Da liễu –
Tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa khiến là vấn đề về da khiến nhiều người lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, do đó bạn nên theo dõi để thăm khám và điều trị kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa
Nguyên nhân da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa
Thông thường người ta thường bị mẩn đỏ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy dữ dội, tuy nhiên có một số bệnh lý có sự xuất hiện của mẩn đỏ nhưng không gây ngứa.
1. Bị giãn mao mạch
Ở những làn da yếu, mỏng, dễ bị tổn thương như vùng má, dưới má, mũi, hai bên thái dương, mặt sau ngoài đùi, chân,…thường gặp phải hiện tượng mạch máu bị phình giãn. Khi các mạch máu nhỏ (mao mạch) và tĩnh mạch ngoại biên bị giãn nở, các mạch máu giãn sẽ xuất hiện li ti dưới da như hình mạng nhện. Vùng da bị giãn mao mạch sẽ sẫm màu hơn, bên ngoài da là mụn hoặc mẩn đỏ nhưng không ngứa.
2. Nhiễm virus siêu vi
Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là một trong những biểu hiện của bệnh lý nhiễm virus siêu vi. Bệnh này do siêu vi trùng gây ra và có sự lây lan, tiến triển nhanh chóng chỉ trong 3 – 7 ngày. Bệnh nhân nhiễm virus siêu vi còn bị sốt lên đến 39 – 49 độ C.
3. Viêm mao mạch dị ứng
Không rõ nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng, chỉ biết triệu chứng là nổi mẩn đỏ trên mặt nhưng không ngứa. Ngoài ra những nốt mẩn đỏ này còn xuất hiện trên những vùng da toàn cơ thể, tuy không gây ngứa ngáy khó chịu nhưng lại phù trên da khi bệnh tiến triển.
Viêm mao mạch dị ứng gây bệnh trên mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em, người trẻ tuổi. Bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn lan tỏa ở hệ thống vi mạch tại các cơ quan như ruột, khớp.
4. Vẩy nến hồng
Vẩy nến hồng là bệnh có thể bắt nguồn từ nhiễm khuẩn, virus, nấm mốc, côn trùng, lao hoặc tự nhiễm độc. Tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn về căn nguyên gây bệnh. Vẩy nến hồng thường làm xuất hiện những mảng hồng, phát ban rộng trên mặt, lưng hoặc tứ chi. Bệnh lý này không truyền nhiễm, có thể tự khỏi sau 4 – 8 tuần nhưng các bác sĩ khuyến cáo bạn vẫn nên thăm khám để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Vẩy nến hồng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa
5. Xuất huyết giảm tiểu cầu
Khi có kháng thể kháng tiểu cầu, các tiểu cầu ngoại vi bị phá hủy gây nên bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Biểu hiện chung của bệnh lý là những chấm, ban, mảng hoặc nốt xuất hiện ở da. Đối tượng dễ bị xuất huyết giảm tiểu cầu là trẻ em do xuất huyết đường tiêu hóa, màng não hoặc xuất huyết củng mạc mắt, niêm mạch mũi,…
6. Viêm da tiết bã
Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên viêm da tiết bã, nó có thể là do hệ miễn dịch yếu, viêm nhiễm do vẩy nến gây nên, vấn đề ở hệ thần kinh, thiếu chất dinh dưỡng, nấm malassezia trong lớp dầu tiết ra trên da, nội tiết tố truyền từ mẹ làm hình thành bệnh ở trẻ em,… Biểu hiện của bệnh là bị nổi mẩn đỏ trên mặt không ngứa hoặc có thể xuất hiện những mảng bám trên diện rộng, vẩy da màu trắng, hơi vàng, dễ bong tróc, da ửng đỏ, da nhờn, nhiều dầu, rụng tóc.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là do phản ứng phụ của một số loại thuốc gây nên. Khi lạm dụng thuốc uống hoặc bôi trực tiếp, đặc biệt là hydrocortisone (steroid) sẽ làm phản tác dụng, làm xuất hiện những nốt, mảng đỏ da. Để chấm dứt hiện tượng này, bạn nên ngừng sử dụng thuốc ngay và có chế độ chăm sóc da khoa học để cải thiện.
