Da liễu –
Thưa bác sĩ, gần đây trên vùng da tay của cháu xuất hiện biểu hiện rất giống triệu chứng bệnh eczema nhưng không chắc lắm. Cụ thể, da cháu xuất hiện từng mảng ban đỏ, mụn nước, rất ngứa nhưng cháu cố gắng không gãi. Vài ngày thì mụn xẹp lại hoặc vỡ ra thành nước mày vàng, sau đó khô thành từng mảng. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị bệnh eczema hay không? Bác sĩ có thể cung cấp cho cháu thêm một số hình ảnh nhận biết bệnh được không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn.
Eczema có những triệu chứng nào?
Bạn Minh Anh thân mến!
Dựa trên những triệu chứng mà bạn mô tả thì rất có thể bạn đang mắc bệnh Eczema (hay còn gọi là bệnh chàm). Eczema hay còn gọi là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do tác nhân ngoại sinh và nội sinh. Triệu chứng dễ bắt gặp nhất là da nổi nhiều mụn nước gây ngứa, khô, nứt nẻ, gãi mạnh có thể gây chảy máu.
Tư vấn từ bác sĩ Lê Hữu Doanh- Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
Bệnh Eczema gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh nhưng không lây truyền cho người khác. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tất cả các thể chàm đều xếp vào nhóm viêm da cơ địa, tuy nhiên, không phải bị viêm da cơ địa có nghĩa là mắc chàm.
Bệnh Eczema tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến nhiều người ‘sống dở chết dở” do ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình. Không những thế, khi mụn bị vỡ, dịch chảy ra trên da y hệt mồm con đỉa. Vì thế dân gian còn gọi là chàm tổ đỉa. Chính vì vậy, mặc dù bệnh không lây nhiễm nhưng những người bệnh Eczema không tránh khỏi ánh nhìn tò mò, khó chịu của người xung quanh, từ đó dẫn đến tâm lý tự ti, mặc cảm.
Giống như Vảy nến, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Eczema. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, trong nhiều trường hợp rất khó nhận đoán được. Tuy nhiên, giới nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố liên hệ mật thiết đến nguyên nhân gây bệnh:
I. Triệu chứng của bệnh Eczema
Nắm rõ một số triệu chứng lâm sàn của bệnh Eczema và các giai đoạn phát triển bệnh sẽ giúp bạn tránh hoang mang, bối rối và có được cách đối phó phù hợp.
1. Dấu hiệu chung của bệnh Eczema
Bệnh Eczema xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể như: mặt, da đầu, trán, bàn tay, âm hộ… Một số triệu chứng lâm sàn của bệnh thường gặp trên da như:
# Da xuất hiện mảng hồng ban
Dấu hiệu đầu tiên để nhận diện bệnh Eczema là da xuất hiện hồng ban. Da ửng đỏ theo từng mảng đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, da có thể nổi một số hạt mụn li ti nhưng không đáng kể. Triệu chứng bệnh Eczema này khá giống với triệu chứng dị ứng thông thường nên nhiều người bỏ qua.
Da ửng đỏ theo từng mảng đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
# Mụn nước nổi thành đám
Khi da bị tổn thương, lớp thượng bì của da sẽ hình thành những túi dịch nhỏ gọi là mụn nước. Mụn nước có thể xuất hiện ít hoặc dày đặc tùy vào tình trạng bệnh. Mụn nước nằm dưới lớp thượng bì của da. Khi bị vỡ, chúng sẽ để lại những vết loét và tổn thương trên da khiến người bệnh chịu không ít đau đớn.
Mụn nước khi bị vỡ, sẽ để lại những vết loét và tổn thương khiến người bệnh chịu không ít đau đớn
Thông thường, khu vực bàn chân, bàn tay là nơi xuất hiện mụn nước nhiều nhất trên cơ thể. Nếu mắc eczema tại những khu vực này, tỉ lệ lây lan sang vùng da khác là rất cao. Chính vì thế, người bệnh cần có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh ảnh hưởng đến vùng da khác trên cơ thể.
# Ngứa da nhiều
Thông thường, ngứa da do bệnh eczema thường là ngứa nhẹ, ngứa vừa phải, người bệnh có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể tồi tệ hơn nhiều. Người bệnh phải cào, gãi mạnh khiến da trầy xước, rướm máu.
