Da liễu –
Hải sản là một trong những thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều, ăn không đúng cách hay một nguyên nhân nào đó dễ khiến bạn bị dị ứng hải sản. Để có cái nhìn chân thực nhất về hiện tượng này, chúng tôi xin giới thiệu những kiến thức tổng quát nhất cho bạn đọc tham khảo.
Dị ứng hải sản – Chuyện không của riêng ai
Gia đình chị Trần Khánh Trang tại Hà Nam có sở thích là đi du lịch biển, vì mỗi lần đi đều được ăn hải sản thoải mái. Nhưng có lẽ chuyến đi nghỉ dưỡng tại biển Cửa Lò (Nghệ An) vào năm 2017 chị sẽ không bao giờ quên vì con bị dị ứng hải sản dẫn đến ngộ độc phải nhập viện cấp cứu: “Chiều hôm xảy ra sự việc, chúng tôi có đi chợ hải sản thấy đồ tươi ngon và giá cả phải chăng nên mua nhiều về để ăn. Khi mới ăn được 30 phút thì đứa con trai 4 tuổi của chị có biểu hiện dị ứng, nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa; còn đứa cháu 13 tuổi thì bị nôn mửa và lên cơn co giật. Gia đính nhanh chóng đưa hai bé vào bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Sau khi hội chẩn thì bác sĩ xác nhận là bé nhỏ bị dị ứng hải sản và bé lớn bị ngộ độc hải sản. Phải mất gần một tuần điều trị thì hai bé mới khỏi bệnh”.
Một trường hợp khác là anh Minh Tân (Hòa Thành, Tây Ninh): “Trong một lần ăn gỏi hải sản sống với bạn ở một quán ven đường thì anh bị đau bụng, tiêu chảy. Do được nhập viện cấp cứu kịp thời nên không quá nghiêm trọng. Anh được bác sĩ cho chuyền nước để bù đắp lượng thiếu hụt và kê thuốc chống dị ứng về uống”.
Trao đổi với chúng tôi, BS Lê Thị Hải, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết hải sản là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như: Cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ, sò, mực, ốc… nếu ăn nhiều cùng một lúc. Thậm chí có trường hợp sau khi bị dị ứng xảy ra tình trạng bị ngộ độc.
1. Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Chắc chắn mọi người sẽ rất hoang mang không biết vì sao mình lại có thể bị dị ứng hải sản được. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân là gì qua những thông tin sau:
+ Thứ nhất, hải sản là loại thực phẩm có rất nhiều loại chất đạm khác nhau. Chúng có thể là những thành phần bổ dưỡng nhưng có khi lại không tốt chút nào. Những chất đạm lạ khi ăn vào, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ coi đó như những kháng nguyên có thể gây hai nên sẽ tự động xuất ra các kháng thể phản ứng với các kháng nguyên đó.
+ Thứ hai, ở trong các loại hải sản mà bạn ăn phải có chứa các loại kháng nguyên không hoàn chỉnh hay bán kháng nguyên. Chúng sẽ kết hợp với những yếu tố khác có sẵn trong cơ thể thì mới dẫn tới dị ứng được.
+ Thứ ba, ở một số loài hải sản có thành phần Histamin. Chất này cũng có trong cơ thể người vốn là một chất gây dị ứng. Hàm lượng Histamin có trong hải sản nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ dị ứng.
+ Thứ tư, có thể bệnh nhân bị dị ứng cơ địa, gặp những vấn đề bất thường về sức khỏe dẫn đến dễ bị dị ứng khi dùng nhiều loại hải sản khác nhau.
2. Biểu hiện thường gặp của dị ứng hải sản
Dị ứng với hải sản khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì lúc này sức đề kháng của cơ thể chưa có. Dị ứng hải sản bắt đầu với dấu hiệu phát ban, da đỏ ửng, nổi mề đay rồi bị ngứa da rất khó chịu. Tiếp đến là những biểu hiện về thần kinh như đau đầu, hoa mắt, choáng váng thậm chí là bất tỉnh, hôn mê. Biểu hiện về đường hô hấp như gây tổn thương niêm mạc miệng, mũi, hắt hơi liên tục, thở khò khè giống như hen suyễn, co thắt thanh quản. Biểu hiện về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Nếu xảy ra tình trạng sốc phản vệ thì tính mạng đang gặp nguy hiểm. Ngay lúc này cần được cứu chữa và hỗ trợ kịp thời để không rơi vào tình trạng nguy kịch, tránh nguy cơ tử vong.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn hải sản thì nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cứu chữa kịp thời.
