Da liễu –
Một số triệu chứng của bệnh nổi mề đay như ngứa, phát ban đỏ, xuất hiện các nốt sần lan rộng v.v…rất dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Một số trường hợp, chẩn đoán sai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về tất cả các triệu chứng của căn bệnh này.
Mề đay (có người gọi là mày đay) là tình trạng da bị nổi lên từng đám sẩn mụn không đều nhau, hoặc li ti hoặc tập trung thành từng mảng. Đây là một căn bệnh liên quan mật thiết đến sự rối loạn ở hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến việc gia tăng chất trung gian hóa học Histamin. Mề đay thường có màu hồng hoặc xanh trắng, quan sát kỹ sẽ thấy có vùng trung tâm màu trắng, gây ngứa ngáy rất khó chịu.
Nổi mề đay xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết, thức ăn hoặc do bị nhiễm virus cùng với các tác nhân khác. Trao đổi với chúng tôi về thực trạng bệnh viêm da cơ địa, bác sỹ Lê Minh Tâm (bệnh viện da liễu Đà Nẵng) cho biết: “Theo các thống kê gần đây nhất, cứ 100 người từ độ tuổi 20 – 40 thì sẽ có khoảng 20 người mắc bệnh nổi mề đay và tái đi tái lại nhiều lần trong cuộc đời khi gặp điều kiện thích hợp. Bệnh có thể được chữa bằng nhiều phương pháp, chẳng hạn như chữa mề đay theo dân gian hoặc chữa theo y học hiện đại.
Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.
Thông thường, phụ nữ sẽ dễ bị nổi mề đay hơn nam giới do thể trạng không tốt bằng và hệ miễn dịch bị yếu qua những lần sinh đẻ. Bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, vì vậy cần sớm phát hiện qua các triệu chứng để điều trị kịp thời.”
I. Triệu chứng của bệnh nổi mề đay
Từ các nguyên nhân gây nổi mề đay, bệnh sẽ được nhận biết qua các dấu hiệu chung. Cụ thể là nhận biết theo hình thái các triệu chứng và phân thành hai dạng: cấp tính, mãn tính.
1. Dấu hiệu chung của bệnh nổi mề đay
Khi cơ thể đã bắt đầu bị căn bệnh này tấn công, bạn sẽ dễ dàng nhận biết những dấu hiệu chung dưới đây:
Bác sỹ Tâm giải thích thêm, bên cạnh các dấu hiệu chung, chúng ta còn có thể nhận biết bệnh nổi mề đay thông qua hình thái. Cụ thể như sau:
Nhận biết triệu chứng bệnh nổi mề đay theo hình thái là một việc nên làm.
3. Biểu hiện nổi mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bệnh kéo dài từ 24 giờ đến 6 tuần. Như vậy có nghĩa là nếu bệnh nổi mề đay không khỏi sau khoảng thời gian đó, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là bị mề đay mãn tính.
#Triệu chứng mề đay cấp tính lâm sàng
Bệnh nổi mề đay cấp tính có thể nhận biết qua các triệu chứng như ngứa, nốt sần đỏ v.v…
4. Dấu hiệu nổi mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính là một dạng phức tạp của bệnh mề đay, có diễn biến cực đoan và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng mề đay ở giai đoạn mãn tính này có thể nhận thấy rõ như sau:
Khi bệnh mề đay kéo dài trên 6 tuần thì được gọi là mãn tính, với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, khó điều trị.
II. Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi: “Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm hay không” mà rất nhiều độc giả đã gửi đến cho chuyên mục, bác sỹ Minh Tâm giải thích như sau: “Mề đay là một căn bệnh ngoài da, tùy theo thể trạng, cơ địa, bệnh tình mà bệnh sẽ diễn tiến khác nhau ở mỗi người. Những nốt sần có thể nổi ở khắp mọi nơi trên cơ thể, bên ngoài da lẫn bên trong, vì vậy chúng ta khó có thể nói bệnh không nguy hiểm đến tính mạng.
Tôi đã từng tiếp nhận vài ca bị mề đay mãn tính diễn tiến nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da bị viêm da bội nhiễm, đi ngoài ra phân lỏng và có dấu hiệu suy hô hấp. Tất nhiên cũng có trường hợp bệnh chỉ là cấp tính, có thể tự khỏi, nhưng mề đay vẫn là một bệnh nguy hiểm, không thể xem thường.”
III. Cần làm gì khi bị nổi mề đay
Với tỷ lệ mắc bệnh cao, có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều sẽ trải qua ít nhất một lần bị căn bệnh đáng ghét này “ghé thăm”. Vì vậy, khi có dấu hiệu nổi mề đay, bên cạnh việc đi đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa trị sớm. Người bệnh nên:
Có thể bạn muốn biết: Mề đay và mẩn ngứa có lây sang người khác không?
Một số triệu chứng của bệnh nổi mề đay như ngứa, phát ban đỏ, xuất hiện các nốt sần lan rộng v.v…rất dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Một số trường hợp, chẩn đoán sai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về tất cả các triệu chứng của căn bệnh này.
Mề đay (có người gọi là mày đay) là tình trạng da bị nổi lên từng đám sẩn mụn không đều nhau, hoặc li ti hoặc tập trung thành từng mảng. Đây là một căn bệnh liên quan mật thiết đến sự rối loạn ở hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến việc gia tăng chất trung gian hóa học Histamin. Mề đay thường có màu hồng hoặc xanh trắng, quan sát kỹ sẽ thấy có vùng trung tâm màu trắng, gây ngứa ngáy rất khó chịu.
Nổi mề đay xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết, thức ăn hoặc do bị nhiễm virus cùng với các tác nhân khác. Trao đổi với chúng tôi về thực trạng bệnh viêm da cơ địa, bác sỹ Lê Minh Tâm (bệnh viện da liễu Đà Nẵng) cho biết: “Theo các thống kê gần đây nhất, cứ 100 người từ độ tuổi 20 – 40 thì sẽ có khoảng 20 người mắc bệnh nổi mề đay và tái đi tái lại nhiều lần trong cuộc đời khi gặp điều kiện thích hợp. Bệnh có thể được chữa bằng nhiều phương pháp, chẳng hạn như chữa mề đay theo dân gian hoặc chữa theo y học hiện đại.
Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.
Thông thường, phụ nữ sẽ dễ bị nổi mề đay hơn nam giới do thể trạng không tốt bằng và hệ miễn dịch bị yếu qua những lần sinh đẻ. Bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, vì vậy cần sớm phát hiện qua các triệu chứng để điều trị kịp thời.”
I. Triệu chứng của bệnh nổi mề đay
Từ các nguyên nhân gây nổi mề đay, bệnh sẽ được nhận biết qua các dấu hiệu chung. Cụ thể là nhận biết theo hình thái các triệu chứng và phân thành hai dạng: cấp tính, mãn tính.
1. Dấu hiệu chung của bệnh nổi mề đay
Khi cơ thể đã bắt đầu bị căn bệnh này tấn công, bạn sẽ dễ dàng nhận biết những dấu hiệu chung dưới đây:
- Ngứa. Dĩ nhiên là các bệnh về da nào cũng sẽ khiến người mắc bệnh cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng với triệu chứng nổi mề đay gây ngứa, việc bạn càng gãi sẽ càng thấy ngứa thêm, thậm chí sẽ làm trầy xước da gây bội nhiễm trong trường hợp xấu nhất.
- Phát ban. Da sẽ phát ban đỏ khi bị tiếp xúc lạnh, chẳng hạn môi sẽ bị sưng khi ăn đồ lạnh, tay bị sưng khi cầm đồ lạnh v.v…
- Trên da xuất hiện các nốt sần. Các vết sần do bệnh nổi mề đay sinh ra sẽ khó xác định được vị trí, thường có kích cỡ từ vài mm đến vài cm. Khi ấn vào sẽ cảm thấy các vết ấy căng tức như cái kén.
- Nếu mề đay xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Lúc này, người bệnh sẽ bị phù lưỡi, tổn thương thanh quản, suy hô hấp.
Bác sỹ Tâm giải thích thêm, bên cạnh các dấu hiệu chung, chúng ta còn có thể nhận biết bệnh nổi mề đay thông qua hình thái. Cụ thể như sau:
- Da vẽ nổi. Dưới da xuất hiện sẩn mề đay sau hành động chà xát, khi cào mạnh bằng vật cùn thì sẽ thấy trên da có đường trắng. Đường trắng ấy lan rộng và sau đó nổi gờ lên. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong vài phút sau đó mờ dần và biến mất sau 15-20 phút.
- Mề đay do áp lực. Triệu chứng này thường diễn ra sau khi những lúc cơ thể không thay đổi tư thế trong thời gian dài. Chẳng hạn đi bộ vài giờ sẽ khiến mề đay nổi ở chân, ngồi lâu với quần bó sẽ khiến mề đay nổi ở mông v.v…Trong trường hợp này, triệu chứng mề đay sẽ sưng nhiều và đau hơn.
- Mề đay do nước. Sau khi tiếp xúc với nước (cả nóng và lạnh), bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ngứa ở nhiều vùng da trên cơ thể do sự hoạt động gia tăng của Mastocyte gây tăng nồng độ Histamine.
- Mề đay do tiết Choline. Nếu sau những hoạt động cần nhiều thể lực, thay đổi nhiệt độ hay stress mà cơ thể bị phát ban đột ngột lan rộng khắp bề mặt da, kéo dài đến hơn 1 giờ đồng hồ, thì trên 80% đó là biểu hiện của bệnh nổi mề đay.
Nhận biết triệu chứng bệnh nổi mề đay theo hình thái là một việc nên làm.
3. Biểu hiện nổi mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bệnh kéo dài từ 24 giờ đến 6 tuần. Như vậy có nghĩa là nếu bệnh nổi mề đay không khỏi sau khoảng thời gian đó, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là bị mề đay mãn tính.
#Triệu chứng mề đay cấp tính lâm sàng
- Các vết sần phù đỏ, nổi lên cao trên bề mặt da, xuất hiện nhanh chóng và di chuyển, biến mất cũng rất nhanh.
- Hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều gây ngứa, càng tác động lại càng ngứa thêm, ngứa càng nhiều vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ.
- Mề đay dị ứng: Đối với những người có cơ địa dị ứng với một loại thuốc hay thức ăn nào đó, khi tiếp xúc từ vài phút đến 1 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng như: cảm thấy nóng bừng, ngứa râm ran, càng gãi thì các mảng sần càng lan nhanh, ngứa dữ dội hơn. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị khó thở, đau khớp, đau bụng, chóng mặt, sốt cao.
- Mề đay tiếp xúc: Khi tiếp xúc với mỹ phẩm, hóa chất hoặc các chất gây dị ứng khác, ở một số người sẽ bị mề đay tại chỗ. Dạng này khá nhẹ, một thời gian sẽ tự khỏi nếu chú ý không gãi mạnh.
- Mề đay do côn trùng cắn: Biểu hiện bằng những dát đỏ, sần tập trung thành từng mảng lớn ở các vùng da trần như tay, chân, cổ, mặt…gây ngứa rát rất nhiều.
- Mề đay thời tiết: Khi thời tiết quá nóng, lạnh hay bị trúng gió, một số người mà dân gian gọi là có máu phong sẽ bị nổi mề đay, một thời gian sau sẽ tự khỏi. Những mảng mề đay sẽ có màu hồng, thường nổi ở đùi, tay, cổ.
Bệnh nổi mề đay cấp tính có thể nhận biết qua các triệu chứng như ngứa, nốt sần đỏ v.v…
4. Dấu hiệu nổi mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính là một dạng phức tạp của bệnh mề đay, có diễn biến cực đoan và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng mề đay ở giai đoạn mãn tính này có thể nhận thấy rõ như sau:
- Các nốt sần phù có kích thước tuy to nhỏ không thống nhất nhưng đều nổi cao trên mặt da, tương tự như giai đoạn cấp tính. Nhưng sự phân bố các nốt sần rộng hơn, có xu hướng chồng lên nhau.
- Người bệnh bị nổi ban đỏ gần như không thuyên giảm trong thời gian dài. Nếu mề đay xuất hiện ở những vùng da ngoài như mắt, môi, tay, chân…thì các vùng phù (gọi là phù mạch hoặc phù Quincke) chưa tác động nhiều đến sức khỏe. Nhưng khi mề đay nằm ở bên trong như thanh quản, ống tiêu hóa. Lúc này, mề đay sẽ trở thành một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bệnh nhân mề đay có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như đi phân lỏng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, sốc phản vệ, rối loạn tim mạch.
- Nếu mề đay ở giai đoạn mãn tính, sự ngứa đã không còn râm ran nữa, mà trở nên thường trực và dữ dội.
- Bệnh nổi mề đay mãn tính có xu hướng tái đi tái lại, mỗi lần tái phát thì triệu chứng lại càng ngày hơn. Bệnh nhân sẽ vô cùng khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, tâm trạng diễn biến tệ dần theo tình trạng bệnh.
Khi bệnh mề đay kéo dài trên 6 tuần thì được gọi là mãn tính, với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, khó điều trị.
II. Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi: “Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm hay không” mà rất nhiều độc giả đã gửi đến cho chuyên mục, bác sỹ Minh Tâm giải thích như sau: “Mề đay là một căn bệnh ngoài da, tùy theo thể trạng, cơ địa, bệnh tình mà bệnh sẽ diễn tiến khác nhau ở mỗi người. Những nốt sần có thể nổi ở khắp mọi nơi trên cơ thể, bên ngoài da lẫn bên trong, vì vậy chúng ta khó có thể nói bệnh không nguy hiểm đến tính mạng.
Tôi đã từng tiếp nhận vài ca bị mề đay mãn tính diễn tiến nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da bị viêm da bội nhiễm, đi ngoài ra phân lỏng và có dấu hiệu suy hô hấp. Tất nhiên cũng có trường hợp bệnh chỉ là cấp tính, có thể tự khỏi, nhưng mề đay vẫn là một bệnh nguy hiểm, không thể xem thường.”
III. Cần làm gì khi bị nổi mề đay
Với tỷ lệ mắc bệnh cao, có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều sẽ trải qua ít nhất một lần bị căn bệnh đáng ghét này “ghé thăm”. Vì vậy, khi có dấu hiệu nổi mề đay, bên cạnh việc đi đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa trị sớm. Người bệnh nên:
- Hạn chế rượu bia và các chất có chứa cafein, cocain như cà phê, thuốc lá, các chất gây nghiện khác và đặc biệt là muối. Lý do là những chất này sẽ kích thích độ nhạy cảm của các dây thần kinh trung ương và các dây thần kinh ngoại vi, làm cảm giác ngứa do mề đay càng tăng thêm.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ vì căng thẳng, cảm xúc thất thường là một trong những nguyên nhân khiến bệnh mề đay diễn tiến nhanh hơn.
- Tuyệt đối không dùng bất cứ vật gì để gãi mề đay, việc làm này sẽ là tổn thương da, dẫn đến sẹo sau khi khỏi bệnh và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng, viêm da bội nhiễm. Nếu quá ngứa, bệnh nhân có thể dùng khăn lạnh lau nhẹ để làm giảm cảm giác khó chịu đó.
- Người bị mày đay nên chú ý không để cơ thể bị nhiễm lạnh vì sẽ rất nguy hiểm, bệnh dễ chuyển qua các biến chứng bên trong.
Chịu trách nhiệm nội dung: Thư Nguyễn
Có thể bạn muốn biết: Mề đay và mẩn ngứa có lây sang người khác không?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513