Da liễu –
Không cần phải dùng thuốc Tây, một số mẹo chữa bệnh chàm theo dân gian được ông cha ta truyền lại cũng mang đến hiệu quả bất ngờ, giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Những cách trị bệnh chàm này đều có đặc điểm chung là sử dụng những cây thuốc quen thuộc, một số có sẵn trong vườn nhà. Người bệnh có thể thu hái về sử dụng bất cứ lúc nào mỗi khi bệnh tình tái phát.
Bệnh chàm da và các dạng thường gặp
Bệnh chàm (còn được y học gọi với tên khác là bệnh eczema) là một dạng bệnh da liễu được đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy trên bề mặt da. Bất cứ đối tượng nào đều có thể mắc căn bệnh này do di truyền hoặc do bị dị ứng với thuốc, hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc hay một số loại thực phẩm ( tôm, cua, nhộng…)
Xét theo nhiều góc độ khác nhau, bệnh chàm da được chia thành các dạng như sau:
– Theo cấp độ phát triển của bệnh:
5 cây thuốc chữa bệnh chàm hiệu quả nhất trong dân gian 1. Mẹo chữa bệnh chàm bằng cây đàn hương
Tác dụng của cây đàn hương trong điều trị bệnh chàm là gì?
Từ lâu Y học cổ truyền Ấn Độ đã sử dụng gỗ đàn hương như một vị thuốc trị bệnh chàm. Hoạt chất beta – santalol trong gỗ đàn hương có tác dụng kháng khuẩn, diệt trùng, tiêu viêm. Nó giúp các tổn thương do bệnh chàm gây ra mau lành và khỏi nhanh hơn.
Ngoài ra beta – santalol còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh giảm thiểu tâm trạng lo lắng, căng thẳng – những yếu tố khiến bệnh chàm thêm trầm trọng.
– Nguyên liệu:
Bột gỗ đàn hương
– Cách làm thuốc:
Đây là cách chữa bệnh chàm theo dân gian rất độc đáo được bác Đỗ Văn Phúc ( ngụ xã Đại Áng -huyện Thanh Trì- Hà Nội) áp dụng thành công. Chia sẻ với chuyenkhoadalieu.net, bác Phúc cho biết:
” Tôi bị bệnh chàm khô ở tay suốt 4 năm trời mà bôi đủ thứ thuốc cũng không khỏi hẳn. Cứ ngưng thuốc là bệnh tái lại, sau đó thì có bôi thuốc cũng chẳng còn tác dụng gì nữa. Có thể do tôi bôi nhiều quá mà bị lờn thuốc hay sao ấy. Ban đầu tôi chỉ bị chàm ở đầu ngón tay cái thôi mà nó dần lan hết ra cả bàn tay. Đang tính ra bệnh viện Da Liễu Hà Nội khám một chuyến thì tình cờ có ông bạn làng bên qua chơi bày cho mẹo chữa bệnh chàm bằng lá ổi. Mặc dù không tin lắm nhưng tôi cứ đánh liều làm theo, không ngờ hiệu quả thật. Sau 2 tháng áp dụng bệnh của tôi giờ đã khỏi hoàn toàn.”
Quý bệnh nhân có thể dùng lá ổi trị bệnh chàm theo kinh nghiệm của bác Phúc như sau:
– Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi
– Cách thực hiện:
Được biết, trong lá ổi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên rất dồi dào. Các cuộc nghiên cứu hiện đại cũng xác nhận loại lá này còn chứa nhiều dược chất quý như axit tannic, quercetin và flavonoids. Những thành phần này có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn. Điều này đã giải thích tại sao lá ổi được Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da cũng như các căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
3. Cách chữa bệnh chàm hiệu quả bằng nghệ
Ẩn trong củ nghệ là một kho chất curcumin vô cùng dồi dào. Hoạt chất này không chỉ giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, làm mau lành vết thương mà còn ngăn chặn sự hình thành sẹo thâm ở vùng da bị tổn thương do chàm.
# Cách 1: Dùng nghệ tươi:
# Dùng nghệ khô
Bạn biết gì về công dụng chữa bệnh chàm của cây lô hội?
Lô hội ( còn gọi là nha đam) là một nguyên liệu hết sức quen thuộc trong làm đẹp. Thế nhưng ít ai ngờ rằng nó còn giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng bệnh chàm. Hiệu quả này có được là nhờ các yếu tố sau:
+ Thứ nhất: Thành phần Anthraquinones Complex và saponin có nhiều trong nhựa lô hội có khả năng sát khuẩn, gây tê, giảm đau. Đồng thời chúng cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
+ Thứ hai: Nhờ có khả năng thẩm thấu cao, các hoạt chất trong lô hội giúp làm giãn nở các mạch máu, tăng cường máu lưu thông đến nuôi dưỡng vùng da bị chàm, đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào da mới.
Bạn có thể khắc phục bệnh chàm da bằng nha đam theo cách rất đơn giản sau:
– Nguyên liệu: 1 miếng lô hội tươi
– Cách thực hiện:
Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có ghi nhận: Vỏ cây núc nác có tác dụng chống dị ứng và kháng viêm rất rõ rệt. Các hoạt chất của nó cũng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể nói chung và cho làn da nói riêng, giúp da có khả năng chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài cơ thể.
Vỏ núc nác khô
Để chữa bệnh chàm, vỏ cây núc nác được đem phối hợp với các vị thảo dược khác như vỏ cây hòe, hương nhu, lá khổ sâm. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc này theo công thức sau:
– Nguyên liệu:
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Không cần phải dùng thuốc Tây, một số mẹo chữa bệnh chàm theo dân gian được ông cha ta truyền lại cũng mang đến hiệu quả bất ngờ, giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Những cách trị bệnh chàm này đều có đặc điểm chung là sử dụng những cây thuốc quen thuộc, một số có sẵn trong vườn nhà. Người bệnh có thể thu hái về sử dụng bất cứ lúc nào mỗi khi bệnh tình tái phát.
Bệnh chàm da và các dạng thường gặp
Bệnh chàm (còn được y học gọi với tên khác là bệnh eczema) là một dạng bệnh da liễu được đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy trên bề mặt da. Bất cứ đối tượng nào đều có thể mắc căn bệnh này do di truyền hoặc do bị dị ứng với thuốc, hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc hay một số loại thực phẩm ( tôm, cua, nhộng…)
Xét theo nhiều góc độ khác nhau, bệnh chàm da được chia thành các dạng như sau:
– Theo cấp độ phát triển của bệnh:
- Chàm cấp tính: Vùng da bệnh có màu đỏ, bị sưng phì, rỉ ra nhiều dịch nước
- Chàm bán cấp: Tình trạng phù nề da đã bớt và không còn hiện tượng chảy nước
- Chàm mãn tính: Trên vùng da bị chàm xuất hiện lớp vảy dày, khô và rất ngứa
- Chàm bội nhiễm: Da bị nhiễm tạp khuẩn gây nổi nhiều mụn nước, có cả mụn mủ. Các mụn này khi vỡ ra tạo thành các vết loét và đóng vảy vàng.
- Chàm hóa: Thường do bị dị ứng với thuốc. Những vùng da bệnh xuất hiện nhiều mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu.
- Chàm đỏ: Vùng da bị bệnh có màu đỏ sẫm tương tự như sốt xuất huyết, trên da nổi lên nhiều mụn nước
- Chàm bọng nước: Có nhiều mụn nước to và ăn sâu vào da. Dạng bệnh này gặp nhiều nhất ở bàn chân hay lòng bàn tay.
- Chàm có sẩn: Các sẩn nổi nhiều tập trung thành từng đám trên các vùng da bị bệnh
- Chàm thể tạng: Bệnh gặp nhiều nhất ở những người từng bị hen suyễn. Bệnh có khả năng gây viêm, ngứa và khô da toàn thân.
