Da liễu –
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm da dị ứng, một số cách được kể đến như sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà (hành hoa, trà xanh…), sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên, điều kiện để có được kết quả chữa bệnh tốt đó chính là người bệnh cần kiên trì thực hiện và tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở những vùng da như cổ, bàn tay, bàn chân… Ngoài việc khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu, nếu bệnh không được thăm khám và điều trị đúng cách có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm da thần kinh, nhiễm trùng da, chốc lở, gây hại cho mắt.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp của da. Là căn bệnh mãn tính có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một thời gian. Bệnh viêm da dị ứng khiến cho làn da trở nên khô, tróc vảy, kèm theo nóng rát và ngứa. Các mảng da khô xuất hiện ở vùng mặt, trán, da đầu, khuỷu tay, chân, phía sau đầu gối, cổ, ngực, phần vai hở.
Theo ThS. BS Lê Thái Vân Thanh: Bệnh viêm da dị ứng có thể được điều trị khỏi hẳn sau một tuần. Nếu các triệu chứng vẫn còn, cần tới khám tại chuyên khoa da liễu.
Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng ngày càng tăng, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, khoảng 10-20% trẻ em trên toàn thế giới bị bệnh, trong khi đó chỉ có 2-5% người lớn gặp phải tình trạng này.
Đối với những người bị bệnh viêm da dị ứng họ có thể mắc đồng thời các bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Bệnh gây ngứa rất nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ hàng ngày của bệnh nhân.
1. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng
Theo các chuyên gia, viêm da dị ứng thường bắt đầu đối với trẻ dưới 5 tuổi và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Còn đối với một số người lớn nó phát định kỳ và sau đó sẽ giảm trong một gian, có thể lên đến vài năm. Bệnh viêm da dị ứng thường có nhiều triệu chứng khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:
– Ngứa da: Đặc biệt là vào buổi tối, càng ngứa càng khiến bệnh nhân gãi nhiều, càng gãi lại càng ngứa hơn và tạo ra một vòng luẩn quẩn.
– Nổi ban đỏ: Khi bị viêm da dị ứng người bệnh sẽ bị nổi ban đỏ, có thể từng mảng hoặc một vùng da. Da cũng sẽ xuất hiện các sẩn, đám sẩn, mụn nước tiết dịch, cảm giác nóng và ngứa ở vùng da bị bệnh.
– Xuất hiện vảy da: Ngoài những mảng ban đỏ thì trên còn có những vảy da do tế bào chất gây nên. Những vảy da này thường gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh.
– Lở loét, phù nề da: Khi bệnh nặng, vùng da phát bệnh thường bị phù nề, lở loét và chảy dịch, đóng vảy tiết. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách vùng da này có thể bị bội nhiễm tạo mụn mủ, vảy có màu vàng, lâu ngày viêm càng nặng và càng lan rộng ra những vùng da khác.
Ngoài ra, một số trường hợp viêm da dị ứng thường kèm theo triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, cơ thể bị sốt nhẹ.
→ Khi bị viêm da dị ứng, gãi nhiều có thể gây:
Viêm da dị ứng thường gây ngứa ngáy, khó chịu, do đó người bệnh thường gãi nhiều, việc gãi ngứa nhiều có thể gây sưng, tấy đỏ, nứt da, chảy dịch, đóng vảy, da dày hơn và tróc vảy gây đau đớn và mất thẩm mỹ.
Có thể bạn muốn biết: Cách nhận biết các bệnh viêm da
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng
Hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng, nhưng theo các chuyên gia thì dưới đây là những tác nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này, cụ thể:
– Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da dị ứng có mối liên hệ chặt chẽ với các chứng bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Do đó, với những ai từng có cha mẹ, ông bà mắc bệnh này thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng rất cao.
– Thay đổi cấu trúc da: Khi da khô bất thường khiến cho da không đủ lượng chất béo để gắn kết các tế bào da lại với nhau. Sự đứt gãy trong cấu trúc da có thể xảy ra, tạo điều kiện cho sự xâm nhập các tác nhân từ bên ngoài môi trường, gây kích ứng và làm xuất hiện phản ứng viêm.
– Yếu tố môi trường: Một số tác nhân trong môi trường làm khởi phát bệnh viêm da dị ứng, cụ thể như: Lông thú, bụi bặm, phấn hoa, khói thuốc lá, không khí và nguồn nước ô nhiễm có thể khiến da chúng ta bị tổn thương gây bệnh.
– Thời tiết, khí hậu: Thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí thấp có thể gây khô da, hoặc thời tiết nóng đổ mồ hôi nhiều đều có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng.
– Vệ sinh không đúng cách: Việc sử dụng xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da có chứa nhiều hóa có thể làm da bị mất nước, khô da dễ dẫn đến chứng viêm da dị ứng. Hoặc quần áo thô ráp, vải cứng gây cọ xát nhiều và kích ứng da.
– Thực phẩm gây dị ứng: Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao được kể đến như sữa bò, trứng, lúa mì, hải sản tươi sống sẽ làm tăng khả năng bị viêm da dị ứng, nhất là đối với những người có làn da dễ bị kích ứng.
– Giới tính: Theo nghiên cứu thì phụ nữ thường có tỉ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng cao hơn so với nam giới. Bởi vì, sự thay đổi hoocmon ở phụ nữ trong một số thời cũng có thể gây ra viêm da dị ứng như trước chu kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai.
– Stress, căng thẳng: Mệt mỏi, căng thẳng mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh, nhưng các chuyên gia đánh giá thì yếu tố này có liên quan đến việc làm bùng phát viêm da dị ứng.
3. Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da phổ biến và có thể gặp đối với bất kỳ đối tượng nào. Do đó, có rất nhiều người có nhiều câu hỏi thắc mắc về bệnh như: Viêm da dị ứng có lây không, có thể chữa khỏi không, có nguy hiểm không, khi nào thì nên gặp bác sĩ? Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc trên, mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
# Bệnh viêm da dị ứng có lây không?
Theo bác sĩ, bệnh viêm da dị ứng không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành qua những tiếp xúc thông thường. Do đó, những người sống chung với người bị mắc bệnh viêm da dị ứng không cùng huyết thống thì bạn không cần lo lắng bị lây bệnh.
Tuy nhiên, viêm da dị ứng là chứng bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố di truyền, vì vậy với những người có người thân mắc bệnh thì nên cẩn thận phòng tránh. Đồng thời, bệnh hay xảy ra đối với những người có tiền sử bị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, cơ địa yếu hay miễn dịch kém.
# Bệnh viêm da dị ứng có thể chữa khỏi không?
Với câu hỏi này các bác sĩ khẳng định rằng: Viêm da dị ứng là chứng bệnh có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, để bệnh khỏi hoàn toàn thì người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về cách bôi thuốc, uống thuốc, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, kiêng cử đúng cách. Nếu không tuân thủ đúng những điều này thì sau khi khỏi, bệnh vẫn có thể tái phát lại nặng hơn và khó chữa hơn.
Một số thuốc được các bác sĩ chỉ định trong việc điều trị bệnh viêm da dị ứng bao gồm:
Viêm da dị ứng tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng nếu bệnh không được thăm khám và loại bỏ sớm thì có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
– Bệnh xuất hiện các sẩn ngứa có màu đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
– Viêm da dị ứng gây ngứa nên người bệnh thường cào gãi nhiều, nhưng càng gãi lại ngứa thêm và da có thể bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da, viêm da.
– Một số trường hợp có biểu hiện bị tổn thương về thần kinh như hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, đau đầu, bị tổn thương ở niêm mạc mắt, mũi, miệng.
– Viêm da dị ứng có thể khiến người bệnh bị hắt hơi, khó thở, ngạt thở vì hen ho, chảy nước mũi, kèm theo các biểu hiện về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy bụng, đau bụng, chán ăn.
– Đặc biệt, bệnh viêm da dị ứng có thể gây ra các triệu chứng sốc phản vệ với các dị nguyên dẫn đến trụy tim, tụt huyết áp, tay chân lạnh, da tím tái, mạch nhanh – nhỏ, một số ít trường hợp tử vong.
# Khi có triệu chứng nào cần gặp bác sĩ da liễu?
Những trường hợp bệnh nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng những phương pháp dân gian. Nhưng nếu mắc bệnh với những triệu chứng dưới đây thì bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ ngay:
Áp dụng phương pháp dân gian, sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là những cách điều trị bệnh viêm da dị ứng phổ biến hiện nay, cụ thể các phương pháp như sau:
1. Cách trị viêm da dị ứng tại nhà
Khi mới mắc bệnh với những triệu chứng nhẹ như nổi mẩn ngứa, ngứa nhiều thì người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa viêm da dị ứng tại nhà đơn giản như sử dụng hành hoa, trà xanh, gạc ướt…
# Sử dụng lá trà xanh chữa viêm da dị ứng:
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá trà xanh có chứa nhiều thành phần như vitamin A, B2, B3, B5, C, Tanin, Flavonol có tác dụng kháng khuẩn, làm mát da, ngăn ngừa sự bài tiết và hấp thu các chất bụi bẩn từ bên ngoài môi trường gây hại cho bề mặt da. Đồng thời, hàm lượng chất EGCG còn có khả năng giảm sưng, mưng mủ, loại bỏ các cơn ngứa ngáy, đau nhức cho người bệnh.
Cách làm: Sử dụng lá trà xanh chữa viêm da dị ứng đơn giản như sau: Lấy một nắm lá trà xanh tươi rửa sạch, ngâm với nước muối ấm để giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại. Nấu một nồi nước thật sôi rồi vò nát lá trà xanh thả vào nồi cho sôi 10 phút. Thêm vào đó một chút muối sạch rồi tắt bếp, chờ nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm da dị ứng. Lúc ngâm rửa bạn nên dùng xác trà xanh chà xát lên vùng da bị tổn thương để giúp phát huy công dụng chữa bệnh. Thực hiện ngày 2 lần sáng – tối và liên tục trong vài ngày các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng thuyên giảm hẳn.
# Chữa viêm da dị ứng bằng hành hoa:
Không chỉ là nguồn gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày mà hành hoa còn có công dụng trị một số bệnh thông thường như: Cầm máu vết thương, chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, táo bón và đầy hơi, đặc biệt là chữa viêm da dị ứng nhanh chóng. Sở dĩ hành hoa có khả năng chữa các bệnh ngoài da trong đó có viêm da dị ứng là vì trong hành hoa chứa các thành phần zeaxanthin, flavonoids, pectin có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, thành phần vitamin C, B1, K và collagen giúp tái tạo các tổn thương da và làm giảm ngứa. Cách chữa viêm da dị ứng bằng hành hoa như sau:
– Nguyên liệu:
# Dùng gạc ướt trị viêm da dị ứng:
Một cách đơn giản để điều trị viêm da dị ứng ở mức độ nhẹ đó chính là dùng gạc ướt. Lấy một miếng gạc ướt thấm với thuốc có thành phần corticoid rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Đắp gạc ướt có công dụng giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi nhiều vào các tổn thương và thúc đẩy quá trình liền da. Tuy nhiên, khi kết hợp sử dụng thuốc có thành phần corticoid thì người bệnh cần chú ý tránh lạm dụng sẽ không tốt cho da.
# Tránh xa chất gây viêm da dị ứng:
Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da dị ứng đó chính là do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như hóa chất, bụi bẩn, thực phẩm. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh cần lưu ý tránh xa các tác nhân gây bệnh sau:
Tránh xa chất gây viêm da dị ứng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn
– Không tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất, nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc hàng ngày thì cần mặc đồ bảo hộ kín đáo.
– Tránh xa bụi bẩn, ô nhiễm môi trường bằng cách ra đường mặc quần áo che kín, bịt khẩu trang kín đáo.
– Vệ sinh môi trường nhà ở, phòng ngủ sạch sẽ, hạn chế nuôi động vật hoặc trồng các loại hoa có phấn hoa, dễ gây kích ứng.
– Không nên ăn hải sản tươi sống, vì nếu ăn không đúng cách sẽ khiến chất histamin trong thực phẩm gây ngứa và dị ứng. Ngoài ra nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn chứa nhiều bảo quản, phụ gia, phẩm màu, đồ uống có ga, các chất kích thích có cồn như rượu, bia, cà phê, thực phẩm muối chua, các loại thịt gà, thịt bò.
# Giữ ẩm cho da:
Giữ ẩm cho da bằng các dược phẩm có chứa thành phần steroid và chất ức chế calcineurin giúp điều chỉnh hệ miễn dịch và duy trì chức năng hàng rào của các tế bào da chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Tuy nhiên, các sản phẩm dưỡng ẩm cho da này cũng phải được các bác sĩ da liễu kê đơn để có thể sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với từng mức độ bệnh.
