Da liễu –
Thực tế các bệnh gây ngứa da có thể rất nguy hiểm, nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, hiện nay mọi người vẫn còn khá chủ quan với hiện tượng này.
Có rất nhiều gặp phải tình trạng ngứa da, đa phần đều cho rằng đó là các căn bệnh ngoài da, nhưng thực chất ngứa da còn là triệu chứng của một số bệnh từ trong cơ thể như gan, thận, cột sống,… Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết được các căn bệnh đó là gì.
Các bệnh gây ngứa da có thể bắt nguồn từ trong cơ thể, bạn nên biết để điều trị kịp thời
Các bệnh gây ngứa da bạn nên biết
Một trong những yếu tố quan trọng để có thể dứt điểm những cơn ngứa ngáy chính là bạn phải biết căn nguyên gây bệnh và điều trị vào tận gốc. Dưới đây là các bệnh gây ngứa da mà bạn nên tìm hiểu.
1. Bệnh gan
Khi chức năng gan của hoạt động kém, không thể lọc hay loại bỏ được những độc tố, cặn bã trong gan nên dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan cấp tính là nóng gan. Triệu chứng dễ nhận biết nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn nhất của nóng gan là gây ngứa. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện một cách đột ngột, với một số biểu hiện như sau:
Tương tự như gan thì thận đóng vai trò vai trò quan trọng giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, lọc máu, cân bằng nội môi và chuyển hóa trong cơ thể. Nên khi thận suy yếu sẽ khiến cho hoạt động thanh lọc, đào thải kém đi. Kéo theo chất độc không được đảo thải hết khỏi cơ thể, hoạt động của các cơ quan bị rối loạn.
Bên cạnh những biểu hiện như phù nề, tiểu đêm, ớn lạnh, đau lưng,…thì ngứa ngáy ngoài da cũng là một trong những triệu chứng nổi bật của bệnh thận. Cụ thể, khi chất độc không được đào thải chúng sẽ tích tụ trong máu rồi kích thích hoặc bài tiết qua da nên gây nên trạng thái ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì ngứa ngáy sẽ diễn biến nặng hơn bằng tình trạng nổi mẩn, phát ban.
Thận suy yếu là một trong các bệnh gây ngứa da mà nhiều người mắc phải
3. Bệnh cột sống
Trong các bệnh gây ngứa da thì bệnh lý về cột sống khiến nhiều người bất ngờ nhất. Tuy nhiên, ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là ở vùng lưng, giữa lưng thì đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng cột sống của bạn đang gặp vấn đề.
Nguyên nhân có thể là do các dây thần kinh trong hoặc xung quanh tủy sống bị tổn thương, chấn thương, viêm hoặc chèn ép xảy ra khi bạn ngồi hoặc di chuyển nên gây ra hiện tượng ngứa ngáy. Triệu chứng ngứa râm ran này sẽ ngày càng lan rộng đến cổ, tay, chân nếu như không được điều trị kịp thời và nhanh chóng.
4. Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một chứng bệnh liên quan đến sự nhạy cảm, không dung nạp thành phần Gluten (một loại protein có trong lúa mạch, bột mì,..). Celiac là căn bệnh không chữa được, thậm chí có thể dẫn đến tử vong cho nên người mắc bệnh cần hạn chế hoàn toàn những thức ăn chứa gluten.
Và đây cũng là một trong các căn bệnh gây ngứa da. Cụ thể, tình trạng ngứa ngáy, nổi phồng mụn nước, mề đay ở khuỷu tay, đầu gối, mông,…do dị ứng gluten được gọi là Dermatitis herpetiformis. Những cơn ngứa ngáy Dermatitis herpetiformis bùng phát rất dữ dội và chỉ dừng lại khi bạn ngừng ăn thực phẩm chứa gluten và được chữa trị với bác sĩ chuyên khoa.
5. Bệnh tiểu đường
Trong các bệnh gây ngứa da thì tiểu đường có nhiều nguyên nhân nhất. Cụ thể, có 5 nguyên nhân gây ngứa da ở người bệnh tiểu đường, bao gồm:
Tiểu đường là một trong các bệnh gây ngứa da phổ biến
6. Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp không chỉ là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ trên 35 tuổi mà còn là một trong các bệnh gây ngứa da. Tuyến giáp ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của cơ thể, cụ thể là sản xuất hormone tuyến giáp, quy định sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim. Khi hormone tuyến giáp hoạt động quá mạnh hay thiếu hụt thì đều gây ra những nguy hại cho cơ thể.
