Da liễu –
Bệnh vẩy nến là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng bệnh tự miễn gây nổi sần và đóng vẩy trên da. Cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh và các cách chữa trị giúp bệnh nhân giảm sự ảnh hưởng của bệnh.
Là một dạng bệnh tự miễn, bệnh vẩy nến khiến bất cứ bệnh nhân nào cũng phải khiếp sợ và ám ảnh. Căn bệnh này không chỉ khiến làn da trở nên xù xì mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc sinh học trị vẩy nến hay áp dụng liệu pháp quang trị liệu là những phương pháp chữa vẩy nến mới nhất đang được triển khai tại các bệnh viện đem đến nhiều tia hy vọng cho bệnh nhân.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh vẩy nến là gì?
Theo Wikipedia, bệnh vẩy nến ( còn gọi là vẩy nến) là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng bệnh tự miễn gây nổi sần và đóng vẩy trên da. Đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho nhiều người khiếp sợ vì nó gây hủy hoại làn da, khiến da trở nên mất thẩm mỹ. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hình ảnh bệnh vẩy nến
Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc vẩy nến tới điều trị tại các phòng khám da liễu chiếm khoảng 3-5%. Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới trưởng thành và có khuynh hướng phát bệnh thành từng đợt, hay tái phát. Cho đến nay thì việc tìm ra thuốc đặc trị bệnh vẩy nến vẫn còn là một thách thức đối với nền y học.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được khẳng định một cách chắc chắn. Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được một số yếu tố thuận lợi có thể khiến bệnh khởi phát như:
Dùng thuốc tây là một trong những nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Các loại bệnh vẩy nến và dấu hiệu nhận biết
Căn cứ vào đặc điểm nhận dạng và mức độ tổn thương, bệnh vẩy nến được chia làm nhiều dạng khác nhau. Người bệnh cần chú ý phân biệt, xác định chính xác dạng bệnh mình mắc phải đế lựa chọn cách chữa bệnh vẩy nến cho phù hợp.
Bệnh vẩy nến ở móng là một trong các dạng vẩy nến thường gặp
Bệnh vẩy nến có lây không?
Đây có lẽ là vấn để không chỉ bệnh nhân mà ngay cả những người đang sống xung quanh họ đặc biệt quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia y tế đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, bệnh vẩy nến không có khả năng lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm giống như nhiều người lo ngại.
Như đã nói ở trên, bản chất của bệnh vẩy nến là do hoạt động của hệ miễn dịch trong chính cơ thể người bệnh bị rối loạn. Thay vì đi tiêu diệt vi khuẩn, nó lại tấn công vào chính lớp biểu bì, thượng bì của da. Điều này khiến cho da bị tổn thương, khô, và sản sinh nhiều tế bào chết nằm đóng thành vẩy bong tróc trên da như trong bệnh vẩy nến.
Tuy nhiên, mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng bệnh vẩy nến lại có tính chất di truyền từ những người cùng trực hệ. Do đó nếu trong gia đình có người đang mắc căn bệnh này thì bạn nên có phương án dự phòng thích hợp ngay từ bây giờ. Khi có bất cứ biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh nên đi khám ngay để được điều trị sớm.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh vẩy nến?
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể phần nào thấy được bệnh vẩy nến chủ yếu tấn công vào các nhóm đối tượng sau:
Tác hại đầu tiên mà bệnh vẩy nến gây ra cho bệnh nhân đó chính là về mặt tâm lý. Nó khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm với làn da xấu xí của mình, từ đó dần trở nên xa lánh mọi người, sống khép mình với ngay cả chính những người thân trong gia đình.
Bệnh càng để lâu thì bệnh nhân càng có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân bị vẩy nến
3 Cách chữa bệnh vẩy nến hiệu quả nhất hiện nay
Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, bệnh nhân có cơ hội được sử dụng các thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất hay các phương pháp điều trị tiên tiến giúp kéo dài được thời gian ổn định của bệnh.
1. Cách chữa vẩy nến bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian từ lá lốt, muối ăn, lá muống trâu hay sâm đại hành…cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh vẩy nến, giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra.
# Chữa bệnh vẩy nến bằng lá lốt
– Công dụng:
Thành phần tinh dầu được chiết xuất từ lá lốt chứ nhiều ancaloit. Chất này có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa mưng mủ ở tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra.
– Cách sử dụng:
# Cách trị bệnh vẩy nến bằng muối hột
– Công dụng:
Với đặc tính sát khuẩn cực tốt, muối được sử dụng để rửa vết thương, ngăn ngừa viêm họng hay có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh vẩy nến từ dân gian. Khi sử dụng bạn nên lựa chọn muối biển bởi nó vẫn còn giữ nguyên được một số loại khoáng tố quý giá cho da như kẽm, canxi…
Cách chữa vẩy nến hiệu quả bằng muối hột
– Cách sử dụng:
Cách chữa bệnh vẩy nến hiệu quả nhất từ muối hột đó chính là pha muối vào nước tắm. Theo đó thì khi tắm, bạn lấy 2 thìa muối pha vào trong chậu hay bồn nước để tắm. Mỗi tuần tắm bằng nước muối 2-3 lần sẽ giúp làm sạch da, giảm ngứa ngáy và chống viêm nhiễm khá tốt.
# Mẹo chữa vẩy nến bằng lá trầu không
– Công dụng:
Đem phân tích các thành phần co trong lá trầu, các nhà nghiên cứu nhận thấy nguyên liệu này chứa một lượng lớn các chất alcaloid, kẽm hay canxi. Đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo, phục hồi da, thúc đẩy các tổn thương trong bệnh vẩy nến nhanh lành hơn.
– Cách sử dụng:
– Công dụng:
Cây muồng trâu còn được dân gian gọi là cây lác hay muồng lác. Theo y học cổ truyền, loại cây này có tác dụng giải độc, trừ viêm, thanh lọc cơ thể. Do vậy nhân dân ta thường sử dụng cây muồng trâu như một vị thuốc giúp làm giảm các triệu chứng bong tróc, viêm nhiễm khi bị vẩy nến.
Cách trị vẩy nến bằng cây muồng trâu
– Cách sử dụng:
Chuẩn bị 1 nắm lá muồng trâu, chỉ lấy phần lá non và đọt. Đem muồng trâu rửa cho thật sạch, xay nhuyễn và lấy nước cốt pha loãng với kem lác theo tỉ lệ 2:1. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp thuốc lên chỗ da bị tổn thương, đợi sau 2 tiếng thì mới rửa lại. Kiên trì thực hiện mỗi tuẩ-4 lần các triệu chứng bệnh vẩy nến sẽ bị đẩy lùi.
# Chữa bệnh vẩy nến bằng cây sâm đại hành
– Công dụng:
Sâm đại hành chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nên nhiều người còn khá xa lạ với vị thuốc dân gian này. Theo nghiên cứu từ y học hiện đại, trong củ sâm đại hành có chứa 3 hợp chất quý là eleutherola, Eleutherin, và izoeleutherin. Đây là những hoạt chất kháng sinh có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhân vẩy nến.
– Cách sử dụng:
Ngoài những cách trên, bạn có thể chữa vẩy nến bằng dầu dừa hoặc bằng cây lược vàng…Trong quá trình áp dụng các mẹo chữa bệnh vẩy nến tại nhà, nếu thấy bệnh tình vẫn tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng xấu thì người bệnh nên tới bệnh viện cầu cứu bác sĩ.
2. Điều trị bệnh vẩy nến theo tây y (cập nhật loại thuốc mới nhất)
Y học hiện đại có nhiều phương pháp chữa trị bệnh vẩy nến khác nhau như dùng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống hay áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu… Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
# Thuốc chữa bệnh vẩy nến thường dùng
– Thuốc điều trị tại chỗ:
Trường hợp bị vẩy nến ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, người bệnh sẽ được chỉ định các loại kem bôi hay thuốc dạng gel. Chúng được thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh và chỉ có tác dụng tại chỗ nên hạn chế được tối đa các tác dụng phụ cho sức khỏe.
Các thuốc chữa bệnh vẩy nến tại chỗ bao gồm:
Corticoid là loại thuốc chữa bệnh vẩy nến thường được bác sĩ kê đơn
Do vậy bệnh nhân bị vẩy nến còn được chỉ định các loại kem bôi chứa vitamin D3 tổng hợp như Dovonex, Vectical. Thuốc có thể gây kích ứng da khi sử dụng, vì vậy người bệnh cần dùng đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo.
Loại thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc đang có ý định mang thai vì nó làm tăng nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
– Thuốc điều trị toàn thân:
Dùng cho các trường hợp bị vẩy nến nặng, phạm vi tổn thương da trên diện rộng. Các thuốc chữa vẩy nến hiệu quả có tác dụng toàn thân bao gồm:
Thuốc trị vẩy nến Famciclovir
Mặc dù tốt nhưng bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị vẩy nến có thể gặp các tác dụng phụ như tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương… Bệnh nhân chỉ được dùng các thuốc này khi có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
# Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất hiện nay
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng quá trình gây viêm trong bệnh vẩy nến có liên quan mật thiết đến sự hiện diện của hai loại protein là IL-17 và IL-23. Như vậy muốn kiểm soát được bệnh vẩy nến thì phải ức chế được hoạt động của các protein này. Không lâu sau đó, họ cũng giới thiệu đến thị trường các loại thuốc chữa vẩy nến với nhất là thuốc chẹn IL-17( Ixekizumab, Secukinumab) và thuốc chẹn IL-23 ( Guselkumab và Risankizumab).
Trong đó, các thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn IL-17 đã được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân bị vẩy nến tại Mỹ. Kết quả nhận được tương đối khả quan, có đến hơn 8% các biểu hiện của bệnh vẩy nến đã có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian sử dụng thuốc. Riêng thuốc chẹn IL- 23 dù vẫn đang chờ kết quả thử nghiệm nhưng cũng hứa hẹn những bước đột phá mới trong điều trị bệnh vẩy nến.
Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc sinh học ( Ustekinumab, Golimumab, Infliximab…)cũng là một phương pháp chữa trị bệnh vẩy nến khá mới mẻ chưa được nhiều bệnh nhân biết tới. Bản chất của các loại thuốc này là được làm từ protein, nó giúp ức chế phản ứng miễn dịch và ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào da bệnh. Tuy nhiên do có giá thành khá đắt đỏ nên không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để tiếp cận được với loại thuốc này.
# Quang trị liệu điều trị vẩy nến
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu tia cực tím UVA, UVB trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Tuy đây không phải là cách chữa vẩy nến triệt để nhưng cũng có hiệu quả rất tốt đối với các trường hợp bị vẩy nến thể mảng, thể giọt. Một số trường hợp bệnh nhân sau khi được điều trị bằng quang trị liệu bệnh ổn định được tới vài năm sau mới tái phát trở lại.
Mặc dù có tác dụng tốt song liệu pháp quang trị liệu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tia cực tím có thể làm tăng sắc tố da, đẩy nhanh tốc độ lão hóa, gây tổn thương mắt hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc chữa vẩy nến nào khác khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
3. Bài thuốc chữa khỏi bệnh vẩy nến sau 3 tháng
Có thể thấy các phương pháp điều trị vẩy nến ở trên đều có những nhược điểm nhất định. Trong khi thuốc dân gian không thể giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, thì thuốc tây hay các liệu pháp hiện đại đều mang đến những tác dụng phụ không lường trước được. Đây chính là lý do tại sao mà ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc Đông y gia truyền với mong muốn được điều trị khỏi bệnh.
Nhắc đến các bài thuốc Đông y chữa bệnh vẩy nến tốt nhất hiện nay phải kể đến bài thuốc “Thanh Bì Dưỡng Can Thang” của Trung tâm Nghiên cứu Và ứng Dụng thuốc Dân tộc. Sử dụng các loại thảo dược quý hiếm hoàn toàn từ thiên nhiên, bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang được đánh giá là khá an toàn, có thể sử dụng được lâu dài mà không gây bất kì tác dụng phụ nào như khi áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Thuốc được điều chế dưới 3 dạng là thuốc ngâm rửa tổn thương, thuốc bôi ngoài, thuốc sắc uống. Dưới tác động toàn diện từ bên trong lẫn bên ngoài, bài thuốc này này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến nhanh chóng và mang đến niềm hạnh phúc trọn vẹn cho biết bao bệnh nhân bị vẩy nến trên khắp cả nước.
Thông tin chi tiết về bài thuốc trị vẩy nến Thanh Bì Dưỡng Can Thang:
Bài thuốc đặc trị bệnh vẩy nến “Thanh Bì Dưỡng Can Thang”
– Thuốc ngâm rửa tổn thương:
Được điều chế từ các loại thảo dược như mò trắng, trầu không , ô liên rô, ích nhĩ tử,… Các dược chất trong thuốc có khả năng thấm nhanh vào da và tác động làm sạch vùng da có vẩy nến, dưỡng ẩm, xoa dịu cơn ngứa và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ngâm rửa còn giúp tạo điều kiện thuận lợi để các dược chất trong thuốc bôi được da hấp thụ một cách tốt nhất.
– Thuốc thoa ngoài da:
Việc sử dụng thuốc bôi nhằm mục đích đẩy mạnh tốc độ tái tạo da, chống ngứa ngáy nứt nẻ và bổ sung dưỡng chất cho da mềm mại hơn. Những tác dụng trên có được là nhờ sự kết hợp của các thành phần như mật ong, tang bạch bì, thiên mã hồ, bí đao….
– Thuốc uống dạng sắc:
Thành phần của thuốc bao gồm kim ngân hoa, bồ công anh, tang bạch bì, cùng một số loại thảo dược quý hiếm khác. Sự kết hợp này đã giúp mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bệnh nhân bị vẩy nến. Cụ thể thuốc giúp bồi bổ can thận, cải thiện chức năng tiêu hóa, an thần, kháng viêm, tăng cường chức năng thải độc của gan. Một khi thể trạng và sức đề kháng của cơ thể được nâng cao, các chất độc hại được đào thải hết thì bệnh vẩy nến cũng sẽ dần bị đẩy lùi và không còn cơ hội tái phát.
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian hồi phục sẽ lâu hay chậm. Nếu đáp ứng tốt với thuốc thì bệnh nhân sẽ có cơ hội bình phục rất nhanh. Thông thường bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc sau 1 tháng là các cơn ngứa xuất hiện với tần suất thưa dần, da không còn đỏ như trước, các vết nứt trên da cũng dần khép miệng và diện tích bệnh cũng thu hẹp lại chứ không còn tiếp tục lan rộng. Sau 2-3 tháng là các triệu chứng của vẩy nến biến mất hoàn toàn mà không gặp bất kì tác dụng phụ nào. Kết hợp dùng bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang đủ liệu trình theo hướng dẫn của thầy thuốc và có một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý bệnh có thể ổn định trong 5-10 năm, dù có tái phát lại cũng không nặng như trước.
Với hiệu quả vượt trội như vậy, bài thuốc chữa vẩy nến của dòng họ Nguyễn không chỉ được bệnh nhân trong nước biết đến mà còn được rất kiều bào ở nước ngoài tin tưởng sử dụng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân vẩy nến
Việc kiên trì chữa trị, phối hợp tốt với bác sĩ là nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần chú ý có chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý và điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Có như vậy mới rút ngắn được thời gian điều trị và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
1. Chế độ ăn uống khi bị vẩy nến
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị vẩy nến bệnh nhân nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho da như:
Thực phẩm ngừa bị vẩy nến nên ăn
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, trong sinh hoạt hàng ngày người bị vẩy nến cần tránh những điều sau:
Bệnh vẩy nến là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng bệnh tự miễn gây nổi sần và đóng vẩy trên da. Cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh và các cách chữa trị giúp bệnh nhân giảm sự ảnh hưởng của bệnh.
Là một dạng bệnh tự miễn, bệnh vẩy nến khiến bất cứ bệnh nhân nào cũng phải khiếp sợ và ám ảnh. Căn bệnh này không chỉ khiến làn da trở nên xù xì mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc sinh học trị vẩy nến hay áp dụng liệu pháp quang trị liệu là những phương pháp chữa vẩy nến mới nhất đang được triển khai tại các bệnh viện đem đến nhiều tia hy vọng cho bệnh nhân.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh vẩy nến là gì?
- Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
- Các loại bệnh vẩy nến và dấu hiệu nhận biết
- Bệnh vẩy nến có lây không?
- Đối tượng nào dễ mắc bệnh vẩy nến?
- Tác hại của bệnh vẩy nến
- Cách chữa vẩy nến bằng bài thuốc dân gian
- Điều trị bệnh vẩy nến theo tây y (cập nhật loại thuốc mới nhất)
- Bài thuốc chữa khỏi bệnh vẩy nến sau 3 tháng
- Chế độ ăn uống khi bị vẩy nến
- Bị bệnh vẩy nến cần tránh
Theo Wikipedia, bệnh vẩy nến ( còn gọi là vẩy nến) là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng bệnh tự miễn gây nổi sần và đóng vẩy trên da. Đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho nhiều người khiếp sợ vì nó gây hủy hoại làn da, khiến da trở nên mất thẩm mỹ. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hình ảnh bệnh vẩy nến
Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc vẩy nến tới điều trị tại các phòng khám da liễu chiếm khoảng 3-5%. Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới trưởng thành và có khuynh hướng phát bệnh thành từng đợt, hay tái phát. Cho đến nay thì việc tìm ra thuốc đặc trị bệnh vẩy nến vẫn còn là một thách thức đối với nền y học.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được khẳng định một cách chắc chắn. Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được một số yếu tố thuận lợi có thể khiến bệnh khởi phát như:
- Hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn:
- Di truyền từ người thân:
- Căng thẳng thần kinh:
- Ý thức vệ sinh kém:
- Sử dụng thuốc tây bừa bãi:
Dùng thuốc tây là một trong những nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
- Môi trường sống không đảm bảo:
- Để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời:
- Hiện tượng Kobner ở thượng bì:
- Lạm dụng bia, rượu hoặc hút thuốc lá:
Các loại bệnh vẩy nến và dấu hiệu nhận biết
Căn cứ vào đặc điểm nhận dạng và mức độ tổn thương, bệnh vẩy nến được chia làm nhiều dạng khác nhau. Người bệnh cần chú ý phân biệt, xác định chính xác dạng bệnh mình mắc phải đế lựa chọn cách chữa bệnh vẩy nến cho phù hợp.
- Bệnh vẩy nến mảng bám: Đây là dạng phổ biến nhất, gặp trên hơn 80% bệnh nhân. Căn bệnh này gây ra các tổn thương đỏ trên da, da khô, bong tróc và đóng nhiều vẩy bạc. Vị trí bị bệnh vẩy nến thể mảng có thể là bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở đầu gối, khuỷu tay hay da đầu.
- Bệnh vẩy nến thể mủ: Thể mủ được xem là dạng khá nặng của vẩy nến. Trên vùng da đỏ xuất hiện nhiều mụn mủ. Chúng có thể bị vỡ ra, chảy mủ và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Bệnh vẩy nến dạng đốm: Bệnh khởi phát đột ngột sau một đợt nhiễm khuẩn cấp ở da hay ở đường hô hấp… Tổn thương trên da đóng thành các lớp vẩy nhỏ, màu đỏ và chúng có thể lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác.
- Bệnh vẩy nến dạng tròn: Thể bệnh này ít khi gặp. Nó gây ra các mảng tổn thương hình tròn trên da có kích thước to nhỏ khác nhau.
- Bệnh vẩy nến ở các chi: Là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bệnh xảy ra ở bàn tay, bàn chân. Tổn thương xuất hiện thành những mảng da khô, chúng ngày càng dày lên và có đóng vẩy bạc bên trên.
- Bệnh viêm khớp vẩy nến: Bệnh thường xảy ra ở các khớp đầu gối, khớp ngón tay ngón chân đi kèm với các biểu hiện của viêm khớp như sưng khớp, đau nhức, nóng đỏ, trong người mệt mỏi. Lớp da bao bọc tại khớp cũng có biểu hiện khô và đóng vẩy trắng.
- Bệnh vẩy nến ở móng: Bề mặt móng tay, móng chân bị bệnh có màu vàng nâu hoặc trắng và xuất hiện nhiều lỗ nhỏ li ti giống như bị rỗ. Trường hợp nặng móng có thể bị bong tróc ra ngoài.
Bệnh vẩy nến ở móng là một trong các dạng vẩy nến thường gặp
- Vẩy nến da tiết bã: Còn được gọi là vẩy nến thể nghịch đảo. Dạng bệnh này có xu hướng chỉ phát triển ở vùng da có nếp nhăn như nách, háng, bờ dưới ngực phụ nữ. Bề mặt tổn thương ẩm ướt, đóng vẩy nhưng không gây bong tróc.
- Bệnh vẩy nến thể da đỏ toàn thân: Bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da trên cơ thể. Nó gây viêm, nổi phát ban đỏ trên da, và đau rát khủng khiếp. Nguyên nhân gây bệnh thường la do da phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc do dùng hóa trị liệu điều trị ung thư.
- Bệnh vẩy nến thể giọt: Đối tượng bị bệnh chủ yếu là trẻ em sau khi bị nhiễm khuẩn. Các tổn thương trên da có hình dáng tương tự như những giọt nước nhỏ, bề mặt được bao phủ bằng một lớp vẩy mỏng có thể bị bong tróc ra ngoài.
Bệnh vẩy nến có lây không?
Đây có lẽ là vấn để không chỉ bệnh nhân mà ngay cả những người đang sống xung quanh họ đặc biệt quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia y tế đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, bệnh vẩy nến không có khả năng lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường. Điều này có nghĩa là đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm giống như nhiều người lo ngại.
Như đã nói ở trên, bản chất của bệnh vẩy nến là do hoạt động của hệ miễn dịch trong chính cơ thể người bệnh bị rối loạn. Thay vì đi tiêu diệt vi khuẩn, nó lại tấn công vào chính lớp biểu bì, thượng bì của da. Điều này khiến cho da bị tổn thương, khô, và sản sinh nhiều tế bào chết nằm đóng thành vẩy bong tróc trên da như trong bệnh vẩy nến.
Tuy nhiên, mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng bệnh vẩy nến lại có tính chất di truyền từ những người cùng trực hệ. Do đó nếu trong gia đình có người đang mắc căn bệnh này thì bạn nên có phương án dự phòng thích hợp ngay từ bây giờ. Khi có bất cứ biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh nên đi khám ngay để được điều trị sớm.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh vẩy nến?
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể phần nào thấy được bệnh vẩy nến chủ yếu tấn công vào các nhóm đối tượng sau:
- Những người có người thân như ông, bà, cha mẹ đã và đang mắc bệnh vẩy nến
- Người có ý thức giữ gìn vệ sinh kém hoặc sống trong môi trường ô nhiễm
- Đối tượng lạm dụng bia rượu, nghiện hút thuốc lá, thuốc phiện…
- Người bị chấn động tâm lý, thường xuyên lo âu, căng thẳng
- Bệnh nhân nhiễm HIV hoặc bệnh nhân ung thư được điều trị bằng tia xạ
- Những người có thói quen tự mua thuốc về uống, sử dụng lại đơn thuốc cũ khi bệnh tái phát mà không đi khám.
- Người lao động ngoài trời như thợ xây dựng, công nhân cầu đường…
Tác hại đầu tiên mà bệnh vẩy nến gây ra cho bệnh nhân đó chính là về mặt tâm lý. Nó khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm với làn da xấu xí của mình, từ đó dần trở nên xa lánh mọi người, sống khép mình với ngay cả chính những người thân trong gia đình.
Bệnh càng để lâu thì bệnh nhân càng có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm khớp vẩy nến: Bệnh vẩy nến thông thường có khả năng tiến triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến hoặc các dạng vẩy nến nặng hơn như vẩy nến thể mủ, vẩy nến toàn thân… Ước tính cho thấy có khoảng 15% bệnh nhân gặp biến chứng này.
- Da bị nhiễm trùng, bội nhiễm: Việc chăm sóc vùng da bị bệnh không đúng cách, tự ý cạo lớp vẩy nên trên khi nó chưa có dấu hiệu bong tróc có thể khiến da bị nứt nẻ, chảy máu, nhiễm khuẩn.
- Suy giảm chức năng thận: Trong một số trường hợp, bệnh vẩy nến còn ảnh hưởng đến thận khiến cho khả năng lọc máu và chất độc hại của thận bị suy yếu. Bệnh nhân có thể mắc chứng thận hư, thận yếu hoặc thậm chí là suy thận.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Biến chứng tiểu đường có thể gặp ở bệnh nhân bị vẩy nến ở mức độ trung bình đến nặng. Người bị tiểu đường thường gặp các dấu hiệu bất thường như hay khát nước, đi tiểu nhiều lần, mắt nhìn kém, sụt cân, vết thương lâu lành…
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân bị vẩy nến
- Biến chứng về tim mạch: Một số loại thuốc điều trị vẩy nến có thể gây ra tác dụng phụ làm rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp hoặc gây ra các cơn đột quỵ rất nguy hiểm.
- Các bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn chuyển hóa: Sự rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân bị vẩy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý khác như bệnh crohn, Parkison hay bệnh xơ cứng bì…
3 Cách chữa bệnh vẩy nến hiệu quả nhất hiện nay
Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, bệnh nhân có cơ hội được sử dụng các thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất hay các phương pháp điều trị tiên tiến giúp kéo dài được thời gian ổn định của bệnh.
1. Cách chữa vẩy nến bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian từ lá lốt, muối ăn, lá muống trâu hay sâm đại hành…cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh vẩy nến, giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra.
# Chữa bệnh vẩy nến bằng lá lốt
– Công dụng:
Thành phần tinh dầu được chiết xuất từ lá lốt chứ nhiều ancaloit. Chất này có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa mưng mủ ở tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra.
– Cách sử dụng:
- Bệnh nhân hái một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch, giã nát rồi pha chung với 50ml nước sôi. Sau đó lọc lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần.
- Hoặc lấy thân, rễ và lá lốt nấu nước để ngâm và rửa khu vực da bị bệnh vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ. Khi thực hiện có thể lấy phần bã chà nhẹ vào da để kích thích các mảng vẩy bong ra.
# Cách trị bệnh vẩy nến bằng muối hột
– Công dụng:
Với đặc tính sát khuẩn cực tốt, muối được sử dụng để rửa vết thương, ngăn ngừa viêm họng hay có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh vẩy nến từ dân gian. Khi sử dụng bạn nên lựa chọn muối biển bởi nó vẫn còn giữ nguyên được một số loại khoáng tố quý giá cho da như kẽm, canxi…
Cách chữa vẩy nến hiệu quả bằng muối hột
– Cách sử dụng:
Cách chữa bệnh vẩy nến hiệu quả nhất từ muối hột đó chính là pha muối vào nước tắm. Theo đó thì khi tắm, bạn lấy 2 thìa muối pha vào trong chậu hay bồn nước để tắm. Mỗi tuần tắm bằng nước muối 2-3 lần sẽ giúp làm sạch da, giảm ngứa ngáy và chống viêm nhiễm khá tốt.
# Mẹo chữa vẩy nến bằng lá trầu không
– Công dụng:
Đem phân tích các thành phần co trong lá trầu, các nhà nghiên cứu nhận thấy nguyên liệu này chứa một lượng lớn các chất alcaloid, kẽm hay canxi. Đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo, phục hồi da, thúc đẩy các tổn thương trong bệnh vẩy nến nhanh lành hơn.
– Cách sử dụng:
- Bạn lấy 10 cái lá trầu to, loại bánh tẻ đem nấu với khoảng 2 lít nước dùng để vệ sinh vùng da bị bệnh mỗi ngày 2-3 lần.
- Hoặc dùng 7 cái lá trầu giã nát lấy nước cốt. Đem nước lá trầu pha chung với 5 thìa dầu dừa và thoa trực tiếp hỗn hợp lên da. Dầu dừa được sử dụng trong trường hợp này để tăng công dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm cho da.
– Công dụng:
Cây muồng trâu còn được dân gian gọi là cây lác hay muồng lác. Theo y học cổ truyền, loại cây này có tác dụng giải độc, trừ viêm, thanh lọc cơ thể. Do vậy nhân dân ta thường sử dụng cây muồng trâu như một vị thuốc giúp làm giảm các triệu chứng bong tróc, viêm nhiễm khi bị vẩy nến.
Cách trị vẩy nến bằng cây muồng trâu
– Cách sử dụng:
Chuẩn bị 1 nắm lá muồng trâu, chỉ lấy phần lá non và đọt. Đem muồng trâu rửa cho thật sạch, xay nhuyễn và lấy nước cốt pha loãng với kem lác theo tỉ lệ 2:1. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp thuốc lên chỗ da bị tổn thương, đợi sau 2 tiếng thì mới rửa lại. Kiên trì thực hiện mỗi tuẩ-4 lần các triệu chứng bệnh vẩy nến sẽ bị đẩy lùi.
# Chữa bệnh vẩy nến bằng cây sâm đại hành
– Công dụng:
Sâm đại hành chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nên nhiều người còn khá xa lạ với vị thuốc dân gian này. Theo nghiên cứu từ y học hiện đại, trong củ sâm đại hành có chứa 3 hợp chất quý là eleutherola, Eleutherin, và izoeleutherin. Đây là những hoạt chất kháng sinh có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhân vẩy nến.
– Cách sử dụng:
- Dùng 20g củ sâm đại hành khô ( hoặc 40g tươi ) sắc lấy nước đặc uống hàng ngày
- Hoặc dùng nước sắc từ củ sâm đại hành pha loãng và dùng lau rửa vùng da bị vẩy nến.
Ngoài những cách trên, bạn có thể chữa vẩy nến bằng dầu dừa hoặc bằng cây lược vàng…Trong quá trình áp dụng các mẹo chữa bệnh vẩy nến tại nhà, nếu thấy bệnh tình vẫn tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng xấu thì người bệnh nên tới bệnh viện cầu cứu bác sĩ.
2. Điều trị bệnh vẩy nến theo tây y (cập nhật loại thuốc mới nhất)
Y học hiện đại có nhiều phương pháp chữa trị bệnh vẩy nến khác nhau như dùng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống hay áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu… Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
# Thuốc chữa bệnh vẩy nến thường dùng
– Thuốc điều trị tại chỗ:
Trường hợp bị vẩy nến ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, người bệnh sẽ được chỉ định các loại kem bôi hay thuốc dạng gel. Chúng được thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh và chỉ có tác dụng tại chỗ nên hạn chế được tối đa các tác dụng phụ cho sức khỏe.