- Chàm vi trùng: Tác nhân gây bệnh được xác định là do vi trùng, vi nấm hoặc do gặp sang chấn. Vùng da bị tổn thương không có tính chất đối xứng, có ranh giới rõ ràng, trên da nổi nhiều mụn nước.
- Chàm tiếp xúc ( viêm da tiếp xúc): Bệnh gây ngứa và tổn thương ở vùng thượng bì và biểu bì của da
- Chàm da mỡ: Còn gọi là chàm tiết bã. Bệnh có khuynh hướng ảnh hưởng đến những người có làn da nhờn nhiều nhất.
- Chàm tổ đỉa: Đặc trưng của dạng bệnh này là nổi nhiều mụn nước ăn sâu vào da và gây ngứa dữ dội. Chàm tổ đỉa chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn tay, xung quanh các ngón tay và lòng bàn chân.
5 cây thuốc chữa bệnh chàm hiệu quả nhất trong dân gian 1. Mẹo chữa bệnh chàm bằng cây đàn hương
Tác dụng của cây đàn hương trong điều trị bệnh chàm là gì?
Từ lâu Y học cổ truyền Ấn Độ đã sử dụng gỗ đàn hương như một vị thuốc trị bệnh chàm. Hoạt chất beta – santalol trong gỗ đàn hương có tác dụng kháng khuẩn, diệt trùng, tiêu viêm. Nó giúp các tổn thương do bệnh chàm gây ra mau lành và khỏi nhanh hơn.
Ngoài ra beta – santalol còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh giảm thiểu tâm trạng lo lắng, căng thẳng – những yếu tố khiến bệnh chàm thêm trầm trọng.
– Nguyên liệu:
- Bột gỗ đàn hương. Phần có dược tính tốt nhất vẫn là bột từ lõi của gốc đàn hương
- Nước đun sôi để nguội
Bột gỗ đàn hương
– Cách làm thuốc:
- Tùy theo diện tích da bị chàm lấy một lượng bột thuốc vừa đủ pha chung với nước
- Quậy hỗn hợp cho đến khi có được hỗn hợp sền sệt, có khả năng bám dính vào da
- Làm sạch vùng da bị bệnh chàm bằng nước ấm rồi thoa thuốc lên da trong 15 phút
- Lặp lại bài thuốc trên mỗi tháng một lần để ngằn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
Đây là cách chữa bệnh chàm theo dân gian rất độc đáo được bác Đỗ Văn Phúc ( ngụ xã Đại Áng -huyện Thanh Trì- Hà Nội) áp dụng thành công. Chia sẻ với chuyenkhoadalieu.net, bác Phúc cho biết:
” Tôi bị bệnh chàm khô ở tay suốt 4 năm trời mà bôi đủ thứ thuốc cũng không khỏi hẳn. Cứ ngưng thuốc là bệnh tái lại, sau đó thì có bôi thuốc cũng chẳng còn tác dụng gì nữa. Có thể do tôi bôi nhiều quá mà bị lờn thuốc hay sao ấy. Ban đầu tôi chỉ bị chàm ở đầu ngón tay cái thôi mà nó dần lan hết ra cả bàn tay. Đang tính ra bệnh viện Da Liễu Hà Nội khám một chuyến thì tình cờ có ông bạn làng bên qua chơi bày cho mẹo chữa bệnh chàm bằng lá ổi. Mặc dù không tin lắm nhưng tôi cứ đánh liều làm theo, không ngờ hiệu quả thật. Sau 2 tháng áp dụng bệnh của tôi giờ đã khỏi hoàn toàn.”
Quý bệnh nhân có thể dùng lá ổi trị bệnh chàm theo kinh nghiệm của bác Phúc như sau:
– Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi
– Cách thực hiện:
- Lá ổi đem rửa thật sạch và nấu với khoảng 2 lít nước trong 7-10 phút
- Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, người bệnh lấy nước lá ổi để ngâm và rửa vùng da bị bệnh
- Trong lúc rửa, có thể lấy phần xác lá ổi chà nhẹ nhàng lên da để phần da chất bị bong tróc ra ngoài.
Được biết, trong lá ổi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên rất dồi dào. Các cuộc nghiên cứu hiện đại cũng xác nhận loại lá này còn chứa nhiều dược chất quý như axit tannic, quercetin và flavonoids. Những thành phần này có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn. Điều này đã giải thích tại sao lá ổi được Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da cũng như các căn bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
3. Cách chữa bệnh chàm hiệu quả bằng nghệ
Ẩn trong củ nghệ là một kho chất curcumin vô cùng dồi dào. Hoạt chất này không chỉ giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, làm mau lành vết thương mà còn ngăn chặn sự hình thành sẹo thâm ở vùng da bị tổn thương do chàm.
# Cách 1: Dùng nghệ tươi:
- Nghệ tươi cho vào cối giã nát ra
- Dùng bông gòn thấm nước cốt nghệ thoa lên chỗ da bị chàm
- Thực hiện đều đặn ngày 2-3 lần để bệnh mau khỏi
# Dùng nghệ khô
- Chuẩn bị: Bột nghệ, 2-3 thìa dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh
- Trộn 2 nguyên liệu trên với nhau để được hợp đặc sệt giống như kem dưỡng
- Thoa thuốc tự chế lên những khu vực da đang bị chàm tấn công
- Sau 20 phút có thể rửa lại cho sạch.
Bạn biết gì về công dụng chữa bệnh chàm của cây lô hội?
Lô hội ( còn gọi là nha đam) là một nguyên liệu hết sức quen thuộc trong làm đẹp. Thế nhưng ít ai ngờ rằng nó còn giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng bệnh chàm. Hiệu quả này có được là nhờ các yếu tố sau:
+ Thứ nhất: Thành phần Anthraquinones Complex và saponin có nhiều trong nhựa lô hội có khả năng sát khuẩn, gây tê, giảm đau. Đồng thời chúng cũng giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
+ Thứ hai: Nhờ có khả năng thẩm thấu cao, các hoạt chất trong lô hội giúp làm giãn nở các mạch máu, tăng cường máu lưu thông đến nuôi dưỡng vùng da bị chàm, đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào da mới.
Bạn có thể khắc phục bệnh chàm da bằng nha đam theo cách rất đơn giản sau:
– Nguyên liệu: 1 miếng lô hội tươi
– Cách thực hiện:
- Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần ruột lô hội đen xay nhuyễn
- Phần gel nha đam thu được ta lấy bôi lên các vết chàm trên da
- Để khoảng 20 phút da sẽ bắt đầu khô lại. Lúc này tiến hành lấy nước ấm rửa cho sạch
- Kiên trì thực hiện mẹo chữa bệnh chàm tại nhà bằng lô hội mỗi tuần 2 lần cho đến khi khỏi bệnh
Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có ghi nhận: Vỏ cây núc nác có tác dụng chống dị ứng và kháng viêm rất rõ rệt. Các hoạt chất của nó cũng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể nói chung và cho làn da nói riêng, giúp da có khả năng chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài cơ thể.
Vỏ núc nác khô
Để chữa bệnh chàm, vỏ cây núc nác được đem phối hợp với các vị thảo dược khác như vỏ cây hòe, hương nhu, lá khổ sâm. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc này theo công thức sau:
– Nguyên liệu:
- Vỏ núc nác và vỏ cây hòe: Mỗi vị 50g
- Lá khổ sâm và hương nhu: 30g cho mỗi loại
- Các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm sắc kỹ lấy nước
- Dùng nước thuốc ngâm và rửa khu vực da đang bị tổn thương do bệnh chàm
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
- Bệnh chàm cơ địa chữa như thế nào hiệu quả nhất?
- Chữa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay không hề khó nếu biết cách
- Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em đúng (mẹ nên biết)
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524