Da liễu: Mề đay cholinergic có phải căn bệnh nguy hiểm?


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Bệnh mề đay không còn xa lạ nhưng khái niệm mề đay Cholinergic – một trong những dạng khá phổ biến của mề đay, thì không phải ai cũng nghe qua.

Bệnh mề đay Cholinergic (còn được gọi là mày đay do cholin) là dạng phát ban xảy ra khi cơ thể ẩm, đổ nhiều mồ hôi. Bệnh thường gặp ở đối tượng nam giới nhiều hơn là nữ giới, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.

I. Mề đay cholinergic có phải căn bệnh nguy hiểm? 1. Bệnh mề đay Cholinergic là bệnh gì?

Bệnh mề đay Cholinergic (còn được gọi là mày đay do cholin) là một thể của mày đay vật lý. Tác nhân gây bệnh mề đay Cholinergic do yếu tố vật lý như mồ hôi và nhiệt độ cơ thể. Biểu hiện lâm sàng là cơ thể xuất hiện những vết bầm lớn nhỏ không giống nhau, thường biến mất nhanh chỉ sau 1 giờ.

So với những dạng mề đay khác thì mề đay Cholinergic ít gặp hơn. Tuy nhiên, mọi đối tượng đều có thể mắc phải, tỉ lệ người nam mắc bị mề đay Cholinergic cao hơn so với người nữ.

Cơ chế bệnh sinh: Phản ứng quá mẫn của cơ thể với chất kích thích từ acetylcholin (chất trung gian có tác dụng dẫn truyền thần kinh) sẽ khiến cho tế bào mast tăng cường giải phóng Histamin. Nồng độ Histamin có thể đạt 25ng/ml chỉ sau 5 phút vận động, hình thành nên phản ứng dị ứng trên da như nóng toàn thân, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, ho khò khè…

Phân loại: Dựa vào đặc điểm, bệnh mề đay Cholinergic được phân thành 4 loại chính:

  • Mề đay Cholin do bít tắc lỗ chân lông
  • Mề đay Cholin do dị ứng với mồ hôi
  • Mề đay Cholin do giảm tiết mồ hôi giảm bài tiết của mồ hôi
  • Mề đay Cholin do tự phát.
2. Nguyên nhân gây mề đay Cholinergic

Một số tác nhân được xác định gây nên bệnh mề đay Cholinergic là:

  • Nhiệt độ: Cơ thể người có hai hình thức thoát nhiệt là bốc mồ hôi, bài tiết và truyền nhiệt trực tiếp từ da ra môi trường. Sự thay đổi nhiệt độ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình thoát nhiệt, gây nên bệnh mề đay Cholinergic. Bệnh mề đay Cholinergic xuất hiện tại khu vực thừa nhiệt, ít thông thoáng như tại vị trí tả sơ sinh, vị trí quần áo bó sát…
  • Mồ hôi: Thông thường, nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ khiến cho cơ thể đổ mồ hôi. Tuy vậy, hiện tượng mề đay Cholinergic xảy ra có thể do mồ hôi từ yếu tố nhiệt hoặc mồ hôi không do yếu tố nhiệt (căng thẳng) gây nên. Mề đay Cholinergic cũng có thể xuất hiện sau khi lao động nặng, tắm nước nóng, xông hơi…


Đổ mồ hôi nhiều là một trong những tác nhân gây bùng phát bệnh mề đay Cholinergic.



Ngoài tác nhân gây bệnh chính trên, những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, gồm:

  • Nhiễm ký sinh trùng: Một trong những nguyên nhân gây bệnh mề đay Cholinergic là do nhiễm một số kí sinh trùng. Những sinh vật này thâm nhập vào cơ thể, di chuyển đến phổi, gan, máu và những vị trí khác. Khi phát hiện dị nguyên, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại kháng nguyên, phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên sẽ làm sản sinh ra những chất gây dị ứng da, có thể hình thành bệnh mề đay Cholinergic.
  • Do dùng thuốc: Với một số người có cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc có thể kích thích cơ thể bùng phát mề đay Cholinergic.
  • Do căng thẳng: Tâm trạng bực bội, thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, rối loạn cảm xúc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay Cholinergic.
3. Đối tượng nào dễ bị mề đay Cholinergic?

Theo một số thống kê và nghiên cứu, bệnh mề đay Cholinergic thường bắt gặp ở những đối tượng:

  • Người bị bệnh mề đay.
  • Người mắc bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng dễ bị mề đay Cholin hơn người bình thường.
  • Người có người thân trong gia đình có tiền sử bệnh mề đay Cholin.
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là Aspirin.
  • Người bị suy giảm chức năng của hệ thần kinh tuyến mồ hôi.
  • Người thường xuyên ăn đồ cay nóng, tắm hơi, hoặc sinh sống ở khu vực có nhiệt độ cao.
4. Dấu hiệu nhận biết mề đay Cholinergic

Các triệu chứng bệnh mề đay Cholinergic có hầu hết những đặc điểm của bệnh mề đay và đặc điểm riêng có tính chất khu biệt.

  • Phát ban khi đổ mồ hôi: Sau khi đổ mồ hôi được vài phút, trên da người bệnh xuất hiện vết ban đỏ với kích thước nhỏ (1 – 4mm) với những quầng sáng, xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở mình, chân và tay (trừ lòng bàn chân, tay).
  • Ngứa da: Kèm theo những vết ban đó, bệnh nhân có cảm giác ngứa như muỗi chích tại một điểm nào đó, sau đó cơn ngứa sẽ lan trên diện tích rộng hơn.
  • Nhiễm trùng da (hiếm gặp): Mề đay Cholin nếu không thăm khám và điều trị sớm có thể gây lở loét (do gãi) dẫn đến nhiễm trùng da, sốc phản vệ.
  • Một số biểu hiện khác: Mề đay Cholin có thể khiến người bệnh xuất hiện một số biểu hiện ngoài da như sốt, đau bụng, ỉa chảy, toát mồ hôi lạnh.
5. Bệnh mề đay Cholinergic có phải là căn bệnh nguy hiểm hay không?

Mặc dù gây ra những triệu chứng khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên tái đi phát lại, khó trị dứt điểm, tuy nhiên, bệnh mề đay cholin có thể biến mất chỉ 30 phút – 1 tiếng và không để lại biến chứng gì.



Bệnh mề đay cholin có thể biến mất chỉ 30 phút – 1 tiếng và không để lại biến chứng gì.



Bệnh mề đay cholinergic sẽ trở nên nguy hiểm nếu như bệnh nhân gãi nhiều gây lở loét trên da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khó khăn trong việc điều trị.

6. Cách điều trị bệnh mề đay Cholinergic hiện nay

Mề đay cholinergic do mồ hôi gây cơ thể gây nên. Vì thế, việc tránh xa dị nguyên gây bệnh là điều gần như không thể. Nguyên tắc chữa trị bệnh mề đay trên sẽ tập trung vào việc khắc phục triệu chứng lâm sàng, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Chườm lạnh, giải mẫn cảm bằng mồ hôi để giảm cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Sử dụng thuốc tiêm trong da: 0,002% hoặc 0,05 mL methacholin 0,02%; 0,05 mL carbamylcholin.
  • Sử dụng thuốc kháng Histamin: Thuốc giúp ngăn chặn, hạn chế sự tiết histamin trong cơ thể, từ đó giảm biểu hiện của dị ứng như ngứa ngáy, phát ban. Hiện nay có hai thế hệ thuốc kháng histamin 1 là thuốc kháng H1 thế hệ 1 và thuốc kháng H1 thế hệ 2. Trong đó, thuốc kháng H1 thế hệ 2 khắc phục được những hạn chế của thế hệ trước nên được dùng phổ biến. Các thuốc kháng Histamin được dùng trị mề đay Cholin hiện nay là: loratadin, cetirizin, desloratadin (đồng thời kháng muscarin).
  • Sử dụng thuốc Danazol: Thuốc có tác dụng tăng nồng độ antichymotrypsin, từ đó giảm các triệu chứng của bệnh mề đay cholin.
  • Các thuốc ức chế như miễn dịch, ức chế leukotrien, kháng IgE (Omalizumab), chẹn beta (propranolol).
  • Dùng Acid nicotinic pha loãng với tỉ lệ 1:500 000 hoặc 1:10000.
7. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh mề đay Cholinergic

Phòng bệnh mề đay cholinergic là cách hiệu quả giúp bạn không bị triệu chứng khó chịu của bệnh làm phiền. Người mắc bệnh mề đay cholinergic có thể áp dụng biện pháp phòng bệnh sau:

  • Giữ tâm lý ổn định.
  • Hạn chế vận động nhiều để hạn chế sự tiết mồ hôi.
  • Mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi: Hạn chế mặc đồ ôm, bó sát vì sẽ làm chênh lệch nhiệt, tăng nguy cơ phát ban, ngứa do mề đay khởi phát.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hạn chế bệnh bùng phát. Theo đó, người bệnh mề đay cholinergic không nên ăn nhiều đồ cay, nóng, đồ uống chứa cồn cao. Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước.
Mặc dù những triệu chứng bệnh mề đay cholinergic khá phiền toái nhưng bệnh không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi hoặc dùng thuốc chữa trị và hầu như không để lại biến chứng. Ngoài ra, chủ động áp dụng biện pháp phòng bệnh cũng là cách giúp cơ thể thoát khỏi triệu chứng khó chịu và ngăn bệnh tái phát.


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl