Da liễu: Tình trạng nóng gan, gan yếu gây nổi mề đay nên làm gì?


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Gan yếu nổi mề đay là một trong những nguyên nhân nhiều người không ngờ tới. Do đó việc điều trị thường không đạt kết quả tốt do chưa chữa trị đúng bệnh.



Gan yếu nổi mề đay là một vấn đề phổ biến



Vì sao nóng gan, gan yếu nổi mề đay?

Trong cơ thể, gan đóng vai trò quan trọng để chuyển hóa các chất dinh dưỡng, biến đổi chất độc, bài tiết và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, khi cơ thể chứa quá nhiều độc tố hoặc các nguyên nhân như thói sinh hoạt không khoa học như làm việc quá sức, uống nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc,..hoặc chế độ ăn uống không đảm bảo đủ chất khoáng và vitamin,…làm gan sẽ hoạt động quá công suất dẫn đến bị tổn thương.

Khi chức năng gan suy giảm, khả năng thải độc kém dẫn đến độc tố không được thanh lọc đi vào trong máu. Độc tố này sẽ phát tán qua gây nên những nốt hoặc mảng mề đay ngứa ngáy khó chịu. Khi chức năng gan càng suy giảm, mề đay sẽ lan rộng khắp cơ thể, tạo thành các mụn nước, đau, mất thẩm mỹ.

Biểu hiện bị nóng gan nổi mề đay

Tùy vào cơ địa và mức độ nóng gan, gan yếu mà biểu hiện nổi mề đay sẽ khác biệt ở từng người. Một số triệu chứng để nhận biết nổi mề đay do nóng gan gồm:

  • Ngứa râm ran hoặc ngứa nhiều: Ở một số người, bị nóng gan nổi mề đay thường đột ngột cảm thấy ngứa như kiến bò khắp cơ thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ngứa ngáy dữ dội lan rộng khắp các vùng chân, tay, lưng,…đặc biệt lag sau khi gặp lạnh như đi ngoài gió hay ngấm nước mưa.
  • Nổi mẩn đỏ, mảng lớn tại các vùng ngứa: Sau triệu chứng ngứa, da sẽ xuất hiện các nốt hoặc mảng đỏ, hồng lan rộng. Nó có thể bắt đầu ở một vùng da rồi lan khắp cơ thể trong thời gian ngắn. Mẩn đỏ có thể biến mất sau khi nhiệt độ cơ thể ổn định, nhưng cũng có thể kéo dài không dứt.
  • Nổi mề đay và sẩn cục: Có thể có sự xuất hiện của các mảng, nốt mề đay dày, cộm trên bề mặt da, sờ vào thấy chắc. Ngứa có thể đi kèm hoặc không.
Tuy nhiên, không phải triệu chứng ngứa hay nổi mề đay là do nóng gan, gan yếu. Có nhiều nguyên nhân khiến mề đay xuất hiện cho nên tốt nhất khi phát hiện thay đổi trên da thì bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để xét nghiệm và điều trị.

Cách chữa chứng nóng gan gây nổi mề đay

Trong trường hợp xác định bị nóng gan, gan yếu nổi mề đay thì người bệnh hãy áp dụng một số cách chữa trị sau để cải thiện tình trạng.

1. Bài thuốc dân gian chữa gan yếu nổi mề đay

Nhiều bài thuốc dân gian có công dụng chữa gan yếu nổi mề đay, người bệnh nếu áp dụng thì hãy tuân theo chỉ dẫn, kiên trì. Nếu như không thấy cải thiện thì nên lựa chọn giải pháp khác hoặc thăm khám với bác sĩ có chuyên môn.

  • Rau mã đề có tính lạnh, vị ngọt thường được dùng để giải phong nhiệt tại gan thận. Người bị nóng gan nổi mề đay dùng 1 nắm rau mã đề nấu với thịt lợn để ăn liên tục trong một tuần. Hoặc người bệnh lấy ½ kg rau mã đề nấu với 1 lít nước lọc, uống mỗi ngày.
  • Diệp hạ châu có tính mát, vị ngọt đắng rất tốt để giải độc, điều hòa và tăng cường chức năng gan, thận. Để trị nóng gan gây nổi mề đay, bạn đem 20g- 40g diệp hạ châu tươi đi rửa sạch rồi sao khô. Khi dùng sắc lấy nước uống.
  • Cà gai leo thường được dùng để giải độc gan, tăng cường và bảo vệ gan, giảm triệu chứng mề đay mẩn ngứa do nóng gan. Rửa sạch thân và lá cà gai leo rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Atiso có công dụng thanh nhiệt giải độc, có thể thải độc cho gan thận và giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ do mề đay. Người bệnh lấy 10 – 20 bông atiso sắc uống mỗi ngày. Có thể thay atiso tươi bằng trà túi lọc atiso.
  • Cây rau đắng có thể chữa nóng gan gây nổi mề đay, đồng thời còn tăng cường chức năng gan thận. Bạn chỉ cần rửa sạch rau đắng rồi đem luộc, trộn với muối mè, dùng trong bữa cơm mỗi ngày.


Có nhiều bài thuốc đông y giúp chữa gan yếu nổi mề đay



2. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bên cạnh đó, người bệnh gan yếu nổi mề đay nên chú trọng đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Bổ sung những loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây cung cấp nhiều hợp chất tốt để trị nóng gan như đu đủ (chứa tổng hợp papain), trứng gà (chứa nhiều vitamin nhóm B, carotene), gấc (chứa nhiều betacarotene), cam quýt, dưa hấu, dưa gang (chứa nhiều axit hữu cơ),…
  • Đồng thời, ăn nhiều rau xanh để tăng cường chất xơ như chanh, rau lá xanh, củ cải, cà rốt, chanh,… chất xơ có thể giúp giải độc gan.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường bài tiết và thải độc.
  • Kiêng uống những chất kích thích hay chứa nhiều cồn như rượu bia, thuốc lá,…
  • Hạn chế bổ sung các loại đồ nước, thực phẩm nhiều dầu mỡ hay chứa nhiều gia vị cay nóng.
  • Nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao bởi mồ hôi cũng là một nơi để cơ thể đào thải độc tố.
  • Tránh thức khuya, nên đi ngủ đúng giờ và không nên căng thẳng, làm việc quá sức.
Gan yếu nổi mề đay không phải là triệu chứng duy nhất của chứng bệnh này, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.

Tìm hiểu thêm:

  • Có nên áp dụng cách trị mề đay bằng muối không
  • Những cách trị nổi mề đay tại nhà – Hết bệnh mà không cần thuốc
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl