngứa ngáy. Đồng thời da sẽ bị bong tróc, nếu dùng tay cạy ra sẽ thấy lớp da tổn thương đó đã dày lên khá nhiều.
Bệnh tổ đỉa lâu ngày sẽ dẫn đến việc da bị bong tróc, tạo nên lớp sừng dày gây ngứa ngáy khó chịu.
#Ngứa rát
Khi bị bệnh tổ đỉa, người bệnh sẽ cảm thấy da ngứa âm ỉ, dữ dộ hơn vào buổi tối, khi lớp màng bảo vệ da hoạt động yếu hơn. Bác sỹ Nam đã lý giải cho hiện tượng này như sau: “Hệ miễn dịch lúc này sẽ tự giải phóng Histamin nhằm mục đích bảo vệ da khỏi các chất gây viêm nhiễm, vô tình cũng làm cơ thể cảm thấy ngứa râm ran. Người bệnh không nên gãi theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, hành động này sẽ khiến các mụn nước vỡ ra, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm bên trong da kèm theo cảm giác đau rát kéo dài”.
#Có hiện tượng nhiễm trùng, loét
Bệnh tổ đỉa có biểu hiện nhiễm trùng, lở loét nếu người bệnh không chú ý bảo vệ vùng da bị thương tổn. Khi cơ thể đã bị viêm nhiễm nặng, cơ thể sẽ tự động tiết ra nhiều bạch cầu hơn để tiêu diệt vi khuẩn gây hại dẫn đến việc người bệnh sẽ bị nổi hạch bạch huyết và sốt cao.
2. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa theo từng giai đoạn
Hiện nay, y học phát triển đã mang đến những cách trị bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tuy vậy, việc tìm hiểu những triệu chứng bệnh theo từng giai đoạn là một việc cần thiết, để các bác sỹ dễ dàng tìm được phương pháp tối ưu cho người bệnh.
Sau giai đoạn chảy nước, bệnh tổ đỉa sẽ chuyển sang giai đoạn lên da non.
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn bắt đầu (đỏ da)
Bệnh khởi phát với những vết hoặc đám đỏ, sờ vào thấy cộm, không rõ ranh giới xuất hiện trên da kèm theo cảm giác rất ngứa ngáy khó chịu. Quan sát kỹ sẽ thấy trên nền đỏ xung huyết sẽ có những sẩn tròn lấm tấm như hạt gạo, đây chính là những mụn nước đang dần dần hình thành bên dưới mặt da. Giai đoạn đỏ da là biểu hiện đầu tiên của tầng biểu bì phản ứng trước sự tấn công của bệnh tổ đỉa.
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn xuất hiện mụn nước
Sau một thời gian ngắn, các sẩn hạt gạo đó sẽ trồi hẳn lên bề mặt da để lộ các mụn nước, đùn lên hết lớp này đến lớp khác. Mụn nước gây ngứa ngáy, nổi thành từng đám gây mất thẩm mỹ, khi gãi hay lỡ va chạm với các vật khác thì sẽ rất đau, ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Triệu chứng nổi mụn nước ở bệnh tổ đỉa sẽ ngày càng tiến triển, dày hơn, chi chiết hơn trên da và chảy nước. Vì vậy đây còn gọi là giai đoạn chảy nước. Giai đoạn này kéo dài trong nhiều ngày hoặc vài tuần. Những đám mụn nước khi bị vỡ sẽ để lại trên da các đốm sừng gọi là “giếng eczema”, chúng kết lại thành từng đám đỏ, rỉ dịch, có vẩy tiết kèm theo mủ. Lúc này, da rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn lên da non
Ở giai đoạn này, những “tổ đỉa” bắt đầu giảm xung huyết, giảm viêm và chảy dịch. Các vết sần trước khi chứa nước dần dần đóng vảy, lên da non. Tuy nhiên, lớp da non này không bình thường mà có bề mặt nhẵn bóng như vỏ hành tây, sờ vào thấy hơi cộm và có màu sẫm màu hơn (thường là màu đỏ nhạt).
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn liken hóa
Đây là giai đoạn cuối cùng. Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa lúc này biển hiện rõ ở vùng da bị tổn thương, chúng ngày càng sẫm màu, nhìn bằng mắt thường có thể thấy rõ các sẩn dẹt như trong bệnh Liken (một căn bệnh về da khác), vì vậy mà gọi đây là giai đoạn liken hóa. Khi sờ vào thấy da nổi cộm lên rất nhiều; da sần sùi, bề mặt thô ráp kèm theo cảm giác ngứa dai dẳng không có dấu hiệu dừng lại.
II/ Phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước
Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của suy giảm chức năng gan thận trên da, đặc biệt là bệnh ghẻ nước cũng có những dấu hiệu khá giống. Vậy, làm cách nào để phân biệt hai loại bệnh về da này? Câu trả lời nằm ở nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh.
#Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ nước
Bệnh tổ đỉa dễ nhầm lẫn với bệnh ghẻ nước, gây khó khăn trong việc nhận biết bằng mắt thường.
III/ Bị bệnh tổ đỉa cần làm gì?
Bệnh tổ đỉa, như bác sỹ Nam đã chia sẻ ở trên, hoàn toàn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu điều trị chậm trễ. Vì vậy, khi nhận biết cơ thể có những dấu hiệu trên, bạn hãy đến ngay bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được các bác sỹ chẩn đoán bệnh sớm nhất. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây để mau chóng khỏi bệnh và ngăn bệnh tổ đỉa tái phát.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh tổ đỉa có dễ lây sang người khác không?
Các triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặp như “tổ đỉa” chỉ xảy ra ở tay chân, da xuất hiện mụn nước kèm với tình trạng khô, bong tróc v.v…có thể nhận biết được bằng mắt thường. Tuy vậy cũng cần lưu ý xem bài viết sau để không nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác.
Theo bác sỹ Trần Nguyễn Hoàng Nam, bệnh viện da liễu Tp.Hcm thì: “Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) là một thể đặc biệt của chàm, chỉ tình trạng viêm nhiễm của da. Độ tuổi mắc bệnh thường là từ 20 đến 40 với tỷ lệ nam – nữ tương đương nhau. Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phức tạp, có thể là do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc do thay đổi thời tiết. Có một điều cần lưu ý là tuy bệnh có khá nhiều điểm giống với bệnh chàm (Eczema), nhưng đặc trưng của tổ đỉa là chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón”.
Bệnh tổ đỉa dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc bệnh, bên cạnh đó còn gây mất thẩm mỹ, mang đến những cảm giác khó chịu. Thậm chí, bệnh sẽ lở loét, khiến móng tay/chân mất hình dạng thông thường và để lại sẹo trên da suốt đời nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa cần được nhận biết sớm các triệu chứng để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
I/ Các triệu chứng bệnh tổ đỉa
Chúng ta có thể nhận biết các triệu chứng bệnh tổ đỉa thông qua các dấu hiệu mà hầu hết các bệnh nhân thường gặp và theo từng giai đoạn tiến triển của bênh.
1. 5 dấu hiệu chung của bệnh tổ đỉa
Theo bác sỹ Nam, trên 70% người mắc bệnh tổ đỉa sẽ bắt gặp cơ thể mình có những dấu hiệu như xuất hiện mụn nước, ngứa rát, da khô dày ở lòng bàn tay hoặc chân.
#Chỉ xảy ra ở tay và chân
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tổ đỉa là chỉ diễn ra ở tay và chân. Có nghĩa là nếu thấy ở lòng bàn tay; lòng bàn chân; ở bên mé của ngón tay; mặt trên, mặt bên, mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân…xuất hiện những mụn nước thì có nghĩa là trên 70% bạn đã bị tổ đỉa. Bệnh sẽ không bao giờ vượt lên trên cổ tay và cổ chân.
#Xuất hiện mụn nước
Mụn nước là dấu hiệu nhận biết của các bệnh viêm nhiễm về da như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng v.v…Đối với bệnh tổ đỉa, những mụn nước sẽ có đặc điểm sau đây:
- Mụn nước do bệnh tổ đỉa có màu ngà vàng, đường kính khoảng từ 3mm trở xuống, xuất hiện li ti hoặc tập trung lại thành từng mảng trên đầu và hai bên rìa ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Mụn nước sẽ gây ngứa, rát (cũng có trường hợp không cảm thấy gì). Cảm giác ngứa rát sẽ tăng lên sau khi mụn nước tiếp xúc với xà phòng hoặc các chất dễ gây dị ứng.
- Mụn nước đục và nằm sâu trong lớp thượng bì, sờ vào thấy cứng, chắc. Chúng nổi cộm trên bề mặt da và không dễ vỡ do lớp bao khá dày. Những mụn nước nhỏ có xu hướng kết lại với nhau thành mụn nước lớn hơn.
- Mụn nước có thể vỡ nếu người bệnh gãi mạnh, làm dịch bên trong tràn ra ngoài, làm lộ ra vùng da màu hồng có hình tròn hoặc đa cung, viền bao xung quanh. Lúc này, da sẽ bị cứng lại kèm cảm giác rát, sau đó là nứt da. Phải mất vài tuần thì vùng da ấy mới bớt đau.
- Trong một số trường hợp nặng hơn, bệnh tổ đỉa sẽ xuất hiện những bóng nước trong lòng bàn tay, đi kèm với đó là bạch huyết người bệnh sẽ bị sưng lên, dẫn đến cảm giác ngứa râm ran tại vùng da ấy và bên trong nách.
#Da khô, dày và bong tróc
Nếu các triệu chứng của bệnh tổ đỉa kéo dài mà không có bất kỳ sự điều trị nào thì hiển nhiên bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn. Lúc này, những mụn nước sẽ vỡ ra hoặc tự khô lại không thể kiểm soát được, dẫn đến da bị một lớp sừng nhám, dày, màu vàng đục bao lấy và rất ngứa ngáy. Đồng thời da sẽ bị bong tróc, nếu dùng tay cạy ra sẽ thấy lớp da tổn thương đó đã dày lên khá nhiều.
Bệnh tổ đỉa lâu ngày sẽ dẫn đến việc da bị bong tróc, tạo nên lớp sừng dày gây ngứa ngáy khó chịu.
#Ngứa rát
Khi bị bệnh tổ đỉa, người bệnh sẽ cảm thấy da ngứa âm ỉ, dữ dộ hơn vào buổi tối, khi lớp màng bảo vệ da hoạt động yếu hơn. Bác sỹ Nam đã lý giải cho hiện tượng này như sau: “Hệ miễn dịch lúc này sẽ tự giải phóng Histamin nhằm mục đích bảo vệ da khỏi các chất gây viêm nhiễm, vô tình cũng làm cơ thể cảm thấy ngứa râm ran. Người bệnh không nên gãi theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, hành động này sẽ khiến các mụn nước vỡ ra, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm bên trong da kèm theo cảm giác đau rát kéo dài”.
#Có hiện tượng nhiễm trùng, loét
Bệnh tổ đỉa có biểu hiện nhiễm trùng, lở loét nếu người bệnh không chú ý bảo vệ vùng da bị thương tổn. Khi cơ thể đã bị viêm nhiễm nặng, cơ thể sẽ tự động tiết ra nhiều bạch cầu hơn để tiêu diệt vi khuẩn gây hại dẫn đến việc người bệnh sẽ bị nổi hạch bạch huyết và sốt cao.
2. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa theo từng giai đoạn
Hiện nay, y học phát triển đã mang đến những cách trị bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tuy vậy, việc tìm hiểu những triệu chứng bệnh theo từng giai đoạn là một việc cần thiết, để các bác sỹ dễ dàng tìm được phương pháp tối ưu cho người bệnh.
Sau giai đoạn chảy nước, bệnh tổ đỉa sẽ chuyển sang giai đoạn lên da non.
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn bắt đầu (đỏ da)
Bệnh khởi phát với những vết hoặc đám đỏ, sờ vào thấy cộm, không rõ ranh giới xuất hiện trên da kèm theo cảm giác rất ngứa ngáy khó chịu. Quan sát kỹ sẽ thấy trên nền đỏ xung huyết sẽ có những sẩn tròn lấm tấm như hạt gạo, đây chính là những mụn nước đang dần dần hình thành bên dưới mặt da. Giai đoạn đỏ da là biểu hiện đầu tiên của tầng biểu bì phản ứng trước sự tấn công của bệnh tổ đỉa.
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn xuất hiện mụn nước
Sau một thời gian ngắn, các sẩn hạt gạo đó sẽ trồi hẳn lên bề mặt da để lộ các mụn nước, đùn lên hết lớp này đến lớp khác. Mụn nước gây ngứa ngáy, nổi thành từng đám gây mất thẩm mỹ, khi gãi hay lỡ va chạm với các vật khác thì sẽ rất đau, ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Triệu chứng nổi mụn nước ở bệnh tổ đỉa sẽ ngày càng tiến triển, dày hơn, chi chiết hơn trên da và chảy nước. Vì vậy đây còn gọi là giai đoạn chảy nước. Giai đoạn này kéo dài trong nhiều ngày hoặc vài tuần. Những đám mụn nước khi bị vỡ sẽ để lại trên da các đốm sừng gọi là “giếng eczema”, chúng kết lại thành từng đám đỏ, rỉ dịch, có vẩy tiết kèm theo mủ. Lúc này, da rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn lên da non
Ở giai đoạn này, những “tổ đỉa” bắt đầu giảm xung huyết, giảm viêm và chảy dịch. Các vết sần trước khi chứa nước dần dần đóng vảy, lên da non. Tuy nhiên, lớp da non này không bình thường mà có bề mặt nhẵn bóng như vỏ hành tây, sờ vào thấy hơi cộm và có màu sẫm màu hơn (thường là màu đỏ nhạt).