Những sản phẩm chuyên biệt có tác dụng dưỡng ẩm cho da khi bị viêm da dị ứng được các bác sĩ khuyến khích dùng như:
Giữ ẩm cho da giúp điều trị bệnh viêm da dị ứng
– Kem dưỡng dành cho da mặt và toàn thân: Những loại kem này giúp làm mềm, đồng thời tác động lên các protein trong cấu trúc và độ dày của hàng rào da, giúp khôi phục lại chức năng của da và chống lại các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng.
– Dầu tắm chuyên biệt: Người bệnh nên lựa chọn những loại dầu tắm chứa nồng độ cao axit linoleic hoặc dầu hạnh nhân và tinh dầu.
– Sữa dưỡng thể: Sữa dưỡng thể có tác dụng làm dịu da, mềm da và là một sản phẩm lý tưởng cho việc chăm sóc da hàng ngày. Nên chọn những loại có thành phần Axit linoleic đậm đặc cùng với một hợp chất lipid của tinh dầu nhằm giúp tái lập lại mức độ tối ưu độ ẩm của da.
– Dầu gội đầu: Chúng có tác dụng làm dịu, chống kích ứng, làm mềm và bảo vệ giảm việc bong tróc da do viêm da dị ứng. Tốt nhất nên lựa chọn những sản phầm được chiết xuất từ piroctone olamine, pantenol và axit linoleic dành riêng cho da khô, da nhạy cảm và dị ứng.
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thì các loại kem dưỡng ẩm, sữa tắm, dầu gội này còn có tác dụng ngăn ngừa sự bùng phát mới.
2. Dùng thuốc trị viêm da dị ứng trường hợp kịch phát
Trong những đợt kịch phát, viêm da dị ứng nghiêm trọng với rất nhiều thương tổn, ngứa ngáy nhiều thì cần phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ. Các loại thuốc được chỉ định trong những trường hợp này bao gồm:
– Các corticoid bôi ngoài da (dermocorticoid): Các loại thuốc này có công dụng chống viêm do làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu và làm biến đổi các phản ứng miễn dịch. Đồng thời làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, tại chỗ.
+ Liều lượng: Thoa thuốc mỗi ngày 1 lần cho đến khi thuyên giảm bệnh, thường được bôi trong 10 ngày. Tốt nhất nên bôi vào buổi tối để giữ thuốc tại chỗ được lâu và phát huy công dụng.
+ Lưu ý: Cẩn thận khi dùng ở mí mắt vì có thể gây đục thủy tinh thể hoặc glaucome. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như: Teo da, giãn mạch, rậm lông, rạn da, bội nhiễm, giảm sắc tố, chậm phát triển, suy thượng thận rất nguy hiểm.
– Thuốc Tacrolimus: Loại thuốc này là một dẫn xuất macrolid được chỉ định cho cả trẻ em và người lớn trong những trường hợp bệnh nặng khi dùng dermocorticoid đúng liều mà vẫn không thuyên giảm bệnh.
+ Liều lượng: Chỉ bôi lên các tổn thương ngày 2 lần với một lớp kem mỏng, trong vòng 2 tuần nếu không thấy hiệu quả thì dừng ngay.
+ Lưu ý: Thuốc không có tác dụng gây teo, có thể bôi lên các tổn thương ở thân và mặt kể cả mi mắt. Không được bôi lên các niêm mạc, dưới băng kín hoặc trên da nhiễm khuẩn. Nếu không dùng đúng cách có thể gây ngứa hoặc bỏng.
Dùng thuốc trị viêm da dị ứng theo chỉ định của bác sĩ
3. Điều trị toàn thân cho bệnh nhân viêm da dị ứng
Một số thuốc được các bác sĩ chỉ định trong điều trị toàn thân cho người bệnh viêm da dị ứng bao gồm:
– Ciclosporin: Thuốc dùng đường với liều lượng 2,5-5 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, thuốc Ciclosporin được chỉ định dùng trong điều trị ngắn hạn, khoảng 8 tuần.
– Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc dùng chính trong việc điều trị dứt điểm các cơn ngứa da, tuy nhiên khi sử dụng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ vì những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là gây buồn ngủ, giảm tập trung. Người bệnh tuyệt đối không nên dùng các kháng histamin thuộc nhóm phenothiazin trong thời kỳ thường xuyên tiếp xúc với nắng do nguy cơ nhạy cảm ánh sáng.
– Thuốc chống nhiễm khuẩn: Trong trường hợp các tổn thương bị chốc lở thì cần sử dụng thuốc chống bội nhiễm. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc tại chỗ bằng các dung dịch nước hoặc bọt.
– Quang liệu pháp (phototherapie): Phương pháp này thường được áp dụng cho các thể bệnh nhẹ, có thể có nhiều dạng. Phối hợp UVA -UVB thường đem lại hiệu quả nhất. Tiến hành liệu pháp này vào buổi chiều từ 3 đến 5 lần mỗi tuần để giúp bệnh nhanh khỏi.
– Chăm sóc về mặt tâm lý: Người bệnh luôn tạo cho mình cảm giác thoải mái, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
– Tắm suối nước nóng: Đây cũng là một trong những hình thức hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng nhanh khỏi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắm nước vừa ấm, không nên tắm nước quá nóng.
– Triển vọng điều trị: Người bệnh có thể lựa chọn một trong những chất ức chế calcineurin thứ hai là pimecrolimus (Elidel) dùng bôi ngoài da. Nhóm thuốc mới này bao gồm prednicarbat, fluticason, aceponat của methylprednisolon, và furoat mometason.
4. Cách chữa viêm da dị ứng bằng Đông y
Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc có tính chất giảm viêm, kháng khuẩn trị dị ứng hiệu quả. Thông thường, muốn chữa bệnh đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần dùng thuốc điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là bài thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo:
# Bài thuốc uống trị viêm da dị ứng:
– Thành phần: Giấm gạo 100 ml, thân cây đu đủ 60 gam, gừng sống 9 gam.
– Thực hiện: Cho cả 3 nguyên liệu vừa chuẩn bị trên vào nồi đất đem nấu chung, sau khi giấm cạn, lấy đu đủ, gừng ra dùng. Mỗi ngày uống một thang, sử dụng buổi sáng và buổi tối. Dùng 7 ngày cho một liệu trình.