8. Cháy nắng
Cháy nắng là nguyên nhân da mặt bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa phổ biến nhất. Ngoài ra, khi bị cháy nắng lâu hoặc nặng, da còn bị sưng phồng, đau rát và bong tróc vảy. Để điều trị cháy nắng, bạn nên bảo vệ da bằng kem chống nắng, mũ nón, khẩu trang, quần áo chống nắng. Giảm triệu chứng bằng một số giải pháp tự nhiên như đá lạnh, nha đam, chanh,…
9. Rosacea
Rosacea hay chứng đỏ mặt là bệnh lý phổ biến gây nên hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt không ngứa. Thông thường, bệnh Rosacea tạo nên những vết màu đỏ, có thể là mụn mủ hoặc mụn đỏ rồi dần dần nhiều hơn, da bị ửng đỏ, da đóng mảng, thấy rõ các mạch máu nên thường bị nhầm lẫn mụn trứng cá, dị ứng.
Nguyên nhân gây bệnh thường là yếu tố môi trường, một số loại thực phẩm, ánh nắng mặt trời, dùng thuốc corticosteroid hoặc thuốc huyết áp,… Nếu như không được điều trị sớm, đúng cách, chứng đỏ mặt sẽ có xu hướng nặng hơn theo thời gian.
Ngoài ra, kích ứng da bởi những tác nhân như mỹ phẩm, sữa rửa mặt, bụi, hóa chất độc hại, phấn hoa, thức ăn,…có thể gây nên bệnh lý viêm da tiếp xúc với sự xuất hiện của những nốt mẩn đỏ, có hoặc không gây ngứa.
Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là hiện tượng của nhiều bệnh lý, nên tốt nhất bạn hãy thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để tìm đúng bệnh, đúng cách điều trị.
Tìm hiểu thêm:
Tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa khiến là vấn đề về da khiến nhiều người lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, do đó bạn nên theo dõi để thăm khám và điều trị kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa
Nguyên nhân da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa
Thông thường người ta thường bị mẩn đỏ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy dữ dội, tuy nhiên có một số bệnh lý có sự xuất hiện của mẩn đỏ nhưng không gây ngứa.
1. Bị giãn mao mạch
Ở những làn da yếu, mỏng, dễ bị tổn thương như vùng má, dưới má, mũi, hai bên thái dương, mặt sau ngoài đùi, chân,…thường gặp phải hiện tượng mạch máu bị phình giãn. Khi các mạch máu nhỏ (mao mạch) và tĩnh mạch ngoại biên bị giãn nở, các mạch máu giãn sẽ xuất hiện li ti dưới da như hình mạng nhện. Vùng da bị giãn mao mạch sẽ sẫm màu hơn, bên ngoài da là mụn hoặc mẩn đỏ nhưng không ngứa.
2. Nhiễm virus siêu vi
Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là một trong những biểu hiện của bệnh lý nhiễm virus siêu vi. Bệnh này do siêu vi trùng gây ra và có sự lây lan, tiến triển nhanh chóng chỉ trong 3 – 7 ngày. Bệnh nhân nhiễm virus siêu vi còn bị sốt lên đến 39 – 49 độ C.
3. Viêm mao mạch dị ứng
Không rõ nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng, chỉ biết triệu chứng là nổi mẩn đỏ trên mặt nhưng không ngứa. Ngoài ra những nốt mẩn đỏ này còn xuất hiện trên những vùng da toàn cơ thể, tuy không gây ngứa ngáy khó chịu nhưng lại phù trên da khi bệnh tiến triển.
Viêm mao mạch dị ứng gây bệnh trên mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em, người trẻ tuổi. Bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn lan tỏa ở hệ thống vi mạch tại các cơ quan như ruột, khớp.
4. Vẩy nến hồng
Vẩy nến hồng là bệnh có thể bắt nguồn từ nhiễm khuẩn, virus, nấm mốc, côn trùng, lao hoặc tự nhiễm độc. Tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn về căn nguyên gây bệnh. Vẩy nến hồng thường làm xuất hiện những mảng hồng, phát ban rộng trên mặt, lưng hoặc tứ chi. Bệnh lý này không truyền nhiễm, có thể tự khỏi sau 4 – 8 tuần nhưng các bác sĩ khuyến cáo bạn vẫn nên thăm khám để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Vẩy nến hồng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa
5. Xuất huyết giảm tiểu cầu
Khi có kháng thể kháng tiểu cầu, các tiểu cầu ngoại vi bị phá hủy gây nên bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Biểu hiện chung của bệnh lý là những chấm, ban, mảng hoặc nốt xuất hiện ở da. Đối tượng dễ bị xuất huyết giảm tiểu cầu là trẻ em do xuất huyết đường tiêu hóa, màng não hoặc xuất huyết củng mạc mắt, niêm mạch mũi,…
6. Viêm da tiết bã
Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên viêm da tiết bã, nó có thể là do hệ miễn dịch yếu, viêm nhiễm do vẩy nến gây nên, vấn đề ở hệ thần kinh, thiếu chất dinh dưỡng, nấm malassezia trong lớp dầu tiết ra trên da, nội tiết tố truyền từ mẹ làm hình thành bệnh ở trẻ em,… Biểu hiện của bệnh là bị nổi mẩn đỏ trên mặt không ngứa hoặc có thể xuất hiện những mảng bám trên diện rộng, vẩy da màu trắng, hơi vàng, dễ bong tróc, da ửng đỏ, da nhờn, nhiều dầu, rụng tóc.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là do phản ứng phụ của một số loại thuốc gây nên. Khi lạm dụng thuốc uống hoặc bôi trực tiếp, đặc biệt là hydrocortisone (steroid) sẽ làm phản tác dụng, làm xuất hiện những nốt, mảng đỏ da. Để chấm dứt hiện tượng này, bạn nên ngừng sử dụng thuốc ngay và có chế độ chăm sóc da khoa học để cải thiện.
8. Cháy nắng
Cháy nắng là nguyên nhân da mặt bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa phổ biến nhất. Ngoài ra, khi bị cháy nắng lâu hoặc nặng, da còn bị sưng phồng, đau rát và bong tróc vảy. Để điều trị cháy nắng, bạn nên bảo vệ da bằng kem chống nắng, mũ nón, khẩu trang, quần áo chống nắng. Giảm triệu chứng bằng một số giải pháp tự nhiên như đá lạnh, nha đam, chanh,…
9. Rosacea
Rosacea hay chứng đỏ mặt là bệnh lý phổ biến gây nên hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt không ngứa. Thông thường, bệnh Rosacea tạo nên những vết màu đỏ, có thể là mụn mủ hoặc mụn đỏ rồi dần dần nhiều hơn, da bị ửng đỏ, da đóng mảng, thấy rõ các mạch máu nên thường bị nhầm lẫn mụn trứng cá, dị ứng.
Nguyên nhân gây bệnh thường là yếu tố môi trường, một số loại thực phẩm, ánh nắng mặt trời, dùng thuốc corticosteroid hoặc thuốc huyết áp,… Nếu như không được điều trị sớm, đúng cách, chứng đỏ mặt sẽ có xu hướng nặng hơn theo thời gian.
Ngoài ra, kích ứng da bởi những tác nhân như mỹ phẩm, sữa rửa mặt, bụi, hóa chất độc hại, phấn hoa, thức ăn,…có thể gây nên bệnh lý viêm da tiếp xúc với sự xuất hiện của những nốt mẩn đỏ, có hoặc không gây ngứa.
Da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là hiện tượng của nhiều bệnh lý, nên tốt nhất bạn hãy thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để tìm đúng bệnh, đúng cách điều trị.
Tìm hiểu thêm:
- Da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ do đâu? Điều trị thế nào?
- Nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt: Nguyên nhân và cách xử lý
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,569
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,117
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,532