Da liễu –
Theo bác sĩ Hoàng Văn Minh: “Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã được kể đến như: Sử dụng thuốc bôi, các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, sau khi điều trị bệnh, nếu người bệnh không chú ý thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh lại tái phát, mỗi lần bùng phát có thể kéo dài hàng tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh”.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh viêm da tiết bã: Hay tái phát, chưa trị được tận gốc
Cũng theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, viêm da tiết bã là một dạng rối loạn da phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra đỏ da, vảy, gàu và ngứa ngáy. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những nơi có da dày, khô như tay, chân, lưng, ngực.
Viêm da tiết bã là căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh về thần kinh. Theo thống kê, viêm da tiết bã thường xảy ra đối với trẻ nhũ nhi, thanh thiếu niên, người lớn trẻ tuổi.
Ở người lớn chiếm tỉ lệ 50% tỷ lệ mắc bệnh, thường gặp ở độ tuổi từ 20-50. Nam giới bị bệnh nhiều hơn so với nữ giới. Còn đối với trẻ nhỏ, sau khi sinh khoảng vài tháng thì các triệu chứng biến mất và theo dân gian gọi là cứt trâu.
Tuy không thể điều trị tận gốc viêm da tiết bã, nhưng nếu thực hiện tốt ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc bạn có thể khống chế dứt điểm các triệu chứng bệnh.
Bệnh viêm da tiết bã không có nguy cơ lây nhiễm, cũng không gây nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe và tính mạng con người. Nhưng các triệu chứng của bệnh khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và mất tự tin với vẻ bề ngoài của mình.
Hơn nữa, hiện nay chưa thể trị tận gốc bệnh viêm da tiết bã, nhưng nếu bạn tuân thủ liệu trình chữa trị, có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp sẽ ngăn ngừa được triệu chứng của bệnh tái phát.
Do đó, ngay khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm da tiết bã thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã khi mới xuất hiện thường chỉ nổi gàu và gây ngứa ngáy khó chịu, nhưng khi bệnh nặng thì những dấu hiệu này càng trầm trọng hơn, cụ thể:
– Da dày nổi sần và ngứa: Triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm da tiết bã được kể đến đó chính là da ngày càng dày lên, nổi sần và ngứa. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là khu vực da đầu và mặt. Làn da nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị các vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và nổi sẩn.
– Da bị đóng vẩy: Những vùng da bị viêm da tiết bã thường đóng thành vảy có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, kèm theo dầu ẩm ướt nên dễ bong tróc. Các mảng vảy này bao trùm lên vùng da đầu hoặc ở mí mắt, tai.
– Da đỏ ửng: Khi bị viêm da tiết bã, nhìn bằng mắt bạn sẽ thấy những vùng da này bị đỏ ửng trên diện rộng. Da ở những khu vực bị tổn thương thường dày hơn, nếu lâu ngày không can thiệp chữa trị thì có thể lan rộng ra những vùng da lành xung quanh.
– Chảy máu ngoài da: Viêm da tiết bã thường gây ngứa ngáy, khó chịu và khiến người bệnh gãi nhiều, càng gãi càng ngứa và làm bong tróc da, chảy máu gây đau đớn.
– Rụng tóc: Nếu viêm da tiết bã xuất hiện ở vùng da đầu gây viêm nhiễm sẽ khiến cho chân tóc bị yếu dần và dẫn đến hiện tượng rụng tóc. Khi bệnh càng nặng thì tóc rụng càng nhiều hơn khiến cho người bệnh sợ hãi, lo lắng.
– Các triệu chứng khác: Ngoài ra, bệnh viêm da tiết bã thường gây ban da dưới nách, bẹn, các rãnh ở vùng sinh dục, gây viêm nang lông ở má và thân trên.
# Người bệnh viêm da tiết bã cần thăm khám ngay khi:
2. Nguyên nhân của bệnh viêm da tiết bã
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm da tiết bã. Nhưng qua nhiều trường hợp bệnh nhân, cũng như những thí nghiệm kiểm tra thì thấy một số yếu tố sau đây là tiền đề và góp phần khiến cho bệnh phát triển, cụ thể:
Nấm Malasssezia là tác nhân gây nên bệnh viêm da tiết bã
– Di truyền: Những người có người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh viêm da tiết bã sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những người khác.
– Tăng tiết bã: Tăng tiết bã nhờn là nguyên nhân cơ bản nhất khiến chúng ta mắc phải căn bệnh viêm da tiết bã. Đối với người lớn thường gặp nhất là giai đoạn dậy thì, hoặc vận động nhiều khiến tuyến bã hoạt động mạnh. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tuyến bã hoạt động nhiều là do androgen từ mẹ truyền qua.
– Do thiếu hoặc rối loạn hoocmon: Nhiệm vụ của hoocmon là vận chuyển chất từ tế bào này qua tế bào khác để giúp các cơ quan thực hiện chức năng của mình. Khi hoocmon cân bằng thì cả thể chất và tinh thần đều khỏe mạnh, nhưng khi thiếu hoặc bị rối loạn hoocmon thì sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm da tiết bã thường gặp.
– Do Nấm: Viêm da tiết bã thường do một loại nấm có tên là Malasssezia gây nên. Loại nấm này thường trú ngụ ở trong vùng da bị viêm da tiết bã và khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
– Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn uống thiếu chất, lạm dụng chất kích thích, uống rượu bia, thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã.
– Do thời tiết, khí hậu: Thời tiết thường xuyên thay đổi khiến cho những người có làn da nhạy cảm không thể thích ứng kịp và gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm về da, trong đó có viêm da tiết bã.
# Các yếu tố làm tăng khả năng bị viêm da tiết bã:
– Suy giảm miễn dịch: Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu thường dễ bị các loại vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm da tiết bã.
Stress, căng thẳng làm tăng khả năng bị viêm da tiết bã
– Do thuốc: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh thường rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có tổn thương da. Những thuốc được kể đến như arsenic, methyldopa, cimetidine.
– Nguồn gốc thần kinh: Những người từng mắc bệnh về thần kinh như Parkinson thường có khả năng bị nhiễm bệnh viêm da tiết bã cao hơn so với những người bình thường.
– Stress, căng thẳng: Những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng rất dễ mắc các chứng bệnh về da, trong đó có viêm da tiết bã.
– Do mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da của mình cũng là nguyên nhân gây viêm da tiết bã.
3. Phân biệt viêm da tiết bã với vẩy nến, viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiết bã thường có nhiều biểu hiện tương tự với những căn bệnh ngoài da khác như vẩy nến, viêm da tiếp xúc, nên khiến người dễ bị nhầm lẫn, từ đó điều trị không chính xác và bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, dưới đây là cách phân biệt viêm da tiết bã với những căn bệnh ngoài da tương tự, mọi người có thể tham khảo để biết chính xác hơn.
# Phân biệt viêm da tiết bã với bệnh vẩy nến:
Viêm da tiết bã và bệnh vẩy nến đều là tình trạng tăng tiết gàu và có những đặc điểm chung như ửng đỏ ngoài da, ngứa ngáy nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt 2 căn bệnh này qua những điểm điểm riêng biệt sau:
– Viêm da tiết bã: Những vùng da bị tổn thương thường kèm theo dấu hiệu nhờn dính do sự tăng tiết bã. Các mảng gàu trên da thường bết vào chân tóc và tóc cũng rất dễ bị gãy rụng. Bệnh chủ yếu xuất hiện vùng đầu và vùng mặt.
– Bệnh vẩy nến: Những vùng da bị tổn thương thường khô ráo, không bị dính nhờn và ẩm ướt. Các vảy gàu cũng khá khô và bong tróc dễ dàng, không kết dính như viêm da tiết bã. Ngoài vùng đầu thì bệnh vẩy nến thường xuất hiện nhiều ở vùng khuỷu tay, đầu gối, thân mình.
# Phân biệt viêm da tiết bã với viêm da tiếp xúc:
Viêm da tiết bã và viêm da tiếp xúc đều là những căn bệnh ngoài da phổ biến, bệnh gây ra những cơn ngứa ngáy, bong tróc da nên khiến người bệnh thường nhầm lẫn. Bạn có thể phân biệt 2 căn bệnh này qua những đặc điểm khác nhau sau:
– Viêm da tiết bã: Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã thường do nấm hoặc do sự thay đổi hoocmon, tăng tiết bã nhờn. Những triệu chứng của bệnh là ngay từ khi xuất hiện bệnh, làn da bị bong tróc vảy với những mảng dày, có màu trắng hoặc vàng gây khó chịu. Da thường bị bết dính vì sự tăng tiết bã nhờn tăng cao, chân tóc dễ bị gãy rụng.
– Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc thường là do chất gây dị ứng, những chất được kể đến như kim loại, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, đồ trang sức. Triệu chứng cơ bản của bệnh là khi mới xuất hiện làn da có nhiều phát ban đỏ, nổi mẩn ngứa hoặc da gà, da có màu đỏ, ửng hồng, có nhiều trường hợp bị tổn thương móng. Tiếp đến xuất hiện các mụn nước ngứa ngáy làm cho người bệnh gãi nhiều gây bong tróc và kèm cảm giác đau nhức, khó chịu.
Những căn bệnh ngoài da này thường gây ra nhiều triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, nhưng nó không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng vì sẽ khiến bệnh nặng hơn. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay những phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả dưới đây để giúp giảm nhanh các triệu chứng.
Cách điều trị bệnh viêm da tiết bã
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã. Để giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh quay trở lai, cần kết hợp chúng lại với nhau. Những phương pháp được kể đến như: Áp dụng mẹo dân gian, sử dụng thuốc bôi. Cụ thể như sau:
1. Cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
Những bài thuốc dân gian chữa viêm da tiết bã thường được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, do đó đem lại hiệu quả cao rất an toàn, người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Những phương pháp dân gian chữa viêm da tiết bã được kể đến như:
# Cách trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa:
Không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho tóc, làm đẹp da, mềm da, mà dầu dừa còn được sử dụng để chữa một số căn bệnh thông thường như vẩy nến, rạn da, trị mụn trứng cá, chữa đau họng, nấm ăn chân, đặc biệt chữa chứng viêm da da tiết bã. Sở dĩ dầu dừa có công dụng chữa viêm da tiết bã là vì trong dầu dừa có chứa nhiều các loại acid béo bão hòa có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm da hiệu quả. Bạn có thể thực hiện ngay 2 cách điều trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa đơn giản như sau:
– Sử dụng dầu dừa nguyên chất: Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít dầu dừa nguyên chất rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Tốt nhất nên thoa vào buổi tối, bạn cũng có thể qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Lặp lại cách làm trên mỗi ngày một lần trong khoảng vài ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm da tiết bã thuyên giảm hẳn.
– Kết hợp dầu dừa với mật ong nguyên chất: Ngoài cách sử dụng dầu dừa nguyên chất, bạn cũng có thể kết hợp dầu dừa với mật ong nguyên chất để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Cần chuẩn bị: 2 muỗng dầu dừa, 2 muỗng mật ong. Bạn trộn đều mật ong và dầu dừa đã chuẩn bị rồi cho vào một cái nồi nhỏ đun nóng, để cho hỗn hợp nguội bớt rồi dùng bôi lên vùng da bị viêm da tiết bã. Để qua đêm rồi rửa sạch bằng nước ấm vào sáng hôm sau. Cần thực hiện liên tục trong ít nhất khoảng 2-3 tuần mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
# Mẹo chữa viêm da tiết bã bằng mật ong:
Từ xa xưa, mật ong được xem là một trong những thảo dược thiên nhiên quý, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, mật ong có chứa chứa thành phần có tác dụng kháng viêm hiệu quả, do đó nhiều người sử dụng nguyên liệu này để chữa chứng viêm da tiết bã. 2 cách chữa viêm da tiết bã bằng dầu dừa đơn giản như sau:
– Sử dụng mật ong nguyên chất: Bạn lấy khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với ½ thìa nước lọc sạch. Trộn đều 2 nguyên liệu này với nhau rồi dùng để thoa đều lên vùng da bị bệnh. Nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương để giúp mật ong thẩm thấu vào da, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn. Thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
– Kết hợp mật ong với muối: Muối có tác dụng làm giảm tình trạng viêm da, nhiễm trùng da nhanh chóng. Do đó, khi kết hợp mật ong với muối sẽ giúp phát huy công dụng của hai nguyên liệu này.
Chuẩn bị 2 muỗng mật ong nguyên chất, 1 muỗng muối bột sạch, ½ muỗng nước sạch. Trộn đều mật ong, muối bột và nước với nhau thành hỗn hợp đều. Dùng hỗn hợp thoa đều lên vùng da bị bệnh. Kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng khoảng 5 phút để giúp tăng tính hiệu quả. Thư giãn khoảng 30 phút sau thì rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện 1-2 lần/ ngày và áp dụng liên tục trong vài ngày để đem lại hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý: Khi áp dụng những cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian nói trên, người bệnh cần chú ý: Lựa chọn những nguyên liệu chất lượng, đảm bảo an toàn, tránh mua những hàng kém chất lượng. Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và kiên trì lâu dài mới có hiệu quả cao. Đồng thời, trong quá trình chữa trị bệnh nên chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
2. Dùng thuốc trị viêm da tiết bã
Sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng hơn, khi áp dụng các phương pháp dân gian không đem lại hiệu quả cao. Những loại thuốc điều trị viêm da tiết bã được kể đến như:
# Dùng kem/ thuốc bôi trị viêm da tiết bã:
Sử dụng kem, thuốc bôi trị bệnh viêm da tiết bã nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng của bệnh, chống viêm nhiễm và làm sạch da. Tùy vào từng trường hợp bệnh khác nhau, mức độ bệnh nặng nhẹ mà các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Những loại thuốc bôi chữa viêm da tiết bã thường dùng như:
Dùng kem bôi trị viêm da tiết bã cần lưu ý để tránh gây tác dụng phụ
– Kem Ketoconazole 2%: Loại kem này thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiết bã, nấm kẽ tay chân, hắc lào. Thoa kem lên vùng da tổn thương ngày 1-2 lần, thời gian điều trị kéo dài 2-4 tuần. Loại thuốc này không dùng cho những những người dễ mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
– Ciclopirox Cream: Thuốc chỉ định điều trị các chứng viêm da tiết bã, hăm kẽ ngón chân do nấm. Mỗi ngày nên sử dụng thuốc 1 lần, điều trị kéo dài khoảng 4 tuần. Lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ da, ngứa da, đau nhức ngoài da.
– Kem Hydrocortison: Kem bôi thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm da tiết bã cấp, mãn tính và tình trạng ngứa hậu môn, bộ phận sinh dục. Không dùng thuốc trong một số trường hợp như: Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, bệnh lao, zona, herpes giác mạc, virus thủy đậu.
Lưu ý: Các loại kem/ thuốc bôi trị viêm da tiết bã thường có chứa thành phần corticoid. Do đó, khi sử dụng người bệnh cần lưu ý: Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng và sử dụng quá lâu vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, giãn mạch, nổi mụn trứng cá. Không nên thoa trực tiếp vào những vùng da mỏng, dễ bị kích ứng như vùng mắt.
# Chữa viêm da tiết bã trên đầu:
Khi bị viêm da tiết bã trên đầu, ngoài việc sử dụng các loại thuốc, kem bôi người bệnh có thể lựa chọn các loại dầu gội để giúp quá trình chữa bệnh dễ dàng hơn. Những loại dầu gội có tác dụng loại bỏ các triệu chứng viêm da tiết bã như:
Chữa viêm da tiết bã trên đầu bằng dầu gội Nizoral
– Dầu gội thảo dược Thorakao: Dầu gội được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên nên sử dụng rất an toàn. Các thành phần trong dầu gội có tác dụng tái tạo các tế bào tổn thương và giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc.
– Dầu gội Nizoral: Đây là lựa chọn hàng đầu cho những người mắc các chứng bệnh về da đầu, trong đó có bệnh viêm da tiết bã.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thêm một số dầu gội khác có công dụng chữa trị bệnh viêm da tiết bã trên đầu như: Dầu gội selsun, thái dương
Lưu ý: Khi sử dụng dầu gội trị viêm da tiết bã trên đầu, người bệnh cần lựa chọn những loại dầu gội có nguồn gốc rõ ràng; Xem da đầu có bị kích ứng với các thành phần trước khi gội; Ngưng sử dụng ngay khi có dấu hiệu bị kích ứng da.
Phòng bệnh viêm da tiết bã tái phát
Viêm da tiết bã không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Do đó, chúng ta nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt nhất bạn nên thực hiện tốt chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Cụ thể:
1. Chế độ ăn uống khi bị viêm da tiết bã
Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã là do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc không đảm bảo khoa học. Để phòng và chữa bệnh viêm da tiết bã nhanh chóng, chúng ta nên bổ sung cũng như hạn chế những thực phẩm sau:
Khi bị viêm da tiết bã nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
– Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là nhóm thực phẩm vô cùng tốt cho làn da, giúp da luôn khỏe mạnh, đồng thời hạn chế da tiết nhiều chất nhờn, tránh được những chứng bệnh ngoài da hiệu quả.
– Ăn nhiều hoa quả tươi: Những loại hoa quả tốt cho da mà bạn nên bổ sung hàng ngày như cam, bưởi, quýt, đu đủ, cà chua. Không những ăn trực tiếp các loại trái cây này mà bạn còn có thể sử dụng nước ép hoặc sinh tố từ những loại trái cây này.
– Ăn cá và thịt trắng: Để có một làn da khỏe mạnh, chúng ta nên bổ sung các loại cá sông và thịt lợn. Tuy nhiên, khi ăn nên nấu chín, không nên ăn ở dạng sống như nem, gỏi.
– Uống nhiều nước: Nước giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, giúp làn da khỏe mạnh hơn. Do đó nên uống nhiều nước, mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước để tránh da bị khô, bong tróc. Ngoài nước lọc, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại trà thảo mộc để giúp thanh nhiệt, giải độc như trà atiso, trà gừng, trà bạc hà…
– Nên kiêng: Ngoài ra, chúng ta cũng nên hạn chế các thực phẩm chiên xào, cay nóng, đồ ngọt, chất béo, hải sản, các chất kích thích rượu bia, thuốc lá để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng.
2. Lối sống
Chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và không làm bệnh trầm trọng hơn. Người bệnh nên:
Tắm rửa sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, gội đầu thường xuyên để tránh bụi bặm, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bằng cách vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh để ra mồ hôi nhiều, bịt khẩu trang và mặc kín đáo khi đi ra đường.
– Tránh thức khuya, tâm trạng căng thẳng, lo lắng, mà thay vào nên ngủ đủ giấc, luôn tạo cho cơ thể một tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
– Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, cầu lông. Lưu ý khi tập mồ hôi ra nhiều nên lau khô sạch sẽ, tránh để bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
Bệnh viêm da tiết bã tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nếu để lâu không điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến bệnh trầm trọng khó chữa. Do đó, nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên thăm khám ngay. Chúc mọi người luôn vui khỏe!
Bạn nên biết: Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã giúp bạn nhận biết sớm!
Theo bác sĩ Hoàng Văn Minh: “Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã được kể đến như: Sử dụng thuốc bôi, các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, sau khi điều trị bệnh, nếu người bệnh không chú ý thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh lại tái phát, mỗi lần bùng phát có thể kéo dài hàng tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh”.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh viêm da tiết bã: Hay tái phát, chưa trị được tận gốc
- Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã
- Nguyên nhân của bệnh viêm da tiết bã
- Phân biệt viêm da tiết bã với vẩy nến, viêm da tiếp xúc
- Cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
- Dùng thuốc trị viêm da tiết bã
- Qua chế độ ăn uống
- Qua lối sống
Cũng theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, viêm da tiết bã là một dạng rối loạn da phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra đỏ da, vảy, gàu và ngứa ngáy. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những nơi có da dày, khô như tay, chân, lưng, ngực.
Viêm da tiết bã là căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh về thần kinh. Theo thống kê, viêm da tiết bã thường xảy ra đối với trẻ nhũ nhi, thanh thiếu niên, người lớn trẻ tuổi.
Ở người lớn chiếm tỉ lệ 50% tỷ lệ mắc bệnh, thường gặp ở độ tuổi từ 20-50. Nam giới bị bệnh nhiều hơn so với nữ giới. Còn đối với trẻ nhỏ, sau khi sinh khoảng vài tháng thì các triệu chứng biến mất và theo dân gian gọi là cứt trâu.
Tuy không thể điều trị tận gốc viêm da tiết bã, nhưng nếu thực hiện tốt ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc bạn có thể khống chế dứt điểm các triệu chứng bệnh.
Bệnh viêm da tiết bã không có nguy cơ lây nhiễm, cũng không gây nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe và tính mạng con người. Nhưng các triệu chứng của bệnh khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và mất tự tin với vẻ bề ngoài của mình.
Hơn nữa, hiện nay chưa thể trị tận gốc bệnh viêm da tiết bã, nhưng nếu bạn tuân thủ liệu trình chữa trị, có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp sẽ ngăn ngừa được triệu chứng của bệnh tái phát.
Do đó, ngay khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm da tiết bã thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã khi mới xuất hiện thường chỉ nổi gàu và gây ngứa ngáy khó chịu, nhưng khi bệnh nặng thì những dấu hiệu này càng trầm trọng hơn, cụ thể:
– Da dày nổi sần và ngứa: Triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm da tiết bã được kể đến đó chính là da ngày càng dày lên, nổi sần và ngứa. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là khu vực da đầu và mặt. Làn da nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị các vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và nổi sẩn.
– Da bị đóng vẩy: Những vùng da bị viêm da tiết bã thường đóng thành vảy có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, kèm theo dầu ẩm ướt nên dễ bong tróc. Các mảng vảy này bao trùm lên vùng da đầu hoặc ở mí mắt, tai.
– Da đỏ ửng: Khi bị viêm da tiết bã, nhìn bằng mắt bạn sẽ thấy những vùng da này bị đỏ ửng trên diện rộng. Da ở những khu vực bị tổn thương thường dày hơn, nếu lâu ngày không can thiệp chữa trị thì có thể lan rộng ra những vùng da lành xung quanh.
– Chảy máu ngoài da: Viêm da tiết bã thường gây ngứa ngáy, khó chịu và khiến người bệnh gãi nhiều, càng gãi càng ngứa và làm bong tróc da, chảy máu gây đau đớn.
– Rụng tóc: Nếu viêm da tiết bã xuất hiện ở vùng da đầu gây viêm nhiễm sẽ khiến cho chân tóc bị yếu dần và dẫn đến hiện tượng rụng tóc. Khi bệnh càng nặng thì tóc rụng càng nhiều hơn khiến cho người bệnh sợ hãi, lo lắng.
– Các triệu chứng khác: Ngoài ra, bệnh viêm da tiết bã thường gây ban da dưới nách, bẹn, các rãnh ở vùng sinh dục, gây viêm nang lông ở má và thân trên.
# Người bệnh viêm da tiết bã cần thăm khám ngay khi:
- Cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy đến nỗi bị mất ngủ thường xuyên hoặc không thể tập trung làm việc hàng ngày.
- Lo lắng nhiều về bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nghi ngờ da của mình bị nhiễm trùng gây nguy hiểm.
- Tự điều trị bệnh ở nhà bằng các phương pháp đơn giản nhưng bệnh không thuyên giảm.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm da tiết bã
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm da tiết bã. Nhưng qua nhiều trường hợp bệnh nhân, cũng như những thí nghiệm kiểm tra thì thấy một số yếu tố sau đây là tiền đề và góp phần khiến cho bệnh phát triển, cụ thể:
Nấm Malasssezia là tác nhân gây nên bệnh viêm da tiết bã
– Di truyền: Những người có người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh viêm da tiết bã sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những người khác.
– Tăng tiết bã: Tăng tiết bã nhờn là nguyên nhân cơ bản nhất khiến chúng ta mắc phải căn bệnh viêm da tiết bã. Đối với người lớn thường gặp nhất là giai đoạn dậy thì, hoặc vận động nhiều khiến tuyến bã hoạt động mạnh. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tuyến bã hoạt động nhiều là do androgen từ mẹ truyền qua.
– Do thiếu hoặc rối loạn hoocmon: Nhiệm vụ của hoocmon là vận chuyển chất từ tế bào này qua tế bào khác để giúp các cơ quan thực hiện chức năng của mình. Khi hoocmon cân bằng thì cả thể chất và tinh thần đều khỏe mạnh, nhưng khi thiếu hoặc bị rối loạn hoocmon thì sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm da tiết bã thường gặp.
– Do Nấm: Viêm da tiết bã thường do một loại nấm có tên là Malasssezia gây nên. Loại nấm này thường trú ngụ ở trong vùng da bị viêm da tiết bã và khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
– Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn uống thiếu chất, lạm dụng chất kích thích, uống rượu bia, thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã.
– Do thời tiết, khí hậu: Thời tiết thường xuyên thay đổi khiến cho những người có làn da nhạy cảm không thể thích ứng kịp và gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm về da, trong đó có viêm da tiết bã.
# Các yếu tố làm tăng khả năng bị viêm da tiết bã:
– Suy giảm miễn dịch: Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu thường dễ bị các loại vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm da tiết bã.
Stress, căng thẳng làm tăng khả năng bị viêm da tiết bã
– Do thuốc: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh thường rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có tổn thương da. Những thuốc được kể đến như arsenic, methyldopa, cimetidine.
– Nguồn gốc thần kinh: Những người từng mắc bệnh về thần kinh như Parkinson thường có khả năng bị nhiễm bệnh viêm da tiết bã cao hơn so với những người bình thường.
– Stress, căng thẳng: Những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng rất dễ mắc các chứng bệnh về da, trong đó có viêm da tiết bã.
– Do mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da của mình cũng là nguyên nhân gây viêm da tiết bã.
3. Phân biệt viêm da tiết bã với vẩy nến, viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiết bã thường có nhiều biểu hiện tương tự với những căn bệnh ngoài da khác như vẩy nến, viêm da tiếp xúc, nên khiến người dễ bị nhầm lẫn, từ đó điều trị không chính xác và bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, dưới đây là cách phân biệt viêm da tiết bã với những căn bệnh ngoài da tương tự, mọi người có thể tham khảo để biết chính xác hơn.
# Phân biệt viêm da tiết bã với bệnh vẩy nến:
Viêm da tiết bã và bệnh vẩy nến đều là tình trạng tăng tiết gàu và có những đặc điểm chung như ửng đỏ ngoài da, ngứa ngáy nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt 2 căn bệnh này qua những điểm điểm riêng biệt sau:
– Viêm da tiết bã: Những vùng da bị tổn thương thường kèm theo dấu hiệu nhờn dính do sự tăng tiết bã. Các mảng gàu trên da thường bết vào chân tóc và tóc cũng rất dễ bị gãy rụng. Bệnh chủ yếu xuất hiện vùng đầu và vùng mặt.
– Bệnh vẩy nến: Những vùng da bị tổn thương thường khô ráo, không bị dính nhờn và ẩm ướt. Các vảy gàu cũng khá khô và bong tróc dễ dàng, không kết dính như viêm da tiết bã. Ngoài vùng đầu thì bệnh vẩy nến thường xuất hiện nhiều ở vùng khuỷu tay, đầu gối, thân mình.
# Phân biệt viêm da tiết bã với viêm da tiếp xúc:
Viêm da tiết bã và viêm da tiếp xúc đều là những căn bệnh ngoài da phổ biến, bệnh gây ra những cơn ngứa ngáy, bong tróc da nên khiến người bệnh thường nhầm lẫn. Bạn có thể phân biệt 2 căn bệnh này qua những đặc điểm khác nhau sau:
– Viêm da tiết bã: Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã thường do nấm hoặc do sự thay đổi hoocmon, tăng tiết bã nhờn. Những triệu chứng của bệnh là ngay từ khi xuất hiện bệnh, làn da bị bong tróc vảy với những mảng dày, có màu trắng hoặc vàng gây khó chịu. Da thường bị bết dính vì sự tăng tiết bã nhờn tăng cao, chân tóc dễ bị gãy rụng.
– Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc thường là do chất gây dị ứng, những chất được kể đến như kim loại, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, đồ trang sức. Triệu chứng cơ bản của bệnh là khi mới xuất hiện làn da có nhiều phát ban đỏ, nổi mẩn ngứa hoặc da gà, da có màu đỏ, ửng hồng, có nhiều trường hợp bị tổn thương móng. Tiếp đến xuất hiện các mụn nước ngứa ngáy làm cho người bệnh gãi nhiều gây bong tróc và kèm cảm giác đau nhức, khó chịu.
Những căn bệnh ngoài da này thường gây ra nhiều triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, nhưng nó không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng vì sẽ khiến bệnh nặng hơn. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay những phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả dưới đây để giúp giảm nhanh các triệu chứng.
Cách điều trị bệnh viêm da tiết bã
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã. Để giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh quay trở lai, cần kết hợp chúng lại với nhau. Những phương pháp được kể đến như: Áp dụng mẹo dân gian, sử dụng thuốc bôi. Cụ thể như sau:
1. Cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
Những bài thuốc dân gian chữa viêm da tiết bã thường được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, do đó đem lại hiệu quả cao rất an toàn, người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Những phương pháp dân gian chữa viêm da tiết bã được kể đến như:
# Cách trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa:
Không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho tóc, làm đẹp da, mềm da, mà dầu dừa còn được sử dụng để chữa một số căn bệnh thông thường như vẩy nến, rạn da, trị mụn trứng cá, chữa đau họng, nấm ăn chân, đặc biệt chữa chứng viêm da da tiết bã. Sở dĩ dầu dừa có công dụng chữa viêm da tiết bã là vì trong dầu dừa có chứa nhiều các loại acid béo bão hòa có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm da hiệu quả. Bạn có thể thực hiện ngay 2 cách điều trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa đơn giản như sau:
– Sử dụng dầu dừa nguyên chất: Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít dầu dừa nguyên chất rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Tốt nhất nên thoa vào buổi tối, bạn cũng có thể qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Lặp lại cách làm trên mỗi ngày một lần trong khoảng vài ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm da tiết bã thuyên giảm hẳn.
– Kết hợp dầu dừa với mật ong nguyên chất: Ngoài cách sử dụng dầu dừa nguyên chất, bạn cũng có thể kết hợp dầu dừa với mật ong nguyên chất để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Cần chuẩn bị: 2 muỗng dầu dừa, 2 muỗng mật ong. Bạn trộn đều mật ong và dầu dừa đã chuẩn bị rồi cho vào một cái nồi nhỏ đun nóng, để cho hỗn hợp nguội bớt rồi dùng bôi lên vùng da bị viêm da tiết bã. Để qua đêm rồi rửa sạch bằng nước ấm vào sáng hôm sau. Cần thực hiện liên tục trong ít nhất khoảng 2-3 tuần mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
# Mẹo chữa viêm da tiết bã bằng mật ong:
Từ xa xưa, mật ong được xem là một trong những thảo dược thiên nhiên quý, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, mật ong có chứa chứa thành phần có tác dụng kháng viêm hiệu quả, do đó nhiều người sử dụng nguyên liệu này để chữa chứng viêm da tiết bã. 2 cách chữa viêm da tiết bã bằng dầu dừa đơn giản như sau:
– Sử dụng mật ong nguyên chất: Bạn lấy khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với ½ thìa nước lọc sạch. Trộn đều 2 nguyên liệu này với nhau rồi dùng để thoa đều lên vùng da bị bệnh. Nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương để giúp mật ong thẩm thấu vào da, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn. Thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
– Kết hợp mật ong với muối: Muối có tác dụng làm giảm tình trạng viêm da, nhiễm trùng da nhanh chóng. Do đó, khi kết hợp mật ong với muối sẽ giúp phát huy công dụng của hai nguyên liệu này.
Chuẩn bị 2 muỗng mật ong nguyên chất, 1 muỗng muối bột sạch, ½ muỗng nước sạch. Trộn đều mật ong, muối bột và nước với nhau thành hỗn hợp đều. Dùng hỗn hợp thoa đều lên vùng da bị bệnh. Kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng khoảng 5 phút để giúp tăng tính hiệu quả. Thư giãn khoảng 30 phút sau thì rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện 1-2 lần/ ngày và áp dụng liên tục trong vài ngày để đem lại hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý: Khi áp dụng những cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian nói trên, người bệnh cần chú ý: Lựa chọn những nguyên liệu chất lượng, đảm bảo an toàn, tránh mua những hàng kém chất lượng. Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và kiên trì lâu dài mới có hiệu quả cao. Đồng thời, trong quá trình chữa trị bệnh nên chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
2. Dùng thuốc trị viêm da tiết bã
Sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng hơn, khi áp dụng các phương pháp dân gian không đem lại hiệu quả cao. Những loại thuốc điều trị viêm da tiết bã được kể đến như:
# Dùng kem/ thuốc bôi trị viêm da tiết bã:
Sử dụng kem, thuốc bôi trị bệnh viêm da tiết bã nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng của bệnh, chống viêm nhiễm và làm sạch da. Tùy vào từng trường hợp bệnh khác nhau, mức độ bệnh nặng nhẹ mà các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Những loại thuốc bôi chữa viêm da tiết bã thường dùng như:
Dùng kem bôi trị viêm da tiết bã cần lưu ý để tránh gây tác dụng phụ
– Kem Ketoconazole 2%: Loại kem này thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiết bã, nấm kẽ tay chân, hắc lào. Thoa kem lên vùng da tổn thương ngày 1-2 lần, thời gian điều trị kéo dài 2-4 tuần. Loại thuốc này không dùng cho những những người dễ mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
– Ciclopirox Cream: Thuốc chỉ định điều trị các chứng viêm da tiết bã, hăm kẽ ngón chân do nấm. Mỗi ngày nên sử dụng thuốc 1 lần, điều trị kéo dài khoảng 4 tuần. Lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ da, ngứa da, đau nhức ngoài da.