# Bài thuốc bôi ngoài trị viêm da dị ứng:
– Thành phần: Lá khổ qua, lá mướp, cây cải dầu, nước mật của cá trắm đen với một lượng vừa đủ dùng.
– Cách làm: Lá khổ qua và lá mướp rửa sạch phơi khô, cắt nhỏ và xay nhuyễn thành bột mịn. Dùng hỗn hợp bột này trộn cùng với mật cá trắm đen, rồi cho thêm cây cải vào khuấy đều và đắp lên chỗ da bị dị ứng. Sử dụng thường xuyên mỗi ngày một lần trong vòng 2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng dị ứng cải thiện hẳn.
DƯỢC LIỆU ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DỊ ỨNG:
Đối với các trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh hoặc tình trạng viêm da dị ứng nhẹ thì các bài thuốc trên điều trị tại nhà rất hiệu quả. Nó có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân bị viêm da dị ứng đều là bị lâu năm, chủ quan nghĩ rằng bệnh vặt nên không điều trị ngay, thường tới lúc bệnh nặng mới đi tìm cách chạy chữa dẫn đến khó khăn trong việc chữa trị.
Chữa viêm da dị ứng bằng Đông y hiệu quả
Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng dược liệu Đông y điều trị viêm da dị ứng của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc. Bài thuốc bao gồm thuốc uống điều trị từ bên trong, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài. Các nguyên liệu bài thuốc được chiết xuất từ thiên nên rất an toàn và lành tính. Cụ thể các bài thuốc như sau:
# Bài thuốc uống: Các vị thuốc gồm có: Bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa. Tất cả các vị thuốc trên đem cho vào nồi sắc chung với nước và uống. Mỗi ngày uống một thang, thực hiện theo đúng chỉ định của thầy thuốc để có hiệu quả trị bệnh cao.
Bài thuốc này có công dụng tiêu viêm, giải độc, tăng cường khả năng đào thải của gan và bài tiết của thận giúp điều trị dị ứng.
# Bài thuốc ngâm rửa: Các thành phần gồm có ô liên rô, lá trầu không, ích nhĩ tử. Các vị thuốc rửa sạch, nấu với nước rồi đổ ra chậu, chờ cho đến khi thuốc nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vết tổn thương trên da. Bài thuốc ngâm rửa giúp thẩm thấu các dưỡng chất vào lớp biểu bì, ngăn chặn vùng tổn thương lan rộng.
# Bài thuốc bôi ngoài: Các vị thuốc gồm có: Tang bạch bì, bí đao, mật ong. Bí đao đem rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, cắt thành từng khúc rồi nấu cho nhừ. Vớt ra xay nhuyễn và ép lấy nước cốt. Tang bạch bì sao vàng, nghiền nhuyễn rồi trộn với nước ép bí đao và mật ong khuấy đều, nấu cho đến khi đặc sệt thì bỏ vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần chỉ thoa một ít lên vùng da bị bệnh, nên bôi khoảng 1-2 lần ngày để có hiệu quả cao. Bài thuốc bôi ngoài có công dụng làm mềm da, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da và giúp da khỏe mạnh hơn.
Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng
Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc thì người bệnh cũng nên chú ý đến việc chăm sóc các vết tổn thương hàng ngày đúng cách để giúp bệnh nhanh khỏi. Đồng thời nên thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
1. Cách chăm sóc hàng ngày khi bị viêm da dị ứng
Khi bị viêm da dị ứng, để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh cũng như tránh trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh cần:
Vệ sinh da sạch sẽ giúp điều trị viêm da dị ứng tốt hơn
– Thoa kem dưỡng ẩm lên da để giúp mềm da, giảm các triệu chứng khô da, bong da, ngứa da.
– Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng thấp để tránh ra mồ hôi khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu.
– Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh mặc đồ chật, làm bằng các chất liệu như len, vải cứng, nilon.
– Hạn chế gãi nhiều tránh trầy xước da, băng ép giữ cho da mát và ẩm.
– Hạn chế sử dụng dầu tắm, nước xả vải, bột giặt có tính khử cao để tránh gây kích ứng da.
– Tắm nước ấm không quá nóng, chỉ 32 độ là vừa, không nên tắm quá lâu, tắm khoảng 5-10 phút là tốt nhất.
– Thư giãn, tập yoga để giúp giảm căng thẳng.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều đồ mát, tránh thực phẩm cay nóng vì sẽ khiến các triệu chứng nặng hơn.
2. Cách phòng bệnh viêm da dị ứng
Để phòng ngừa chứng viêm da dị ứng hiệu quả, chúng ta cần thực hiện tốt những điều sau:
Phòng bệnh viêm da dị ứng bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
– Hạn chế tiếp xúc hóa chất: Nếu như bạn bắt buộc cần tiếp xúc với các chất gây độc cho da thì bạn nên đeo găng tay hoặc mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc.
– Giữ ấm trong thời tiết lạnh: Nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông, để tránh bị khô da và có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có viêm da dị ứng.
– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Thường các loại mỹ phẩm có chứa nhiều các chất kích ứng có thể dị ứng cho da, vì vậy khi sử dụng mỹ phẩm cần dùng thử trước. Đồng thời nên dùng các sản phẩm có chất lượng tốt, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến da.
– Chú ý món ăn dễ gây dị ứng: Những người có cơ địa mẫn cảm thì nên hạn chế tiếp xúc với các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, ghẹ, thịt bò, thịt đỏ, nhộng tằm.
– Vận động thể thao: Tập luyện, vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lựa chọn những môn thể thao dùng quá nhiều sức.
Bệnh viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng chúng ta tuyệt đối không nên xem thường vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của mình thì mọi người nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé!
→ Bạn nên tham khảo thêm:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm da dị ứng, một số cách được kể đến như sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà (hành hoa, trà xanh…), sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên, điều kiện để có được kết quả chữa bệnh tốt đó chính là người bệnh cần kiên trì thực hiện và tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở những vùng da như cổ, bàn tay, bàn chân… Ngoài việc khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu, nếu bệnh không được thăm khám và điều trị đúng cách có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm da thần kinh, nhiễm trùng da, chốc lở, gây hại cho mắt.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh viêm da dị ứng
- Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng
- Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng
- Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da dị ứng
- Cách trị viêm da dị ứng tại nhà
- Dùng thuốc trị viêm da dị ứng trường hợp kịch phát
- Điều trị toàn thân cho bệnh nhân viêm da dị ứng
- Cách chữa viêm da dị ứng bằng Đông y
- Cách chăm sóc hàng ngày khi bị viêm da dị ứng
- Cách phòng bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp của da. Là căn bệnh mãn tính có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một thời gian. Bệnh viêm da dị ứng khiến cho làn da trở nên khô, tróc vảy, kèm theo nóng rát và ngứa. Các mảng da khô xuất hiện ở vùng mặt, trán, da đầu, khuỷu tay, chân, phía sau đầu gối, cổ, ngực, phần vai hở.
Theo ThS. BS Lê Thái Vân Thanh: Bệnh viêm da dị ứng có thể được điều trị khỏi hẳn sau một tuần. Nếu các triệu chứng vẫn còn, cần tới khám tại chuyên khoa da liễu.
Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng ngày càng tăng, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, khoảng 10-20% trẻ em trên toàn thế giới bị bệnh, trong khi đó chỉ có 2-5% người lớn gặp phải tình trạng này.
Đối với những người bị bệnh viêm da dị ứng họ có thể mắc đồng thời các bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Bệnh gây ngứa rất nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ hàng ngày của bệnh nhân.
1. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng
Theo các chuyên gia, viêm da dị ứng thường bắt đầu đối với trẻ dưới 5 tuổi và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Còn đối với một số người lớn nó phát định kỳ và sau đó sẽ giảm trong một gian, có thể lên đến vài năm. Bệnh viêm da dị ứng thường có nhiều triệu chứng khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:
– Ngứa da: Đặc biệt là vào buổi tối, càng ngứa càng khiến bệnh nhân gãi nhiều, càng gãi lại càng ngứa hơn và tạo ra một vòng luẩn quẩn.
– Nổi ban đỏ: Khi bị viêm da dị ứng người bệnh sẽ bị nổi ban đỏ, có thể từng mảng hoặc một vùng da. Da cũng sẽ xuất hiện các sẩn, đám sẩn, mụn nước tiết dịch, cảm giác nóng và ngứa ở vùng da bị bệnh.
– Xuất hiện vảy da: Ngoài những mảng ban đỏ thì trên còn có những vảy da do tế bào chất gây nên. Những vảy da này thường gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh.
– Lở loét, phù nề da: Khi bệnh nặng, vùng da phát bệnh thường bị phù nề, lở loét và chảy dịch, đóng vảy tiết. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách vùng da này có thể bị bội nhiễm tạo mụn mủ, vảy có màu vàng, lâu ngày viêm càng nặng và càng lan rộng ra những vùng da khác.
Ngoài ra, một số trường hợp viêm da dị ứng thường kèm theo triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, cơ thể bị sốt nhẹ.
→ Khi bị viêm da dị ứng, gãi nhiều có thể gây:
Viêm da dị ứng thường gây ngứa ngáy, khó chịu, do đó người bệnh thường gãi nhiều, việc gãi ngứa nhiều có thể gây sưng, tấy đỏ, nứt da, chảy dịch, đóng vảy, da dày hơn và tróc vảy gây đau đớn và mất thẩm mỹ.
Có thể bạn muốn biết: Cách nhận biết các bệnh viêm da
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng
Hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng, nhưng theo các chuyên gia thì dưới đây là những tác nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này, cụ thể:
– Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da dị ứng có mối liên hệ chặt chẽ với các chứng bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Do đó, với những ai từng có cha mẹ, ông bà mắc bệnh này thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng rất cao.
– Thay đổi cấu trúc da: Khi da khô bất thường khiến cho da không đủ lượng chất béo để gắn kết các tế bào da lại với nhau. Sự đứt gãy trong cấu trúc da có thể xảy ra, tạo điều kiện cho sự xâm nhập các tác nhân từ bên ngoài môi trường, gây kích ứng và làm xuất hiện phản ứng viêm.
– Yếu tố môi trường: Một số tác nhân trong môi trường làm khởi phát bệnh viêm da dị ứng, cụ thể như: Lông thú, bụi bặm, phấn hoa, khói thuốc lá, không khí và nguồn nước ô nhiễm có thể khiến da chúng ta bị tổn thương gây bệnh.
– Thời tiết, khí hậu: Thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí thấp có thể gây khô da, hoặc thời tiết nóng đổ mồ hôi nhiều đều có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng.
– Vệ sinh không đúng cách: Việc sử dụng xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da có chứa nhiều hóa có thể làm da bị mất nước, khô da dễ dẫn đến chứng viêm da dị ứng. Hoặc quần áo thô ráp, vải cứng gây cọ xát nhiều và kích ứng da.
– Thực phẩm gây dị ứng: Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao được kể đến như sữa bò, trứng, lúa mì, hải sản tươi sống sẽ làm tăng khả năng bị viêm da dị ứng, nhất là đối với những người có làn da dễ bị kích ứng.
– Giới tính: Theo nghiên cứu thì phụ nữ thường có tỉ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng cao hơn so với nam giới. Bởi vì, sự thay đổi hoocmon ở phụ nữ trong một số thời cũng có thể gây ra viêm da dị ứng như trước chu kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai.
– Stress, căng thẳng: Mệt mỏi, căng thẳng mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh, nhưng các chuyên gia đánh giá thì yếu tố này có liên quan đến việc làm bùng phát viêm da dị ứng.
3. Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da phổ biến và có thể gặp đối với bất kỳ đối tượng nào. Do đó, có rất nhiều người có nhiều câu hỏi thắc mắc về bệnh như: Viêm da dị ứng có lây không, có thể chữa khỏi không, có nguy hiểm không, khi nào thì nên gặp bác sĩ? Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc trên, mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
# Bệnh viêm da dị ứng có lây không?
Theo bác sĩ, bệnh viêm da dị ứng không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành qua những tiếp xúc thông thường. Do đó, những người sống chung với người bị mắc bệnh viêm da dị ứng không cùng huyết thống thì bạn không cần lo lắng bị lây bệnh.
Tuy nhiên, viêm da dị ứng là chứng bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố di truyền, vì vậy với những người có người thân mắc bệnh thì nên cẩn thận phòng tránh. Đồng thời, bệnh hay xảy ra đối với những người có tiền sử bị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, cơ địa yếu hay miễn dịch kém.
# Bệnh viêm da dị ứng có thể chữa khỏi không?
Với câu hỏi này các bác sĩ khẳng định rằng: Viêm da dị ứng là chứng bệnh có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, để bệnh khỏi hoàn toàn thì người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về cách bôi thuốc, uống thuốc, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, kiêng cử đúng cách. Nếu không tuân thủ đúng những điều này thì sau khi khỏi, bệnh vẫn có thể tái phát lại nặng hơn và khó chữa hơn.
Một số thuốc được các bác sĩ chỉ định trong việc điều trị bệnh viêm da dị ứng bao gồm:
- Thuốc mỡ, kem bôi thoa trực tiếp lên da giúp giảm sưng, giảm các triệu chứng bệnh tại chỗ.
- Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng vết thương.
- Các loại thuốc chứa thành phần corticosteroid có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về miễn dịch dị ứng hiệu quả.
- Thuốc kháng histamine có tác dụng giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng.
Viêm da dị ứng tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng nếu bệnh không được thăm khám và loại bỏ sớm thì có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
– Bệnh xuất hiện các sẩn ngứa có màu đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
– Viêm da dị ứng gây ngứa nên người bệnh thường cào gãi nhiều, nhưng càng gãi lại ngứa thêm và da có thể bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da, viêm da.
– Một số trường hợp có biểu hiện bị tổn thương về thần kinh như hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, đau đầu, bị tổn thương ở niêm mạc mắt, mũi, miệng.
– Viêm da dị ứng có thể khiến người bệnh bị hắt hơi, khó thở, ngạt thở vì hen ho, chảy nước mũi, kèm theo các biểu hiện về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy bụng, đau bụng, chán ăn.
– Đặc biệt, bệnh viêm da dị ứng có thể gây ra các triệu chứng sốc phản vệ với các dị nguyên dẫn đến trụy tim, tụt huyết áp, tay chân lạnh, da tím tái, mạch nhanh – nhỏ, một số ít trường hợp tử vong.
# Khi có triệu chứng nào cần gặp bác sĩ da liễu?
Những trường hợp bệnh nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng những phương pháp dân gian. Nhưng nếu mắc bệnh với những triệu chứng dưới đây thì bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ ngay:
- Vùng da bị nhiễm trùng, có những vệt đỏ, mủ hay vảy màu vàng.
- Đau vùng da bị tổn thương.
- Không thể tự chăm sóc bản thân hàng ngày.
- Mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động cá nhân.
- Ảnh hưởng đến khả năng nhìn.
Áp dụng phương pháp dân gian, sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là những cách điều trị bệnh viêm da dị ứng phổ biến hiện nay, cụ thể các phương pháp như sau:
1. Cách trị viêm da dị ứng tại nhà
Khi mới mắc bệnh với những triệu chứng nhẹ như nổi mẩn ngứa, ngứa nhiều thì người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa viêm da dị ứng tại nhà đơn giản như sử dụng hành hoa, trà xanh, gạc ướt…
# Sử dụng lá trà xanh chữa viêm da dị ứng:
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá trà xanh có chứa nhiều thành phần như vitamin A, B2, B3, B5, C, Tanin, Flavonol có tác dụng kháng khuẩn, làm mát da, ngăn ngừa sự bài tiết và hấp thu các chất bụi bẩn từ bên ngoài môi trường gây hại cho bề mặt da. Đồng thời, hàm lượng chất EGCG còn có khả năng giảm sưng, mưng mủ, loại bỏ các cơn ngứa ngáy, đau nhức cho người bệnh.
Cách làm: Sử dụng lá trà xanh chữa viêm da dị ứng đơn giản như sau: Lấy một nắm lá trà xanh tươi rửa sạch, ngâm với nước muối ấm để giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại. Nấu một nồi nước thật sôi rồi vò nát lá trà xanh thả vào nồi cho sôi 10 phút. Thêm vào đó một chút muối sạch rồi tắt bếp, chờ nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm da dị ứng. Lúc ngâm rửa bạn nên dùng xác trà xanh chà xát lên vùng da bị tổn thương để giúp phát huy công dụng chữa bệnh. Thực hiện ngày 2 lần sáng – tối và liên tục trong vài ngày các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng thuyên giảm hẳn.
# Chữa viêm da dị ứng bằng hành hoa:
Không chỉ là nguồn gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày mà hành hoa còn có công dụng trị một số bệnh thông thường như: Cầm máu vết thương, chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, táo bón và đầy hơi, đặc biệt là chữa viêm da dị ứng nhanh chóng. Sở dĩ hành hoa có khả năng chữa các bệnh ngoài da trong đó có viêm da dị ứng là vì trong hành hoa chứa các thành phần zeaxanthin, flavonoids, pectin có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, thành phần vitamin C, B1, K và collagen giúp tái tạo các tổn thương da và làm giảm ngứa. Cách chữa viêm da dị ứng bằng hành hoa như sau:
– Nguyên liệu:
- 100-200g hành hoa.
- 1 lít nước lọc.
- 1 thìa muối.
# Dùng gạc ướt trị viêm da dị ứng:
Một cách đơn giản để điều trị viêm da dị ứng ở mức độ nhẹ đó chính là dùng gạc ướt. Lấy một miếng gạc ướt thấm với thuốc có thành phần corticoid rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Đắp gạc ướt có công dụng giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi nhiều vào các tổn thương và thúc đẩy quá trình liền da. Tuy nhiên, khi kết hợp sử dụng thuốc có thành phần corticoid thì người bệnh cần chú ý tránh lạm dụng sẽ không tốt cho da.
# Tránh xa chất gây viêm da dị ứng:
Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da dị ứng đó chính là do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như hóa chất, bụi bẩn, thực phẩm. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh cần lưu ý tránh xa các tác nhân gây bệnh sau:
Tránh xa chất gây viêm da dị ứng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn
– Không tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất, nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc hàng ngày thì cần mặc đồ bảo hộ kín đáo.
– Tránh xa bụi bẩn, ô nhiễm môi trường bằng cách ra đường mặc quần áo che kín, bịt khẩu trang kín đáo.
– Vệ sinh môi trường nhà ở, phòng ngủ sạch sẽ, hạn chế nuôi động vật hoặc trồng các loại hoa có phấn hoa, dễ gây kích ứng.
– Không nên ăn hải sản tươi sống, vì nếu ăn không đúng cách sẽ khiến chất histamin trong thực phẩm gây ngứa và dị ứng. Ngoài ra nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn chứa nhiều bảo quản, phụ gia, phẩm màu, đồ uống có ga, các chất kích thích có cồn như rượu, bia, cà phê, thực phẩm muối chua, các loại thịt gà, thịt bò.
# Giữ ẩm cho da:
Giữ ẩm cho da bằng các dược phẩm có chứa thành phần steroid và chất ức chế calcineurin giúp điều chỉnh hệ miễn dịch và duy trì chức năng hàng rào của các tế bào da chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Tuy nhiên, các sản phẩm dưỡng ẩm cho da này cũng phải được các bác sĩ da liễu kê đơn để có thể sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với từng mức độ bệnh.
Những sản phẩm chuyên biệt có tác dụng dưỡng ẩm cho da khi bị viêm da dị ứng được các bác sĩ khuyến khích dùng như:
Giữ ẩm cho da giúp điều trị bệnh viêm da dị ứng
– Kem dưỡng dành cho da mặt và toàn thân: Những loại kem này giúp làm mềm, đồng thời tác động lên các protein trong cấu trúc và độ dày của hàng rào da, giúp khôi phục lại chức năng của da và chống lại các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng.
– Dầu tắm chuyên biệt: Người bệnh nên lựa chọn những loại dầu tắm chứa nồng độ cao axit linoleic hoặc dầu hạnh nhân và tinh dầu.
– Sữa dưỡng thể: Sữa dưỡng thể có tác dụng làm dịu da, mềm da và là một sản phẩm lý tưởng cho việc chăm sóc da hàng ngày. Nên chọn những loại có thành phần Axit linoleic đậm đặc cùng với một hợp chất lipid của tinh dầu nhằm giúp tái lập lại mức độ tối ưu độ ẩm của da.
– Dầu gội đầu: Chúng có tác dụng làm dịu, chống kích ứng, làm mềm và bảo vệ giảm việc bong tróc da do viêm da dị ứng. Tốt nhất nên lựa chọn những sản phầm được chiết xuất từ piroctone olamine, pantenol và axit linoleic dành riêng cho da khô, da nhạy cảm và dị ứng.
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thì các loại kem dưỡng ẩm, sữa tắm, dầu gội này còn có tác dụng ngăn ngừa sự bùng phát mới.
2. Dùng thuốc trị viêm da dị ứng trường hợp kịch phát
Trong những đợt kịch phát, viêm da dị ứng nghiêm trọng với rất nhiều thương tổn, ngứa ngáy nhiều thì cần phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ. Các loại thuốc được chỉ định trong những trường hợp này bao gồm:
– Các corticoid bôi ngoài da (dermocorticoid): Các loại thuốc này có công dụng chống viêm do làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu và làm biến đổi các phản ứng miễn dịch. Đồng thời làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, tại chỗ.
+ Liều lượng: Thoa thuốc mỗi ngày 1 lần cho đến khi thuyên giảm bệnh, thường được bôi trong 10 ngày. Tốt nhất nên bôi vào buổi tối để giữ thuốc tại chỗ được lâu và phát huy công dụng.
+ Lưu ý: Cẩn thận khi dùng ở mí mắt vì có thể gây đục thủy tinh thể hoặc glaucome. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như: Teo da, giãn mạch, rậm lông, rạn da, bội nhiễm, giảm sắc tố, chậm phát triển, suy thượng thận rất nguy hiểm.
– Thuốc Tacrolimus: Loại thuốc này là một dẫn xuất macrolid được chỉ định cho cả trẻ em và người lớn trong những trường hợp bệnh nặng khi dùng dermocorticoid đúng liều mà vẫn không thuyên giảm bệnh.
+ Liều lượng: Chỉ bôi lên các tổn thương ngày 2 lần với một lớp kem mỏng, trong vòng 2 tuần nếu không thấy hiệu quả thì dừng ngay.
+ Lưu ý: Thuốc không có tác dụng gây teo, có thể bôi lên các tổn thương ở thân và mặt kể cả mi mắt. Không được bôi lên các niêm mạc, dưới băng kín hoặc trên da nhiễm khuẩn. Nếu không dùng đúng cách có thể gây ngứa hoặc bỏng.
Dùng thuốc trị viêm da dị ứng theo chỉ định của bác sĩ
3. Điều trị toàn thân cho bệnh nhân viêm da dị ứng
Một số thuốc được các bác sĩ chỉ định trong điều trị toàn thân cho người bệnh viêm da dị ứng bao gồm:
– Ciclosporin: Thuốc dùng đường với liều lượng 2,5-5 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, thuốc Ciclosporin được chỉ định dùng trong điều trị ngắn hạn, khoảng 8 tuần.
– Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc dùng chính trong việc điều trị dứt điểm các cơn ngứa da, tuy nhiên khi sử dụng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ vì những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là gây buồn ngủ, giảm tập trung. Người bệnh tuyệt đối không nên dùng các kháng histamin thuộc nhóm phenothiazin trong thời kỳ thường xuyên tiếp xúc với nắng do nguy cơ nhạy cảm ánh sáng.
– Thuốc chống nhiễm khuẩn: Trong trường hợp các tổn thương bị chốc lở thì cần sử dụng thuốc chống bội nhiễm. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc tại chỗ bằng các dung dịch nước hoặc bọt.
– Quang liệu pháp (phototherapie): Phương pháp này thường được áp dụng cho các thể bệnh nhẹ, có thể có nhiều dạng. Phối hợp UVA -UVB thường đem lại hiệu quả nhất. Tiến hành liệu pháp này vào buổi chiều từ 3 đến 5 lần mỗi tuần để giúp bệnh nhanh khỏi.
– Chăm sóc về mặt tâm lý: Người bệnh luôn tạo cho mình cảm giác thoải mái, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
– Tắm suối nước nóng: Đây cũng là một trong những hình thức hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng nhanh khỏi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắm nước vừa ấm, không nên tắm nước quá nóng.
– Triển vọng điều trị: Người bệnh có thể lựa chọn một trong những chất ức chế calcineurin thứ hai là pimecrolimus (Elidel) dùng bôi ngoài da. Nhóm thuốc mới này bao gồm prednicarbat, fluticason, aceponat của methylprednisolon, và furoat mometason.
4. Cách chữa viêm da dị ứng bằng Đông y
Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc có tính chất giảm viêm, kháng khuẩn trị dị ứng hiệu quả. Thông thường, muốn chữa bệnh đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần dùng thuốc điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là bài thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo:
# Bài thuốc uống trị viêm da dị ứng:
– Thành phần: Giấm gạo 100 ml, thân cây đu đủ 60 gam, gừng sống 9 gam.