Cảm giác ngứa xuất hiện nhiều trong giai đoạn khởi phát bệnh eczema hoặc ở giai đoạn da non
Cảm giác ngứa xuất hiện nhiều trong giai đoạn khởi phát bệnh eczema hoặc ở giai đoạn da non. Theo bác sĩ Hữu Doanh, khi da bị viêm hay kích ứng, các dưỡng bào dưới da sẽ nhanh chóng tiết một chất có tên histamine. Đây chính là thủ phạm gây nên cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ quanh da.
# Da khô, đóng vảy và bong tróc
Tại những vùng da bị tổn thương do mụn nước bong ra, hoặc xẹp đi, da sẽ khô lại và đóng thành lớp vảy sừng màu trắng, thô ráp, gồ ghề. Sau khi da non trồi lên, lớp vảy này tự động bong tróc. Tuy nhiên, trong lúc mới lên da non, nhiều bệnh nhân ngứa không chịu nổi, nên thường xuyên gãi khiến cho da bị tổn thương trầm trọng hơn. Vòng tuần hoàn lặp lại, vùng da vừa bong tróc lại tiếp tục mọc lên lớp vảy sừng và cứng hơn rất mất thẩm mỹ.
Sau khi da non trồi lên, lớp vảy này tự động bong tróc
Triệu chứng trên có khuynh hướng trầm trọng hơn vào những ngày nóng bức hoặc những ngày trời trở lạnh vì lúc này, cơ thể bị thiếu nước, da không được cấp đủ nước sẽ trở nên khô cứng và bong tróc ngày càng dữ dội hơn.
# Bệnh tái đi tái lại nhiều lần
Khi có biểu hiện eczema này có nghĩa là tình trạng bệnh của bạn ở mức báo động. Nó xảy ra khi mụn nước trên cơ thể vỡ ra. Vi khuẩn, vi trùng theo con đường này tấn công vào cơ thể khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị bệnh eczema dứt điểm.
Tuy nhiên, không phải các triệu chứng bệnh Eczema trên đều xảy ra cùng một lúc trên da người bệnh. Tùy theo giai đoạn phát triển mà bệnh có những biểu hiện cụ thể kèm thêm một số dấu hiệu phụ. Người bệnh cần tìm hiểu thêm để đánh giá tình trạng bệnh của mình đang ở mức độ nào.
2. Triệu chứng và hình ảnh nhận biết bệnh eczema qua 4 giai đoạn
Eczema là bệnh phát triển theo từng đợt. Vì vậy, ở giai đoạn khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện trên da không giống nhau. Dưới đây là mô tả các giai đoạn và triệu chứng bệnh Eczema, giúp bạn đọc dễ nhận biết:
# Eczema giai đoạn hồng ban
Ở giai đoạn này, da xuất hiện những mảng ửng hồng, hơi nề, côm, không phân định rõ ranh giới. Trên nền đỏ xung huyết nếu nhìn kĩ sẽ thấy những sẩn tròn nhỏ li ti như hạt kê (thực chất đây là những mụn nước đang đùn, sắp trồi lên). Khi mới khởi phát, những vết hồng ban này tập trung nhiều ở khu vực bàn chân và bàn tay. Theo đó, người bệnh bắt đầu cảm thấy ngứa.
Khi mới khởi phát, những vết hồng ban này tập trung nhiều ở khu vực bàn chân và bàn tay
# Eczema giai đoạn mụn nước
Giai đoạn mụn nước còn được gọi là giai đoạn chảy nước. Lúc này, trên da xuất hiện nhiều mụn nước, có thể mụn nước phân bố rải rác hoặc mọc thành một mụn lớn nổi rõ trên bề mặt da. Mụn nước eczema có những đặc tính sau:
Vẩy tiết và dịch mủ khiến cho da có nguy cơ bội nhiễm nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách
Sau khi mụn nước vỡ ra, dịch nhầy trên da bắt đầu khô lại. Lớp vảy này sẽ bong ra để lộ lớp da non mỏng, nhẵn mới hình thành. Thông thường, giai đoạn ngày kéo dài từ 1 – 3 ngày.
Giai đoạn đóng vảy, lên da non kéo dài từ 1 – 3 ngày
# Giai đoạn liken hoá, hằn cổ trâu
Giai đoạn liken hóa hay còn được gọi dân dã là hằn cổ trâu. Do bệnh tình kéo dài hoặc do bệnh tái đ phát lại nhiều lần khiến cho vùng da trở nên thô ráp, xù xì. Dùng tay sờ vào bề mặt da sẽ thấy xuất hiện cảm giác thô ráp, cứng, cộm, có vết hằn tương tự trong bệnh liken.
Giai đoạn liken hóa hay còn được gọi dân dã là hằn cổ trâu.
Trong quá trình phát bệnh trên, giai đoạn đỏ da, mụn nước được gọi là eczema cấp tính, giai đoạn đóng vảy, lên da non được gọi là eczema bán cấp tính. Còn giai đoạn liken hóa, hằn cổ trâu được gọi là eczema mạn tính. Các giai đoạn trên là tiến trình của một eczema. Tuy nhiên, trên thực tế, các giai đoạn không phân chia rõ rệt như vậy mà có sự xen kẻ, lồng ghép vào nhau. Chẳng hạn, khi một đám mụn nước này đang chảy dịch thì tại những chỗ khác đã lên da non. Chỉ có ngứa là triệu chứng “bất di bất dịch”, giai đoạn nào cũng xuất hiện cảm giác này. Cũng vì vậy mà người ta gọi bệnh eczema là bệnh da ngứa điển hình.
3. Nhận biết bệnh eczema theo các thể lâm sàng
Bệnh Eczema gồm nhiều thể bệnh. Mỗi thể có một đặc trưng riêng. Dưới đây là 4 thể tiêu biểu nhất của Eczema cũng như đặc điểm từng thể bệnh:
# Bệnh eczema tiếp xúc:
Eczema tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với yếu tố gây dị ứng như khói, bụi, phấn hoa, chất tẩy rửa… Triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng nghiêm trọng như: da đỏ sung huyết, phù nề, mụn nước, chảy dịch. Khi ngưng tiếp xúc với tác nhân trên, bệnh có biểu hiện thuyên giảm, nhưng khi tiếp xúc lại thì bệnh tái phát. Để xác định Eczema tiếp xúc, bạn sẽ được bác sĩ test phản ứng da với những yếu tố gây dị ứng.
Eczema tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với yếu tố gây dị ứng như khói, bụi, phấn hoa, chất tẩy rửa…
# Bệnh eczema thể địa:
Biểu hiện lâm sàn của eczema cơ địa là da xuất hiện mảng hồng ban, ngứa, nhiều mụn, chảy mũ, nhiễm trùng thứ phát. Bệnh thường bắt gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, trẻ em, và thanh thiếu niên. Các biểu hiện lâm sàn theo lứa tuổi có sự khác biệt như sau:
Eczema thể địa thường bắt gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, trẻ em, và thanh thiếu niên
# Bệnh eczema thể đồng tiền
Eczema thể đồng tiền có hình dạng đồng xu hoặc có hình oval. Ban đầu, bệnh chỉ hình thành một vài đám đỏ trên da, có mụn nước, hơi sưng và sần lên. Sau đó, xuất hiện vảy, liken hóa, vùng thương tổn có giới hạn rất rõ ràng. Bệnh xuất hiện tại vị trí mu bàn tay, khuỷu chân, khuỷu tay.
czema thể đồng tiền có hình dạng đồng xu hoặc có hình oval.
Thể eczema này thường gặp ở người đàn ông trung niên. Vào những ngày tiết trời khô, bệnh phát triển mạnh. Nguyên dân gây bệnh chủ yêu slaf do bạn bị dị ứng với ổ nhiễm khuẩn trú trong cơ thể.
# Bệnh eczema da dầu
Bệnh có thể gặp cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy vậy tỉ lệ người lớn mắc bệnh eczema da dầu vẫn cao hơn. Vị trí thương tổn thường bắt gặp là đầu, ở mặt thường bị ở lông mày, giữ mũi, mắt, nếp mũi má, có lúc ở thân mình, nhất là tại những vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như bẹn, rãnh dưới của vú, nách với các triệu chứng điển hình vẩy, vẩy mỡ, đỏ da. Các dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với chốc da đầu, nấm mặt, vẩy nến…
Tỉ lệ người lớn mắc bệnh eczema da dầu vẫn cao hơn so với trẻ em.
III. Lời khuyên của chuyên gia khi bị bệnh Eczema
Hiện nay, việc điều trị bệnh eczema còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng do bệnh, các bạn nên xây dựng cho mình lối sống và cách ăn uống, sinh hoạt điều độ để phòng cũng như tránh bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
– Giữ ẩm
Khi da không đủ độ ẩm, tình trạng ngứa sẽ càng gay gắt hơn. Do đó, bạn cần bổ sung độ ẩm cho da bằng một số cách sau:
Một số lưu ý khi bị Eczema
– Tránh các nguồn gây ngứa
Bệnh eczema có tính chu kì. Nó sẽ phát bệnh một thời gian và biến mất khi bạn điều trị, sau đó lại bùng phát trở lại. Nếu có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh bùng phát, bạn có thể ngăn chặn bệnh trước khi nó bắt đầu. Nguyên nhân bao gồm:
Khi bị ngứa do eczema, mẹ bạn hẳn đã khuyên, thậm chí rầy la bạn khi bạn lên tục gãi vào vùng da bị tổn thương. Điều này đúng vì càng gãi, da càng ngứa hơn, các mụn nước bong tróc khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. Theo thời gian, phần da bị gãi thường xuyên sẽ trở nên dày, thô cứng. Do vậy, dù có quá ngứa, hãy cố kiềm chế hoặc tìm một công việc khác làm để tạm quên đi ngứa ngáy.
– Lời khuyên khác
Nếu bạn đã chăm sóc da tốt, kĩ lưỡng nhưng không mang lại kết quả, bạn nên dùng các biện pháp điều trị mạnh hơn. Chắc chắn ai cũng sẽ phải thử qua một vài phương pháp trước khi tìm được phương pháp hữu ích nhất. Dù vậy, bạn nên phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Trên đây là một số triệu chứng bệnh eczema thường gặp, các giai đoạn phát triển và các thể bệnh eczema. Khi phát hiện tình trạng trên, bạn nên đến bệnh viện da liễu hoặc bệnh viên có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ tư vấn và điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Thông tin hữu ích khác:
Thưa bác sĩ, gần đây trên vùng da tay của cháu xuất hiện biểu hiện rất giống triệu chứng bệnh eczema nhưng không chắc lắm. Cụ thể, da cháu xuất hiện từng mảng ban đỏ, mụn nước, rất ngứa nhưng cháu cố gắng không gãi. Vài ngày thì mụn xẹp lại hoặc vỡ ra thành nước mày vàng, sau đó khô thành từng mảng. Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị bệnh eczema hay không? Bác sĩ có thể cung cấp cho cháu thêm một số hình ảnh nhận biết bệnh được không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn.
(Minh Anh, 23 tuổi, TP HCM)
Eczema có những triệu chứng nào?
[Tư vấn từ bác sĩ Lê Hữu Doanh- Bệnh viện Da Liễu Trung Ương]Bạn Minh Anh thân mến!
Dựa trên những triệu chứng mà bạn mô tả thì rất có thể bạn đang mắc bệnh Eczema (hay còn gọi là bệnh chàm). Eczema hay còn gọi là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do tác nhân ngoại sinh và nội sinh. Triệu chứng dễ bắt gặp nhất là da nổi nhiều mụn nước gây ngứa, khô, nứt nẻ, gãi mạnh có thể gây chảy máu.
Tư vấn từ bác sĩ Lê Hữu Doanh- Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
Bệnh Eczema gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh nhưng không lây truyền cho người khác. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tất cả các thể chàm đều xếp vào nhóm viêm da cơ địa, tuy nhiên, không phải bị viêm da cơ địa có nghĩa là mắc chàm.