Các thuốc chữa bệnh vẩy nến tại chỗ bao gồm:
- Corticoid:
Corticoid là loại thuốc chữa bệnh vẩy nến thường được bác sĩ kê đơn
- Dẫn xuất vitamin D3:
Do vậy bệnh nhân bị vẩy nến còn được chỉ định các loại kem bôi chứa vitamin D3 tổng hợp như Dovonex, Vectical. Thuốc có thể gây kích ứng da khi sử dụng, vì vậy người bệnh cần dùng đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo.
- Retinoids:
Loại thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc đang có ý định mang thai vì nó làm tăng nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
- Axit salicylic:
- Hắc ín ( Polyta) :
– Thuốc điều trị toàn thân:
Dùng cho các trường hợp bị vẩy nến nặng, phạm vi tổn thương da trên diện rộng. Các thuốc chữa vẩy nến hiệu quả có tác dụng toàn thân bao gồm:
- Thuốc kháng sinh :
- Thuốc kháng virus:
Thuốc trị vẩy nến Famciclovir
- Thuốc ức chế miễn dịch:
Mặc dù tốt nhưng bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị vẩy nến có thể gặp các tác dụng phụ như tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương… Bệnh nhân chỉ được dùng các thuốc này khi có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
# Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất hiện nay
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng quá trình gây viêm trong bệnh vẩy nến có liên quan mật thiết đến sự hiện diện của hai loại protein là IL-17 và IL-23. Như vậy muốn kiểm soát được bệnh vẩy nến thì phải ức chế được hoạt động của các protein này. Không lâu sau đó, họ cũng giới thiệu đến thị trường các loại thuốc chữa vẩy nến với nhất là thuốc chẹn IL-17( Ixekizumab, Secukinumab) và thuốc chẹn IL-23 ( Guselkumab và Risankizumab).
Trong đó, các thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn IL-17 đã được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân bị vẩy nến tại Mỹ. Kết quả nhận được tương đối khả quan, có đến hơn 8% các biểu hiện của bệnh vẩy nến đã có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian sử dụng thuốc. Riêng thuốc chẹn IL- 23 dù vẫn đang chờ kết quả thử nghiệm nhưng cũng hứa hẹn những bước đột phá mới trong điều trị bệnh vẩy nến.
Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc sinh học ( Ustekinumab, Golimumab, Infliximab…)cũng là một phương pháp chữa trị bệnh vẩy nến khá mới mẻ chưa được nhiều bệnh nhân biết tới. Bản chất của các loại thuốc này là được làm từ protein, nó giúp ức chế phản ứng miễn dịch và ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào da bệnh. Tuy nhiên do có giá thành khá đắt đỏ nên không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để tiếp cận được với loại thuốc này.
# Quang trị liệu điều trị vẩy nến
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu tia cực tím UVA, UVB trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Tuy đây không phải là cách chữa vẩy nến triệt để nhưng cũng có hiệu quả rất tốt đối với các trường hợp bị vẩy nến thể mảng, thể giọt. Một số trường hợp bệnh nhân sau khi được điều trị bằng quang trị liệu bệnh ổn định được tới vài năm sau mới tái phát trở lại.
- Cách thực hiện:
- Đối tượng chỉ định:
- Chống chỉ định:
Mặc dù có tác dụng tốt song liệu pháp quang trị liệu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tia cực tím có thể làm tăng sắc tố da, đẩy nhanh tốc độ lão hóa, gây tổn thương mắt hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc chữa vẩy nến nào khác khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
3. Bài thuốc chữa khỏi bệnh vẩy nến sau 3 tháng
Có thể thấy các phương pháp điều trị vẩy nến ở trên đều có những nhược điểm nhất định. Trong khi thuốc dân gian không thể giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, thì thuốc tây hay các liệu pháp hiện đại đều mang đến những tác dụng phụ không lường trước được. Đây chính là lý do tại sao mà ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc Đông y gia truyền với mong muốn được điều trị khỏi bệnh.
Nhắc đến các bài thuốc Đông y chữa bệnh vẩy nến tốt nhất hiện nay phải kể đến bài thuốc “Thanh Bì Dưỡng Can Thang” của Trung tâm Nghiên cứu Và ứng Dụng thuốc Dân tộc. Sử dụng các loại thảo dược quý hiếm hoàn toàn từ thiên nhiên, bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang được đánh giá là khá an toàn, có thể sử dụng được lâu dài mà không gây bất kì tác dụng phụ nào như khi áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Thuốc được điều chế dưới 3 dạng là thuốc ngâm rửa tổn thương, thuốc bôi ngoài, thuốc sắc uống. Dưới tác động toàn diện từ bên trong lẫn bên ngoài, bài thuốc này này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến nhanh chóng và mang đến niềm hạnh phúc trọn vẹn cho biết bao bệnh nhân bị vẩy nến trên khắp cả nước.
Thông tin chi tiết về bài thuốc trị vẩy nến Thanh Bì Dưỡng Can Thang:
Bài thuốc đặc trị bệnh vẩy nến “Thanh Bì Dưỡng Can Thang”
– Thuốc ngâm rửa tổn thương:
Được điều chế từ các loại thảo dược như mò trắng, trầu không , ô liên rô, ích nhĩ tử,… Các dược chất trong thuốc có khả năng thấm nhanh vào da và tác động làm sạch vùng da có vẩy nến, dưỡng ẩm, xoa dịu cơn ngứa và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ngâm rửa còn giúp tạo điều kiện thuận lợi để các dược chất trong thuốc bôi được da hấp thụ một cách tốt nhất.
– Thuốc thoa ngoài da:
Việc sử dụng thuốc bôi nhằm mục đích đẩy mạnh tốc độ tái tạo da, chống ngứa ngáy nứt nẻ và bổ sung dưỡng chất cho da mềm mại hơn. Những tác dụng trên có được là nhờ sự kết hợp của các thành phần như mật ong, tang bạch bì, thiên mã hồ, bí đao….
– Thuốc uống dạng sắc:
Thành phần của thuốc bao gồm kim ngân hoa, bồ công anh, tang bạch bì, cùng một số loại thảo dược quý hiếm khác. Sự kết hợp này đã giúp mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bệnh nhân bị vẩy nến. Cụ thể thuốc giúp bồi bổ can thận, cải thiện chức năng tiêu hóa, an thần, kháng viêm, tăng cường chức năng thải độc của gan. Một khi thể trạng và sức đề kháng của cơ thể được nâng cao, các chất độc hại được đào thải hết thì bệnh vẩy nến cũng sẽ dần bị đẩy lùi và không còn cơ hội tái phát.
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian hồi phục sẽ lâu hay chậm. Nếu đáp ứng tốt với thuốc thì bệnh nhân sẽ có cơ hội bình phục rất nhanh. Thông thường bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc sau 1 tháng là các cơn ngứa xuất hiện với tần suất thưa dần, da không còn đỏ như trước, các vết nứt trên da cũng dần khép miệng và diện tích bệnh cũng thu hẹp lại chứ không còn tiếp tục lan rộng. Sau 2-3 tháng là các triệu chứng của vẩy nến biến mất hoàn toàn mà không gặp bất kì tác dụng phụ nào. Kết hợp dùng bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang đủ liệu trình theo hướng dẫn của thầy thuốc và có một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý bệnh có thể ổn định trong 5-10 năm, dù có tái phát lại cũng không nặng như trước.
Với hiệu quả vượt trội như vậy, bài thuốc chữa vẩy nến của dòng họ Nguyễn không chỉ được bệnh nhân trong nước biết đến mà còn được rất kiều bào ở nước ngoài tin tưởng sử dụng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân vẩy nến
Việc kiên trì chữa trị, phối hợp tốt với bác sĩ là nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần chú ý có chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý và điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Có như vậy mới rút ngắn được thời gian điều trị và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
1. Chế độ ăn uống khi bị vẩy nến
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị vẩy nến bệnh nhân nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho da như:
Thực phẩm ngừa bị vẩy nến nên ăn
- Cá biển các loại: Chúng chứa thành phần omega-3, vitamin A, D, B2 rất dồi dào. Những dưỡng chất này có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm, kích thích các tế bào da mới nhanh được tái tạo để làm liền tổn thương trên da.
- Rau củ và trái cây tươi: Đây là nguồn bổ sung chất xơ giúp cơ thể giải độc và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đặc biệt bạn nên ăn cà rốt, bơ, cam, quýt hay bông cải xanh thường xuyên hơn.
- Mè đen: Thực phẩm này chứa nhiều vitamin E giúp làn da mềm mại, hạn chế được tình trạng khô và ngứa da
- Các loại động vật có vỏ: Chẳng hạn như ngao, sò hay hàu. Chúng giúp bổ sung kẽm làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Bao gồm bưởi, cam, mận, ngũ cốc và các loại đậu. Việc sử dụng chúng thường xuyên sẽ giúp hạn chế được những tổn thương cho da.
- Các loại thịt màu đỏ: Như thịt chó, thịt bò, thịt dê… Chúng chứa nhiều đạm và chất béo bão hòa khóa tiêu hóa, kích thích phản ứng dị ứng trên da thêm trầm trọng.
- Đồ ngọt, các thức ăn nhiều dầu mỡ, sữa: Chúng làm tổn thương lâu lành, kéo dài thời gian điều trị bệnh vẩy nến.
- Rượu, bia và các thức uống có cồn khác: Chất cồn trong các thức uống trên có thể gây kích thích thần kinh và làm bệnh vẩy nến bùng phát. Trong trường hợp đang bị bệnh mà sử dụng bia rượu thì càng khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.
- Các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng: Chúng gây nóng trong, táo bón và kích thích vùng da bị vẩy nến khó chịu, ngứa ngáy nhiều hơn.
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, trong sinh hoạt hàng ngày người bị vẩy nến cần tránh những điều sau:
- Tránh để căng thẳng mệt mỏi kéo dài. Giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ để bệnh nhanh bị đẩy lùi.
- Tránh kì cọ hay cào gãi mạnh: Hành động này có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu và dễ bị nhiễm trùng.
- Không để vùng da bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, chất tẩy rửa hay sơn, vôi… Chúng có thể khiến tổn thương phát triển rộng hơn.
- Tránh sử dụng thuốc Tây bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, nhất là các thuốc điều trị bệnh tim mạch.
- Tránh để cơ thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ khiến bệnh vẩy nến dễ dàng bùng phát trở lại.
- Hãy lạc quan với bệnh tật, không bi quan, lo âu có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
- Không để vùng da nhiễm bệnh bị khô, chú ý chăm sóc da cho người vẩy nến đúng cách.
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,553
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,098
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,509