– Thực hiện: Cho cả 3 nguyên liệu vừa chuẩn bị trên vào nồi đất đem nấu chung, sau khi giấm cạn, lấy đu đủ, gừng ra dùng. Mỗi ngày uống một thang, sử dụng buổi sáng và buổi tối. Dùng 7 ngày cho một liệu trình.
# Bài thuốc bôi ngoài trị viêm da dị ứng:
– Thành phần: Lá khổ qua, lá mướp, cây cải dầu, nước mật của cá trắm đen với một lượng vừa đủ dùng.
– Cách làm: Lá khổ qua và lá mướp rửa sạch phơi khô, cắt nhỏ và xay nhuyễn thành bột mịn. Dùng hỗn hợp bột này trộn cùng với mật cá trắm đen, rồi cho thêm cây cải vào khuấy đều và đắp lên chỗ da bị dị ứng. Sử dụng thường xuyên mỗi ngày một lần trong vòng 2 tuần bạn sẽ thấy tình trạng dị ứng cải thiện hẳn.
DƯỢC LIỆU ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DỊ ỨNG:
Đối với các trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh hoặc tình trạng viêm da dị ứng nhẹ thì các bài thuốc trên điều trị tại nhà rất hiệu quả. Nó có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân bị viêm da dị ứng đều là bị lâu năm, chủ quan nghĩ rằng bệnh vặt nên không điều trị ngay, thường tới lúc bệnh nặng mới đi tìm cách chạy chữa dẫn đến khó khăn trong việc chữa trị.
Chữa viêm da dị ứng bằng Đông y hiệu quả
Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng dược liệu Đông y điều trị viêm da dị ứng của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc. Bài thuốc bao gồm thuốc uống điều trị từ bên trong, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài. Các nguyên liệu bài thuốc được chiết xuất từ thiên nên rất an toàn và lành tính. Cụ thể các bài thuốc như sau:
# Bài thuốc uống: Các vị thuốc gồm có: Bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa. Tất cả các vị thuốc trên đem cho vào nồi sắc chung với nước và uống. Mỗi ngày uống một thang, thực hiện theo đúng chỉ định của thầy thuốc để có hiệu quả trị bệnh cao.
Bài thuốc này có công dụng tiêu viêm, giải độc, tăng cường khả năng đào thải của gan và bài tiết của thận giúp điều trị dị ứng.
# Bài thuốc ngâm rửa: Các thành phần gồm có ô liên rô, lá trầu không, ích nhĩ tử. Các vị thuốc rửa sạch, nấu với nước rồi đổ ra chậu, chờ cho đến khi thuốc nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vết tổn thương trên da. Bài thuốc ngâm rửa giúp thẩm thấu các dưỡng chất vào lớp biểu bì, ngăn chặn vùng tổn thương lan rộng.
# Bài thuốc bôi ngoài: Các vị thuốc gồm có: Tang bạch bì, bí đao, mật ong. Bí đao đem rửa sạch, bỏ vỏ và hạt, cắt thành từng khúc rồi nấu cho nhừ. Vớt ra xay nhuyễn và ép lấy nước cốt. Tang bạch bì sao vàng, nghiền nhuyễn rồi trộn với nước ép bí đao và mật ong khuấy đều, nấu cho đến khi đặc sệt thì bỏ vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần chỉ thoa một ít lên vùng da bị bệnh, nên bôi khoảng 1-2 lần ngày để có hiệu quả cao. Bài thuốc bôi ngoài có công dụng làm mềm da, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da và giúp da khỏe mạnh hơn.
Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng
Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc thì người bệnh cũng nên chú ý đến việc chăm sóc các vết tổn thương hàng ngày đúng cách để giúp bệnh nhanh khỏi. Đồng thời nên thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
1. Cách chăm sóc hàng ngày khi bị viêm da dị ứng
Khi bị viêm da dị ứng, để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh cũng như tránh trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh cần:
Vệ sinh da sạch sẽ giúp điều trị viêm da dị ứng tốt hơn
– Thoa kem dưỡng ẩm lên da để giúp mềm da, giảm các triệu chứng khô da, bong da, ngứa da.
– Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong phòng thấp để tránh ra mồ hôi khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu.
– Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh mặc đồ chật, làm bằng các chất liệu như len, vải cứng, nilon.
– Hạn chế gãi nhiều tránh trầy xước da, băng ép giữ cho da mát và ẩm.
– Hạn chế sử dụng dầu tắm, nước xả vải, bột giặt có tính khử cao để tránh gây kích ứng da.
– Tắm nước ấm không quá nóng, chỉ 32 độ là vừa, không nên tắm quá lâu, tắm khoảng 5-10 phút là tốt nhất.
– Thư giãn, tập yoga để giúp giảm căng thẳng.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều đồ mát, tránh thực phẩm cay nóng vì sẽ khiến các triệu chứng nặng hơn.
2. Cách phòng bệnh viêm da dị ứng
Để phòng ngừa chứng viêm da dị ứng hiệu quả, chúng ta cần thực hiện tốt những điều sau:
Phòng bệnh viêm da dị ứng bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
– Hạn chế tiếp xúc hóa chất: Nếu như bạn bắt buộc cần tiếp xúc với các chất gây độc cho da thì bạn nên đeo găng tay hoặc mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc.
– Giữ ấm trong thời tiết lạnh: Nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông, để tránh bị khô da và có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có viêm da dị ứng.
– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Thường các loại mỹ phẩm có chứa nhiều các chất kích ứng có thể dị ứng cho da, vì vậy khi sử dụng mỹ phẩm cần dùng thử trước. Đồng thời nên dùng các sản phẩm có chất lượng tốt, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến da.
– Chú ý món ăn dễ gây dị ứng: Những người có cơ địa mẫn cảm thì nên hạn chế tiếp xúc với các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, ghẹ, thịt bò, thịt đỏ, nhộng tằm.
– Vận động thể thao: Tập luyện, vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lựa chọn những môn thể thao dùng quá nhiều sức.
Bệnh viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng chúng ta tuyệt đối không nên xem thường vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của mình thì mọi người nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé!
→ Bạn nên tham khảo thêm:
- Cách chữa dị ứng da không khó “quan trọng là phải đúng”
- 8 loại thực phẩm giúp làm giảm chứng da khô do viêm da dị ứng (Eczema)
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524