Bệnh Eczema tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến nhiều người ‘sống dở chết dở” do ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình. Không những thế, khi mụn bị vỡ, dịch chảy ra trên da y hệt mồm con đỉa. Vì thế dân gian còn gọi là chàm tổ đỉa. Chính vì vậy, mặc dù bệnh không lây nhiễm nhưng những người bệnh Eczema không tránh khỏi ánh nhìn tò mò, khó chịu của người xung quanh, từ đó dẫn đến tâm lý tự ti, mặc cảm.
Giống như Vảy nến, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Eczema. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, trong nhiều trường hợp rất khó nhận đoán được. Tuy nhiên, giới nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố liên hệ mật thiết đến nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân ngoại giới
- Nguyên nhân nội giới
I. Triệu chứng của bệnh Eczema
Nắm rõ một số triệu chứng lâm sàn của bệnh Eczema và các giai đoạn phát triển bệnh sẽ giúp bạn tránh hoang mang, bối rối và có được cách đối phó phù hợp.
1. Dấu hiệu chung của bệnh Eczema
Bệnh Eczema xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể như: mặt, da đầu, trán, bàn tay, âm hộ… Một số triệu chứng lâm sàn của bệnh thường gặp trên da như:
# Da xuất hiện mảng hồng ban
Dấu hiệu đầu tiên để nhận diện bệnh Eczema là da xuất hiện hồng ban. Da ửng đỏ theo từng mảng đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, da có thể nổi một số hạt mụn li ti nhưng không đáng kể. Triệu chứng bệnh Eczema này khá giống với triệu chứng dị ứng thông thường nên nhiều người bỏ qua.
Da ửng đỏ theo từng mảng đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
# Mụn nước nổi thành đám
Khi da bị tổn thương, lớp thượng bì của da sẽ hình thành những túi dịch nhỏ gọi là mụn nước. Mụn nước có thể xuất hiện ít hoặc dày đặc tùy vào tình trạng bệnh. Mụn nước nằm dưới lớp thượng bì của da. Khi bị vỡ, chúng sẽ để lại những vết loét và tổn thương trên da khiến người bệnh chịu không ít đau đớn.
Mụn nước khi bị vỡ, sẽ để lại những vết loét và tổn thương khiến người bệnh chịu không ít đau đớn
Thông thường, khu vực bàn chân, bàn tay là nơi xuất hiện mụn nước nhiều nhất trên cơ thể. Nếu mắc eczema tại những khu vực này, tỉ lệ lây lan sang vùng da khác là rất cao. Chính vì thế, người bệnh cần có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh ảnh hưởng đến vùng da khác trên cơ thể.
# Ngứa da nhiều
Thông thường, ngứa da do bệnh eczema thường là ngứa nhẹ, ngứa vừa phải, người bệnh có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể tồi tệ hơn nhiều. Người bệnh phải cào, gãi mạnh khiến da trầy xước, rướm máu.
Cảm giác ngứa xuất hiện nhiều trong giai đoạn khởi phát bệnh eczema hoặc ở giai đoạn da non
Cảm giác ngứa xuất hiện nhiều trong giai đoạn khởi phát bệnh eczema hoặc ở giai đoạn da non. Theo bác sĩ Hữu Doanh, khi da bị viêm hay kích ứng, các dưỡng bào dưới da sẽ nhanh chóng tiết một chất có tên histamine. Đây chính là thủ phạm gây nên cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ quanh da.
# Da khô, đóng vảy và bong tróc
Tại những vùng da bị tổn thương do mụn nước bong ra, hoặc xẹp đi, da sẽ khô lại và đóng thành lớp vảy sừng màu trắng, thô ráp, gồ ghề. Sau khi da non trồi lên, lớp vảy này tự động bong tróc. Tuy nhiên, trong lúc mới lên da non, nhiều bệnh nhân ngứa không chịu nổi, nên thường xuyên gãi khiến cho da bị tổn thương trầm trọng hơn. Vòng tuần hoàn lặp lại, vùng da vừa bong tróc lại tiếp tục mọc lên lớp vảy sừng và cứng hơn rất mất thẩm mỹ.
Sau khi da non trồi lên, lớp vảy này tự động bong tróc
Triệu chứng trên có khuynh hướng trầm trọng hơn vào những ngày nóng bức hoặc những ngày trời trở lạnh vì lúc này, cơ thể bị thiếu nước, da không được cấp đủ nước sẽ trở nên khô cứng và bong tróc ngày càng dữ dội hơn.
# Bệnh tái đi tái lại nhiều lần
Khi có biểu hiện eczema này có nghĩa là tình trạng bệnh của bạn ở mức báo động. Nó xảy ra khi mụn nước trên cơ thể vỡ ra. Vi khuẩn, vi trùng theo con đường này tấn công vào cơ thể khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị bệnh eczema dứt điểm.
Tuy nhiên, không phải các triệu chứng bệnh Eczema trên đều xảy ra cùng một lúc trên da người bệnh. Tùy theo giai đoạn phát triển mà bệnh có những biểu hiện cụ thể kèm thêm một số dấu hiệu phụ. Người bệnh cần tìm hiểu thêm để đánh giá tình trạng bệnh của mình đang ở mức độ nào.
2. Triệu chứng và hình ảnh nhận biết bệnh eczema qua 4 giai đoạn
Eczema là bệnh phát triển theo từng đợt. Vì vậy, ở giai đoạn khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện trên da không giống nhau. Dưới đây là mô tả các giai đoạn và triệu chứng bệnh Eczema, giúp bạn đọc dễ nhận biết:
# Eczema giai đoạn hồng ban
Ở giai đoạn này, da xuất hiện những mảng ửng hồng, hơi nề, côm, không phân định rõ ranh giới. Trên nền đỏ xung huyết nếu nhìn kĩ sẽ thấy những sẩn tròn nhỏ li ti như hạt kê (thực chất đây là những mụn nước đang đùn, sắp trồi lên). Khi mới khởi phát, những vết hồng ban này tập trung nhiều ở khu vực bàn chân và bàn tay. Theo đó, người bệnh bắt đầu cảm thấy ngứa.
Khi mới khởi phát, những vết hồng ban này tập trung nhiều ở khu vực bàn chân và bàn tay
# Eczema giai đoạn mụn nước
Giai đoạn mụn nước còn được gọi là giai đoạn chảy nước. Lúc này, trên da xuất hiện nhiều mụn nước, có thể mụn nước phân bố rải rác hoặc mọc thành một mụn lớn nổi rõ trên bề mặt da. Mụn nước eczema có những đặc tính sau:
Vẩy tiết và dịch mủ khiến cho da có nguy cơ bội nhiễm nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách
- Mụn nhỏ như đầu kim, đầu tăm (khoảng 1-2mm).
- Mụn nông, tự vỡ hoặc do người bệnh ngứa quá gãi cho vỡ.
- Đùn từ dưới lên trên, hết lớp này đến lớp khác. Nếu không điều trị ngay, mụn nước sẽ phát triển to hơn. Nhiều mụn mới cũng hình thành và lây lan sang cả vùng da lành. Giai đoạn mụn nước thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
- Khi vỡ, mụn nước để lại điểm chợt nhỏ như kim châm gọi là giếng eczema. Nhiều điểm trợt nhỏ hợp thành mảng trợt đỏ, rỉ dịch. Vẩy tiết và dịch mủ khiến cho da có nguy cơ bội nhiễm nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.
Sau khi mụn nước vỡ ra, dịch nhầy trên da bắt đầu khô lại. Lớp vảy này sẽ bong ra để lộ lớp da non mỏng, nhẵn mới hình thành. Thông thường, giai đoạn ngày kéo dài từ 1 – 3 ngày.
Giai đoạn đóng vảy, lên da non kéo dài từ 1 – 3 ngày
# Giai đoạn liken hoá, hằn cổ trâu
Giai đoạn liken hóa hay còn được gọi dân dã là hằn cổ trâu. Do bệnh tình kéo dài hoặc do bệnh tái đ phát lại nhiều lần khiến cho vùng da trở nên thô ráp, xù xì. Dùng tay sờ vào bề mặt da sẽ thấy xuất hiện cảm giác thô ráp, cứng, cộm, có vết hằn tương tự trong bệnh liken.
Giai đoạn liken hóa hay còn được gọi dân dã là hằn cổ trâu.
Trong quá trình phát bệnh trên, giai đoạn đỏ da, mụn nước được gọi là eczema cấp tính, giai đoạn đóng vảy, lên da non được gọi là eczema bán cấp tính. Còn giai đoạn liken hóa, hằn cổ trâu được gọi là eczema mạn tính. Các giai đoạn trên là tiến trình của một eczema. Tuy nhiên, trên thực tế, các giai đoạn không phân chia rõ rệt như vậy mà có sự xen kẻ, lồng ghép vào nhau. Chẳng hạn, khi một đám mụn nước này đang chảy dịch thì tại những chỗ khác đã lên da non. Chỉ có ngứa là triệu chứng “bất di bất dịch”, giai đoạn nào cũng xuất hiện cảm giác này. Cũng vì vậy mà người ta gọi bệnh eczema là bệnh da ngứa điển hình.
3. Nhận biết bệnh eczema theo các thể lâm sàng
Bệnh Eczema gồm nhiều thể bệnh. Mỗi thể có một đặc trưng riêng. Dưới đây là 4 thể tiêu biểu nhất của Eczema cũng như đặc điểm từng thể bệnh:
# Bệnh eczema tiếp xúc:
Eczema tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với yếu tố gây dị ứng như khói, bụi, phấn hoa, chất tẩy rửa… Triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng nghiêm trọng như: da đỏ sung huyết, phù nề, mụn nước, chảy dịch. Khi ngưng tiếp xúc với tác nhân trên, bệnh có biểu hiện thuyên giảm, nhưng khi tiếp xúc lại thì bệnh tái phát. Để xác định Eczema tiếp xúc, bạn sẽ được bác sĩ test phản ứng da với những yếu tố gây dị ứng.
Eczema tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với yếu tố gây dị ứng như khói, bụi, phấn hoa, chất tẩy rửa…
# Bệnh eczema thể địa:
Biểu hiện lâm sàn của eczema cơ địa là da xuất hiện mảng hồng ban, ngứa, nhiều mụn, chảy mũ, nhiễm trùng thứ phát. Bệnh thường bắt gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, trẻ em, và thanh thiếu niên. Các biểu hiện lâm sàn theo lứa tuổi có sự khác biệt như sau:
Eczema thể địa thường bắt gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, trẻ em, và thanh thiếu niên
- Eczema thể địa tuổi sơ sinh và nhũ nhi, ấu thơ (trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi)
- Eczema thể địa trẻ em
- Eczema thể địa người trưởng thành
# Bệnh eczema thể đồng tiền
Eczema thể đồng tiền có hình dạng đồng xu hoặc có hình oval. Ban đầu, bệnh chỉ hình thành một vài đám đỏ trên da, có mụn nước, hơi sưng và sần lên. Sau đó, xuất hiện vảy, liken hóa, vùng thương tổn có giới hạn rất rõ ràng. Bệnh xuất hiện tại vị trí mu bàn tay, khuỷu chân, khuỷu tay.
czema thể đồng tiền có hình dạng đồng xu hoặc có hình oval.
Thể eczema này thường gặp ở người đàn ông trung niên. Vào những ngày tiết trời khô, bệnh phát triển mạnh. Nguyên dân gây bệnh chủ yêu slaf do bạn bị dị ứng với ổ nhiễm khuẩn trú trong cơ thể.
# Bệnh eczema da dầu
Bệnh có thể gặp cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy vậy tỉ lệ người lớn mắc bệnh eczema da dầu vẫn cao hơn. Vị trí thương tổn thường bắt gặp là đầu, ở mặt thường bị ở lông mày, giữ mũi, mắt, nếp mũi má, có lúc ở thân mình, nhất là tại những vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như bẹn, rãnh dưới của vú, nách với các triệu chứng điển hình vẩy, vẩy mỡ, đỏ da. Các dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với chốc da đầu, nấm mặt, vẩy nến…
Tỉ lệ người lớn mắc bệnh eczema da dầu vẫn cao hơn so với trẻ em.