– Kem Hydrocortison: Kem bôi thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm da tiết bã cấp, mãn tính và tình trạng ngứa hậu môn, bộ phận sinh dục. Không dùng thuốc trong một số trường hợp như: Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, bệnh lao, zona, herpes giác mạc, virus thủy đậu.
Lưu ý: Các loại kem/ thuốc bôi trị viêm da tiết bã thường có chứa thành phần corticoid. Do đó, khi sử dụng người bệnh cần lưu ý: Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng và sử dụng quá lâu vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, giãn mạch, nổi mụn trứng cá. Không nên thoa trực tiếp vào những vùng da mỏng, dễ bị kích ứng như vùng mắt.
# Chữa viêm da tiết bã trên đầu:
Khi bị viêm da tiết bã trên đầu, ngoài việc sử dụng các loại thuốc, kem bôi người bệnh có thể lựa chọn các loại dầu gội để giúp quá trình chữa bệnh dễ dàng hơn. Những loại dầu gội có tác dụng loại bỏ các triệu chứng viêm da tiết bã như:
Chữa viêm da tiết bã trên đầu bằng dầu gội Nizoral
– Dầu gội thảo dược Thorakao: Dầu gội được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên nên sử dụng rất an toàn. Các thành phần trong dầu gội có tác dụng tái tạo các tế bào tổn thương và giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc.
– Dầu gội Nizoral: Đây là lựa chọn hàng đầu cho những người mắc các chứng bệnh về da đầu, trong đó có bệnh viêm da tiết bã.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thêm một số dầu gội khác có công dụng chữa trị bệnh viêm da tiết bã trên đầu như: Dầu gội selsun, thái dương
Lưu ý: Khi sử dụng dầu gội trị viêm da tiết bã trên đầu, người bệnh cần lựa chọn những loại dầu gội có nguồn gốc rõ ràng; Xem da đầu có bị kích ứng với các thành phần trước khi gội; Ngưng sử dụng ngay khi có dấu hiệu bị kích ứng da.
Phòng bệnh viêm da tiết bã tái phát
Viêm da tiết bã không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Do đó, chúng ta nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt nhất bạn nên thực hiện tốt chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Cụ thể:
1. Chế độ ăn uống khi bị viêm da tiết bã
Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã là do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc không đảm bảo khoa học. Để phòng và chữa bệnh viêm da tiết bã nhanh chóng, chúng ta nên bổ sung cũng như hạn chế những thực phẩm sau:
Khi bị viêm da tiết bã nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
– Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là nhóm thực phẩm vô cùng tốt cho làn da, giúp da luôn khỏe mạnh, đồng thời hạn chế da tiết nhiều chất nhờn, tránh được những chứng bệnh ngoài da hiệu quả.
– Ăn nhiều hoa quả tươi: Những loại hoa quả tốt cho da mà bạn nên bổ sung hàng ngày như cam, bưởi, quýt, đu đủ, cà chua. Không những ăn trực tiếp các loại trái cây này mà bạn còn có thể sử dụng nước ép hoặc sinh tố từ những loại trái cây này.
– Ăn cá và thịt trắng: Để có một làn da khỏe mạnh, chúng ta nên bổ sung các loại cá sông và thịt lợn. Tuy nhiên, khi ăn nên nấu chín, không nên ăn ở dạng sống như nem, gỏi.
– Uống nhiều nước: Nước giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, giúp làn da khỏe mạnh hơn. Do đó nên uống nhiều nước, mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước để tránh da bị khô, bong tróc. Ngoài nước lọc, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại trà thảo mộc để giúp thanh nhiệt, giải độc như trà atiso, trà gừng, trà bạc hà…
– Nên kiêng: Ngoài ra, chúng ta cũng nên hạn chế các thực phẩm chiên xào, cay nóng, đồ ngọt, chất béo, hải sản, các chất kích thích rượu bia, thuốc lá để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng.
2. Lối sống
Chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và không làm bệnh trầm trọng hơn. Người bệnh nên:
Tắm rửa sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, gội đầu thường xuyên để tránh bụi bặm, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bằng cách vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh để ra mồ hôi nhiều, bịt khẩu trang và mặc kín đáo khi đi ra đường.
– Tránh thức khuya, tâm trạng căng thẳng, lo lắng, mà thay vào nên ngủ đủ giấc, luôn tạo cho cơ thể một tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
– Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, cầu lông. Lưu ý khi tập mồ hôi ra nhiều nên lau khô sạch sẽ, tránh để bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
Bệnh viêm da tiết bã tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nếu để lâu không điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến bệnh trầm trọng khó chữa. Do đó, nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên thăm khám ngay. Chúc mọi người luôn vui khỏe!
Bạn nên biết: Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã giúp bạn nhận biết sớm!
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,567
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,117
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,529