#Bệnh tổ đỉa giai đoạn liken hóa
Đây là giai đoạn cuối cùng. Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa lúc này biển hiện rõ ở vùng da bị tổn thương, chúng ngày càng sẫm màu, nhìn bằng mắt thường có thể thấy rõ các sẩn dẹt như trong bệnh Liken (một căn bệnh về da khác), vì vậy mà gọi đây là giai đoạn liken hóa. Khi sờ vào thấy da nổi cộm lên rất nhiều; da sần sùi, bề mặt thô ráp kèm theo cảm giác ngứa dai dẳng không có dấu hiệu dừng lại.
II/ Phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước
Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của suy giảm chức năng gan thận trên da, đặc biệt là bệnh ghẻ nước cũng có những dấu hiệu khá giống. Vậy, làm cách nào để phân biệt hai loại bệnh về da này? Câu trả lời nằm ở nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh.
#Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ nước
- Bệnh tổ đỉa gây ra bởi các dị ứng (với hóa chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, lông động vật v.v…), do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc do tác động của thời tiết và những nguyên nhân chủ quan khác.
- Bệnh ghẻ nước do cái ghẻ ký sinh mà gây nên. Sau khi đã xâm nhập được vào cơ thể vật chủ, cái ghẻ sẽ đào hang làm tổ trong da.
- Các mụn nước của tổ đỉa không vượt quá cổ tay, cổ chân (chỉ xuất hiện ở khu vực bàn tay, chân), còn ghẻ nước có thể diễn tiến ở bất cứ nơi đâu trên cơ thể, đặc biệt là các nếp gấp.
- Mụn nước tổ đỉa dài khoảng 2mm, sâu, nổi ghồ lên da, có vảy xung quanh. Mụn do ghẻ nước nông, bề mặt sờ vào mềm hơn, không có vảy mà lỏng bỏng nước.
- Bệnh tổ đỉa không lây lan từ người này sang người khác nhưng cái ghẻ có thể rơi ra mộ trường bên ngoài khi người bệnh gãi và lây sang vật chủ khác.
Bệnh tổ đỉa dễ nhầm lẫn với bệnh ghẻ nước, gây khó khăn trong việc nhận biết bằng mắt thường.
III/ Bị bệnh tổ đỉa cần làm gì?
Bệnh tổ đỉa, như bác sỹ Nam đã chia sẻ ở trên, hoàn toàn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu điều trị chậm trễ. Vì vậy, khi nhận biết cơ thể có những dấu hiệu trên, bạn hãy đến ngay bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được các bác sỹ chẩn đoán bệnh sớm nhất. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây để mau chóng khỏi bệnh và ngăn bệnh tổ đỉa tái phát.
- Người bệnh trước tiên phải dùng thuốc theo toa của bác sỹ, không tự ý mua thuốc ở bên ngoài hoặc dừng ngang quá trình điều trị dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
- Lưu ý vệ sinh cơ thể hằng ngày, đặc biệt là các nếp gấp trên tay chân như kẽ tay, kẽ chân và các khớp. Nên lựa chọn xà phòng thiên nhiên để tránh dị ứng da.
- Mang bao tay, đeo ủng khi bắt buộc phải làm việc với các hóa chất, chất tẩy rửa. Rửa sạch tay chân sau khi tiếp xúc.
- Tuyệt đối không gãi lên vùng da đang bị bệnh tổ đỉa, dù nhẹ hay mạnh. Trong móng tay có chứa vi khuẩn, việc gãi chỉ làm cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn và “mở cửa” cho sự viêm nhiễm.
- Nếu bị tổ đỉa ở chân, người bệnh nên hạn chế mang giày vì sẽ gây hầm bí.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và thoa kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng bong tróc trên da.
- Bổ sung thực phẩm có chức năng làm mát, giải độc gan, hạn chế tối đa các thực phẩm có thể gây dị ứng như bò, hải sản v.v…
Ghi chép và biên tập: Thư Nguyễn.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh tổ đỉa có dễ lây sang người khác không?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,551
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,095
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,507