III. Lời khuyên của chuyên gia khi bị bệnh Eczema
Hiện nay, việc điều trị bệnh eczema còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng do bệnh, các bạn nên xây dựng cho mình lối sống và cách ăn uống, sinh hoạt điều độ để phòng cũng như tránh bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
– Giữ ẩm
Khi da không đủ độ ẩm, tình trạng ngứa sẽ càng gay gắt hơn. Do đó, bạn cần bổ sung độ ẩm cho da bằng một số cách sau:
- Tắm đúng cách: Không tắm nước nóng, không dùng xà phòng có tính tẩy rửa có độ PH thấp. Để độ ẩm của da tốt nhất, bạn nên tắm khoảng 15-20 phút. Bạn có thể cho 1 gói yến mạch dạng keo vào trong nước để bệnh nhẹ hơn.
- Giữ ẩm: sau khi tắm xong bạn cần dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem giữ nước. Váng mỡ hoặc thuốc mỡ cũng có tác dụng giữ ẩm cho da rất công hiệu.
- Xin bác sĩ miếng vải giữ ẩm: Nếu tình trạng ngứa càng tồi tệ, hãy xin bác sĩ miếng giữ ẩm này. Sau khi dưỡng ẩm cho da, bạn dùng miếng vải này che phần da bị ngứa, để như vậy trong vài giờ để giảm ngứa khi bị eczema và giữ da ẩm.
- Tạo độ ẩm: Vào mùa đông, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để giảm khô da.
Một số lưu ý khi bị Eczema
– Tránh các nguồn gây ngứa
Bệnh eczema có tính chu kì. Nó sẽ phát bệnh một thời gian và biến mất khi bạn điều trị, sau đó lại bùng phát trở lại. Nếu có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh bùng phát, bạn có thể ngăn chặn bệnh trước khi nó bắt đầu. Nguyên nhân bao gồm:
- Đồ len: để hạn chế nhiễm trùng da do bệnh Eczema, bạn nên hạn chế mặc đồ len, các loại vải thô ráp, thay vào đó mặc quần áo cotton nhẹ hoặc lụa.
- Đồ dùng trong nhà: Tất cả những vật dụng từ dầu gội, kem chống nắng đều có thể gây ngứa. Do đó, hãy chú ý chọn mua những sản phẩm ít gây dị ứng, không chứa thuốc nhuộm, nước hoa, hoặc chất bảo quản.
- Hóa chất gia dụng: Chất tẩy rửa, dung môi có thể gây eczema. Do đó, hãy bảo vệ làn da của bạn bằng cách đeo găng tay trước khi tiếp xúc với hóa chất hoặc dùng các chất tẩy rửa tự nhiên để tránh gây kích ứng da.
- Mồ hôi: Thật khó để không đổ mồ hôi nhưng hãy cố gắng tắm rửa thật nhanh nến như bạn bị ra mồ hôi nhiều.
- Căng thẳng: Khi bị căng thể, hoạt đọng tự vệ của cơ thể suy giảm. Điều này cũng có thể tác động lên da của bạn. Do đó, hãy hạn chế stress bằng cách lạc quan và thư giãn nhiều hơn.
Khi bị ngứa do eczema, mẹ bạn hẳn đã khuyên, thậm chí rầy la bạn khi bạn lên tục gãi vào vùng da bị tổn thương. Điều này đúng vì càng gãi, da càng ngứa hơn, các mụn nước bong tróc khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. Theo thời gian, phần da bị gãi thường xuyên sẽ trở nên dày, thô cứng. Do vậy, dù có quá ngứa, hãy cố kiềm chế hoặc tìm một công việc khác làm để tạm quên đi ngứa ngáy.
– Lời khuyên khác
Nếu bạn đã chăm sóc da tốt, kĩ lưỡng nhưng không mang lại kết quả, bạn nên dùng các biện pháp điều trị mạnh hơn. Chắc chắn ai cũng sẽ phải thử qua một vài phương pháp trước khi tìm được phương pháp hữu ích nhất. Dù vậy, bạn nên phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Trên đây là một số triệu chứng bệnh eczema thường gặp, các giai đoạn phát triển và các thể bệnh eczema. Khi phát hiện tình trạng trên, bạn nên đến bệnh viện da liễu hoặc bệnh viên có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ tư vấn và điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Thiên Ân
Thông tin hữu ích khác:
- Trẻ bị eczema nhẹ có nên điều trị bằng kháng sinh
- 8 loại thực phẩm làm giảm chứng da khô do viêm da dị ứng (Eczema)
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513