Một trong những biểu hiện để báo động cho bạn về chứng bệnh tuyến giáp này chính là da khô và ngứa ngáy. Bởi sự thay đổi sự trao đổi chất ảnh hưởng lớn đến kết cấu của da. Nếu như hormone tuyến giáp thiếu hụt sẽ làm cho quá trình trao đổi chất chậm lại, mồ hôi tiết ra giảm đi và da không đủ độ ẩm dẫn đến da bị khô, dễ ngứa ngáy.
7. U lympho tế bào T
Ung thư bắt nguồn từ tế bào lympho – một tế bào màu trắng thuộc hệ miễn dịch, đây là một loại ung thư máu phổ biến, thường được gọi là U lympho. Ung thư máu này gồm nhiều nhóm, trong đó ngứa da là biểu hiện của u lympho tế bào T (thuộc ung thư hạch không Hodgkin).
U lympho tế bào T có hai loại chính là Mycosis fungoides và hội chứng Sézary (dạng tiến triển của Mycosis fungoides gây lây lan đến hạch bạch huyết và cơ quan nội tạng). Biểu hiện của hai loại này có vài phần khác nhau nhưng đều gây ra ngứa da.
Xem thêm bài viết:
Thực tế các bệnh gây ngứa da có thể rất nguy hiểm, nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, hiện nay mọi người vẫn còn khá chủ quan với hiện tượng này.
Có rất nhiều gặp phải tình trạng ngứa da, đa phần đều cho rằng đó là các căn bệnh ngoài da, nhưng thực chất ngứa da còn là triệu chứng của một số bệnh từ trong cơ thể như gan, thận, cột sống,… Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết được các căn bệnh đó là gì.
Các bệnh gây ngứa da có thể bắt nguồn từ trong cơ thể, bạn nên biết để điều trị kịp thời
Các bệnh gây ngứa da bạn nên biết
Một trong những yếu tố quan trọng để có thể dứt điểm những cơn ngứa ngáy chính là bạn phải biết căn nguyên gây bệnh và điều trị vào tận gốc. Dưới đây là các bệnh gây ngứa da mà bạn nên tìm hiểu.
1. Bệnh gan
Khi chức năng gan của hoạt động kém, không thể lọc hay loại bỏ được những độc tố, cặn bã trong gan nên dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan cấp tính là nóng gan. Triệu chứng dễ nhận biết nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn nhất của nóng gan là gây ngứa. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện một cách đột ngột, với một số biểu hiện như sau:
- Ban đầu, xuất hiện những cơn ngứa râm ran như kiến bò rồi dần lan rộng khắp vùng da mặt, tay, lưng, chân,…của cơ thể.
- Tiếp theo, những mảng mẩn đỏ, hồng lan trọng ở những vùng da bị ngứa và có khả năng lan rộng ra toàn thân.
- Sau đó, những nốt sẩn cục có màu đỏ trên da, vùng nổi sẩn sẽ kèm theo hiện tượng giãn mạch, gây ngứa và đôi khi tiết dịch hoặc vở, loét.
- Những cơn ngứa này thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi người bị nóng gan ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia. Hay thường xuyên nhất chính là cơ thể gặp lạnh do nhiệt độ thay đổi, ngấm nước mưa,…
- Hiện tượng ngứa này có thể dài nhiều tháng, nhiều năm nếu như người bệnh không nhận thức được phải điều trị gan.
Tương tự như gan thì thận đóng vai trò vai trò quan trọng giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, lọc máu, cân bằng nội môi và chuyển hóa trong cơ thể. Nên khi thận suy yếu sẽ khiến cho hoạt động thanh lọc, đào thải kém đi. Kéo theo chất độc không được đảo thải hết khỏi cơ thể, hoạt động của các cơ quan bị rối loạn.
Bên cạnh những biểu hiện như phù nề, tiểu đêm, ớn lạnh, đau lưng,…thì ngứa ngáy ngoài da cũng là một trong những triệu chứng nổi bật của bệnh thận. Cụ thể, khi chất độc không được đào thải chúng sẽ tích tụ trong máu rồi kích thích hoặc bài tiết qua da nên gây nên trạng thái ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì ngứa ngáy sẽ diễn biến nặng hơn bằng tình trạng nổi mẩn, phát ban.
Thận suy yếu là một trong các bệnh gây ngứa da mà nhiều người mắc phải
3. Bệnh cột sống
Trong các bệnh gây ngứa da thì bệnh lý về cột sống khiến nhiều người bất ngờ nhất. Tuy nhiên, ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là ở vùng lưng, giữa lưng thì đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng cột sống của bạn đang gặp vấn đề.
Nguyên nhân có thể là do các dây thần kinh trong hoặc xung quanh tủy sống bị tổn thương, chấn thương, viêm hoặc chèn ép xảy ra khi bạn ngồi hoặc di chuyển nên gây ra hiện tượng ngứa ngáy. Triệu chứng ngứa râm ran này sẽ ngày càng lan rộng đến cổ, tay, chân nếu như không được điều trị kịp thời và nhanh chóng.
4. Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một chứng bệnh liên quan đến sự nhạy cảm, không dung nạp thành phần Gluten (một loại protein có trong lúa mạch, bột mì,..). Celiac là căn bệnh không chữa được, thậm chí có thể dẫn đến tử vong cho nên người mắc bệnh cần hạn chế hoàn toàn những thức ăn chứa gluten.
Và đây cũng là một trong các căn bệnh gây ngứa da. Cụ thể, tình trạng ngứa ngáy, nổi phồng mụn nước, mề đay ở khuỷu tay, đầu gối, mông,…do dị ứng gluten được gọi là Dermatitis herpetiformis. Những cơn ngứa ngáy Dermatitis herpetiformis bùng phát rất dữ dội và chỉ dừng lại khi bạn ngừng ăn thực phẩm chứa gluten và được chữa trị với bác sĩ chuyên khoa.
5. Bệnh tiểu đường
Trong các bệnh gây ngứa da thì tiểu đường có nhiều nguyên nhân nhất. Cụ thể, có 5 nguyên nhân gây ngứa da ở người bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Sự ứ đọng ure, bilirubin do chứng suy thận, xơ gan.
- Nhiễm khuẩn do lượng đường trong máu cao nên dễ bị nhiễm da gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Tương tự, người bị tiểu đường cũng dễ ngứa ngáy da, mẩn đỏ, phồng rộp li ti ở khóe miệng, kẽ tay và chân do bị nhiễm nấm Candida albicans.
- Dị ứng thuốc trong quá trình điều trị có thể khiến ngứa da, nổi mẩn, phát ban.
- Tổn thương mạch máu do lượng đường trong máu cao khiến da bị khô, ngứa ngáy và xuất hiện những vết mẩn đỏ.
Tiểu đường là một trong các bệnh gây ngứa da phổ biến
6. Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp không chỉ là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ trên 35 tuổi mà còn là một trong các bệnh gây ngứa da. Tuyến giáp ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của cơ thể, cụ thể là sản xuất hormone tuyến giáp, quy định sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim. Khi hormone tuyến giáp hoạt động quá mạnh hay thiếu hụt thì đều gây ra những nguy hại cho cơ thể.
Một trong những biểu hiện để báo động cho bạn về chứng bệnh tuyến giáp này chính là da khô và ngứa ngáy. Bởi sự thay đổi sự trao đổi chất ảnh hưởng lớn đến kết cấu của da. Nếu như hormone tuyến giáp thiếu hụt sẽ làm cho quá trình trao đổi chất chậm lại, mồ hôi tiết ra giảm đi và da không đủ độ ẩm dẫn đến da bị khô, dễ ngứa ngáy.
7. U lympho tế bào T
Ung thư bắt nguồn từ tế bào lympho – một tế bào màu trắng thuộc hệ miễn dịch, đây là một loại ung thư máu phổ biến, thường được gọi là U lympho. Ung thư máu này gồm nhiều nhóm, trong đó ngứa da là biểu hiện của u lympho tế bào T (thuộc ung thư hạch không Hodgkin).
U lympho tế bào T có hai loại chính là Mycosis fungoides và hội chứng Sézary (dạng tiến triển của Mycosis fungoides gây lây lan đến hạch bạch huyết và cơ quan nội tạng). Biểu hiện của hai loại này có vài phần khác nhau nhưng đều gây ra ngứa da.
- Mycosis fungoides có dấu hiệu là những mảng da dày hoặc phẳng, có vảy, có thể xuất hiện các khối u phát triển thành vết loét và ngứa da.
- Hội chứng Sézary gây phát ban, ngứa ở phần lớn cơ thể, thậm chí ngứa ở cả mí mắt cùng biểu hiện phù nề, hạch bạch huyết sưng to, thay đổi tóc và móng tay.
Xem thêm bài viết:
- Cách trị bệnh ngứa ngoài da hiệu quả tức thì [tự nhiên và thuốc]
- Bệnh ngứa da toàn thân: Nguyên nhân & cách điều trị
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524