Da liễu –
Vảy nến có phải căn bệnh di truyền không? Là câu hỏi từ địa chỉ gmail: Nguyenthi***@gmail.com đã gửi về cho ban biên tập chuyên mục chuyenkhoadalieu.net, trong thư bạn có trình bày như sau:
Chào bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi. Chuyện là thế này, gia đình cháu có bố bị mắc bệnh vẩy nến lâu năm, mặc dù đã tìm đủ mọi cách để điều trị nhưng bệnh vẫn không được chữa trị tận gốc. Mỗi khi bệnh tái phát là các mảng trên da bị tổn thương xuất hiện vảy trắng sau đó bong tróc ra trông rất đáng sợ. Tình cờ cháu có nghe mọi người nói bệnh vẩy nến có khả năng di truyền từ những người thân trong gia đình là rất cao khiến cháu rất hoang mang không biết điều này có đúng hay không và nếu có thì cháu nên làm gì để phòng tránh được căn bệnh này? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu về vấn đề này, cháu xin chân thành cảm ơn!
Vảy nến có phải căn bệnh di truyền không?
Vảy nến là căn bệnh viêm da do sự rối loạn biệt hoá lành tính ở các tế bào vùng thượng bì tạo thành các mảng lớn có màu đỏ tía, vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp sau đó tự bong tróc ra. Hoặc khi dùng tay cào vào mảng da bị vẩy nến sẽ thấy từng mảng màu trắng tróc ra trông giống như sáp nến. Bệnh chiếm khoảng 2- 2.5% dân số ở nước ta không phân biệt tuổi tác hay giới tính.Theo bác sỹ Trần Quốc Quang chuyên khoa da liễu hiện đang công tác tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
Thống kê dữ liệu từ năm 2010 đến nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện chiếm tỉ lệ 2.2%. Trong quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết cho thấy bệnh vẩy nến có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể là do rối loạn hệ miễn dịch, yếu tố tâm lý (căng thẳng stress),do nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh, trường hợp bệnh do dùng thuốc hoặc do di truyền gây ra…. khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu,làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, gây mất thẩm mỹ trên da và và khiến họ trở nên tự ti, ngại tiếp xúc bên ngoài.
Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố di truyền được xem là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh vẩy nến bùng phát.
Tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến theo di truyền:
Các nhà khoa học ước tính rằng tính di truyền trong bệnh vẩy nến chiếm tỉ lệ khá cao từ 60-70%. Thế nhưng tuỳ thuộc vào yếu tố gia đình, nếu cha hoặc mẹ bị bệnh vẩy nến thì người con sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng là 20-25% (xác xuất thấp), còn nếu cả cha và mẹ đều bị vẩy nến, khả năng mắc bệnh của con sẽ tăng lên 50%. Còn trường hợp cả cha và mẹ đều không mắc bệnh thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 8%. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh vẩy nến cũng di truyền ở 10,6% anh chị em ruột, 4,2% ở cô, dì, chú, cậu, ông, bà và 1,4% ở anh, chị, em họ của bệnh nhân vẩy nến.
Với trường hợp của bạn Thuỳ Ngân, biết được bệnh có khả năng di truyền rất cao. Do đó, khi trên cơ thể bạn nghi ngờ có những biểu hiện bất thường về da như: vùng da ở một vị trí nào đó trên cơ thể bị đỏ, xuất hiện những vảy mỏng khô màu trắng, đặc biệt là ở các vùng da khuỷu tay hoặc chân, đầu gối, mắt cá…thì ngay lập tức hãy đến thăm khám bác sĩ nhé. Việc phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều trong việc kiểm soát loại bệnh này và hạn chế bệnh lây lan sang các vùng da khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chế độ ăn uống tích cực (ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, A, D, E giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tật, uống nhiều nước tránh để da bị khô), chế độ sinh hoạt đúng đắn tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như đã kể trên… thì khả năng bạn mắc bệnh vẩy nến do di truyền giảm xuống khá nhiều.
Tóm lại, với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức cần thiết để có câu trả lời về bệnh vẩy nến có di truyền hay không. Từ đó có những biện pháp xử lí đúng đắn ngay từ lúc bệnh vừa mới xuất hiện. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ!
→ CHIA SẺ THÊM:
Vảy nến có phải căn bệnh di truyền không? Là câu hỏi từ địa chỉ gmail: Nguyenthi***@gmail.com đã gửi về cho ban biên tập chuyên mục chuyenkhoadalieu.net, trong thư bạn có trình bày như sau:
Chào bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi. Chuyện là thế này, gia đình cháu có bố bị mắc bệnh vẩy nến lâu năm, mặc dù đã tìm đủ mọi cách để điều trị nhưng bệnh vẫn không được chữa trị tận gốc. Mỗi khi bệnh tái phát là các mảng trên da bị tổn thương xuất hiện vảy trắng sau đó bong tróc ra trông rất đáng sợ. Tình cờ cháu có nghe mọi người nói bệnh vẩy nến có khả năng di truyền từ những người thân trong gia đình là rất cao khiến cháu rất hoang mang không biết điều này có đúng hay không và nếu có thì cháu nên làm gì để phòng tránh được căn bệnh này? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu về vấn đề này, cháu xin chân thành cảm ơn!
( Gmail: [email protected])
Vảy nến có phải căn bệnh di truyền không?
Vảy nến là căn bệnh viêm da do sự rối loạn biệt hoá lành tính ở các tế bào vùng thượng bì tạo thành các mảng lớn có màu đỏ tía, vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp sau đó tự bong tróc ra. Hoặc khi dùng tay cào vào mảng da bị vẩy nến sẽ thấy từng mảng màu trắng tróc ra trông giống như sáp nến. Bệnh chiếm khoảng 2- 2.5% dân số ở nước ta không phân biệt tuổi tác hay giới tính.Theo bác sỹ Trần Quốc Quang chuyên khoa da liễu hiện đang công tác tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
Thống kê dữ liệu từ năm 2010 đến nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện chiếm tỉ lệ 2.2%. Trong quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết cho thấy bệnh vẩy nến có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể là do rối loạn hệ miễn dịch, yếu tố tâm lý (căng thẳng stress),do nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh, trường hợp bệnh do dùng thuốc hoặc do di truyền gây ra…. khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu,làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, gây mất thẩm mỹ trên da và và khiến họ trở nên tự ti, ngại tiếp xúc bên ngoài.
Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố di truyền được xem là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh vẩy nến bùng phát.
Tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến theo di truyền:
Các nhà khoa học ước tính rằng tính di truyền trong bệnh vẩy nến chiếm tỉ lệ khá cao từ 60-70%. Thế nhưng tuỳ thuộc vào yếu tố gia đình, nếu cha hoặc mẹ bị bệnh vẩy nến thì người con sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng là 20-25% (xác xuất thấp), còn nếu cả cha và mẹ đều bị vẩy nến, khả năng mắc bệnh của con sẽ tăng lên 50%. Còn trường hợp cả cha và mẹ đều không mắc bệnh thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 8%. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh vẩy nến cũng di truyền ở 10,6% anh chị em ruột, 4,2% ở cô, dì, chú, cậu, ông, bà và 1,4% ở anh, chị, em họ của bệnh nhân vẩy nến.
Với trường hợp của bạn Thuỳ Ngân, biết được bệnh có khả năng di truyền rất cao. Do đó, khi trên cơ thể bạn nghi ngờ có những biểu hiện bất thường về da như: vùng da ở một vị trí nào đó trên cơ thể bị đỏ, xuất hiện những vảy mỏng khô màu trắng, đặc biệt là ở các vùng da khuỷu tay hoặc chân, đầu gối, mắt cá…thì ngay lập tức hãy đến thăm khám bác sĩ nhé. Việc phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều trong việc kiểm soát loại bệnh này và hạn chế bệnh lây lan sang các vùng da khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chế độ ăn uống tích cực (ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, A, D, E giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tật, uống nhiều nước tránh để da bị khô), chế độ sinh hoạt đúng đắn tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như đã kể trên… thì khả năng bạn mắc bệnh vẩy nến do di truyền giảm xuống khá nhiều.
Tóm lại, với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức cần thiết để có câu trả lời về bệnh vẩy nến có di truyền hay không. Từ đó có những biện pháp xử lí đúng đắn ngay từ lúc bệnh vừa mới xuất hiện. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ!
→ CHIA SẺ THÊM:
- Phải kiêng ăn những thực phẩm này khi bị bệnh vẩy nến
- Tại sao bệnh vẩy nến hay tái phát giải đáp của chuyên gia
- Các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến tốt nhất hiện nay
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524