3. Cách chữa trị khi bị dị ứng hải sản
Tùy vào tình trạng dị ứng hải sản nặng hay nhẹ mà cách chữa trị sẽ khác nhau. Đối với trường hợp chỉ bị nổi phát ban da, mẩn ngứa không có biểu hiện khác thì điều đầu tiên cần làm là nôn hết thức ăn có trong bụng ra ngoài. Những loại hải sản mà bạn đã ăn trước đó khi được đưa ra ngoài hoàn toàn sẽ không còn gây ngứa và ban đỏ trên người. Sau đó, người nhà có thể chọn một trong những cách sau: cho uống nước ấm pha mật ong, nước chanh, trà gừng, … để đẩy hết độc tố còn sót lại ra khỏi cơ thể. Sang ngày hôm sau thì có thể lấy lá tía tô, rau diếp cá, lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… đem sắc lấy 1 bát uống.
Ngoài phát ban, nổi mề đay còn gặp các biểu hiện về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy… thì người nhà cần cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol để bù nước và chất điện giải. Khi bị tiêu chảy nhiều lần thì không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang trong quá trình đào thải độc tố. Khi không may dùng thì chất độc bị lưu lại trong ruột làm bệnh tình nặng hơn. Bệnh nhân dễ bị sình hơi, chướng bụng và nôn nhiều. Sau đó, chuyển thẳng bệnh nhân tới bệnh viện.
4. Phòng ngừa dị ứng hải sản
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Hải sản là một trong những thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều, ăn không đúng cách hay một nguyên nhân nào đó dễ khiến bạn bị dị ứng hải sản. Để có cái nhìn chân thực nhất về hiện tượng này, chúng tôi xin giới thiệu những kiến thức tổng quát nhất cho bạn đọc tham khảo.
Dị ứng hải sản – Chuyện không của riêng ai
Gia đình chị Trần Khánh Trang tại Hà Nam có sở thích là đi du lịch biển, vì mỗi lần đi đều được ăn hải sản thoải mái. Nhưng có lẽ chuyến đi nghỉ dưỡng tại biển Cửa Lò (Nghệ An) vào năm 2017 chị sẽ không bao giờ quên vì con bị dị ứng hải sản dẫn đến ngộ độc phải nhập viện cấp cứu: “Chiều hôm xảy ra sự việc, chúng tôi có đi chợ hải sản thấy đồ tươi ngon và giá cả phải chăng nên mua nhiều về để ăn. Khi mới ăn được 30 phút thì đứa con trai 4 tuổi của chị có biểu hiện dị ứng, nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa; còn đứa cháu 13 tuổi thì bị nôn mửa và lên cơn co giật. Gia đính nhanh chóng đưa hai bé vào bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Sau khi hội chẩn thì bác sĩ xác nhận là bé nhỏ bị dị ứng hải sản và bé lớn bị ngộ độc hải sản. Phải mất gần một tuần điều trị thì hai bé mới khỏi bệnh”.
Một trường hợp khác là anh Minh Tân (Hòa Thành, Tây Ninh): “Trong một lần ăn gỏi hải sản sống với bạn ở một quán ven đường thì anh bị đau bụng, tiêu chảy. Do được nhập viện cấp cứu kịp thời nên không quá nghiêm trọng. Anh được bác sĩ cho chuyền nước để bù đắp lượng thiếu hụt và kê thuốc chống dị ứng về uống”.
Trao đổi với chúng tôi, BS Lê Thị Hải, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết hải sản là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như: Cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ, sò, mực, ốc… nếu ăn nhiều cùng một lúc. Thậm chí có trường hợp sau khi bị dị ứng xảy ra tình trạng bị ngộ độc.
1. Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Chắc chắn mọi người sẽ rất hoang mang không biết vì sao mình lại có thể bị dị ứng hải sản được. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân là gì qua những thông tin sau:
+ Thứ nhất, hải sản là loại thực phẩm có rất nhiều loại chất đạm khác nhau. Chúng có thể là những thành phần bổ dưỡng nhưng có khi lại không tốt chút nào. Những chất đạm lạ khi ăn vào, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ coi đó như những kháng nguyên có thể gây hai nên sẽ tự động xuất ra các kháng thể phản ứng với các kháng nguyên đó.
+ Thứ hai, ở trong các loại hải sản mà bạn ăn phải có chứa các loại kháng nguyên không hoàn chỉnh hay bán kháng nguyên. Chúng sẽ kết hợp với những yếu tố khác có sẵn trong cơ thể thì mới dẫn tới dị ứng được.
+ Thứ ba, ở một số loài hải sản có thành phần Histamin. Chất này cũng có trong cơ thể người vốn là một chất gây dị ứng. Hàm lượng Histamin có trong hải sản nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ dị ứng.
+ Thứ tư, có thể bệnh nhân bị dị ứng cơ địa, gặp những vấn đề bất thường về sức khỏe dẫn đến dễ bị dị ứng khi dùng nhiều loại hải sản khác nhau.
2. Biểu hiện thường gặp của dị ứng hải sản
Dị ứng với hải sản khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì lúc này sức đề kháng của cơ thể chưa có. Dị ứng hải sản bắt đầu với dấu hiệu phát ban, da đỏ ửng, nổi mề đay rồi bị ngứa da rất khó chịu. Tiếp đến là những biểu hiện về thần kinh như đau đầu, hoa mắt, choáng váng thậm chí là bất tỉnh, hôn mê. Biểu hiện về đường hô hấp như gây tổn thương niêm mạc miệng, mũi, hắt hơi liên tục, thở khò khè giống như hen suyễn, co thắt thanh quản. Biểu hiện về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Nếu xảy ra tình trạng sốc phản vệ thì tính mạng đang gặp nguy hiểm. Ngay lúc này cần được cứu chữa và hỗ trợ kịp thời để không rơi vào tình trạng nguy kịch, tránh nguy cơ tử vong.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn hải sản thì nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cứu chữa kịp thời.
3. Cách chữa trị khi bị dị ứng hải sản
Tùy vào tình trạng dị ứng hải sản nặng hay nhẹ mà cách chữa trị sẽ khác nhau. Đối với trường hợp chỉ bị nổi phát ban da, mẩn ngứa không có biểu hiện khác thì điều đầu tiên cần làm là nôn hết thức ăn có trong bụng ra ngoài. Những loại hải sản mà bạn đã ăn trước đó khi được đưa ra ngoài hoàn toàn sẽ không còn gây ngứa và ban đỏ trên người. Sau đó, người nhà có thể chọn một trong những cách sau: cho uống nước ấm pha mật ong, nước chanh, trà gừng, … để đẩy hết độc tố còn sót lại ra khỏi cơ thể. Sang ngày hôm sau thì có thể lấy lá tía tô, rau diếp cá, lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… đem sắc lấy 1 bát uống.
Ngoài phát ban, nổi mề đay còn gặp các biểu hiện về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy… thì người nhà cần cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol để bù nước và chất điện giải. Khi bị tiêu chảy nhiều lần thì không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang trong quá trình đào thải độc tố. Khi không may dùng thì chất độc bị lưu lại trong ruột làm bệnh tình nặng hơn. Bệnh nhân dễ bị sình hơi, chướng bụng và nôn nhiều. Sau đó, chuyển thẳng bệnh nhân tới bệnh viện.
4. Phòng ngừa dị ứng hải sản
- Nếu chưa từng bị dị ứng mà bạn đang có ý định ăn hải sản thì chỉ nên ăn thử một ít để làm quen dần và nếu bị dị ứng thì cũng có thể kịp thời xử lý.
- Nếu ai đã từng bị dị ứng loại hải sản nào thì cần loại bỏ chúng ra một bên để không mắc phải tình trạng tương tự.
- Những loại hải sản không còn tươi sống và nấu không đảm bảo vệ sinh thì bạn không nên ăn vì chúng có thể chứa nhiều Histamin trong đó.
- Hạn chế ăn những món ăn hải sản chưa được nấu chín như món gỏi hải sản.
- Không ăn cùng lúc hải sản với các loại thực phẩm sau: trái cây tươi, nhân sâm, bia rượu, nước trà hay các món ăn có tính hàn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Mề đay mẩn ngứa không nên xem thường
- Cách chữa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả
- 8 loại thực phẩm giúp làm giảm chứng da khô do viêm da dị ứng (Eczema)
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513